Các yếu tố gây ra tình hình stres sở phụ nữ mang thai

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 42 - 43)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố gây nên tình trạng stress ở phụ nữ mang thai mức độ cao nhất là yếu tố gây ra stress do sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ, với điểm trung bình là cao nhất (X=1,85, SD = 0,72). Tiếp theo là yếu tố gây stress do lo lắng về thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất (X= 1,32, SD = 0,47). Yếu tố gây stress do lo lắng về việc xác định vai trò người mẹ cho điểm trung bình thấp nhất ( X= 1,09, SD = 0,67). Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả của nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015), sử dụng thang đo SPRS cho thấy yếu tố gây ra stress do sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ có điểm trung bình cao nhất ( X= 0,99, SD = 0,54), tiếp theo là yếu tố gây ra stress bởi những thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất (X= 0,77, SD = 0,70). Yếu tố gây ra stress do lo lo lắng về việc xác định vai trò của người mẹ là thấp nhất (X= 0,4, SD = 0,32) [15]. Nghiên cứu này cho thấy sức khỏe và sự an toàn của bà mẹ và đứa trẻ là mối quan tâm hàng đầu đối với phụ nữ mang thai rằng lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của mẹ và trẻ là một trong những yếu tố gây stress quan trọng nhất đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù mang thai và sinh nở là một quá trình sinh lý, hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra một số hậu quả bất lợi khi mang thai đe dọa sức khỏe bà mẹ - con như sinh non, thai chết lưu, băng huyết sau sinh. Cung cấp thông tin thích hợp và hỗ trợ xã hội có thể là một cách hiệu quả để giảm bớt sự lo lắng của họ về sức khỏe và sự an toàn của bà mẹ và trẻ em.

Cho dù việc mang thai có được lên kế hoạch hay không, một khi người mẹ đã quyết định tiến hành nó, họ đã chuẩn bị để bước vào vai trò làm cha mẹ. Do đó, stress về việc xác định vai trò của người mẹ đứng cuối cùng trong danh sách mối quan tâm. Trong nghiên cứu này, trong những yếu tố gây stress ở phụ nữ mang thai do lo lắng về việc xác định vai trò của ngƣời mẹ thì yếu tố lo lắng tương lai con trẻ là yếu tố gây stress cao nhất (X 1,46, SD = 0,89), yếu tố lo lắng sẽ gây gián đoạn công việc khi có con cũng có điểm trung bình cao (X = 1,01, SD = 0,85), yếu tố lo lắng người thân không chấp nhận đứa trẻ có điểm trung bình thấp nhất (X= 0,05, SD = 0,26). Nhưng theo nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) thì yếu tố khó khăn trong việc quyết định cách thức ăn cho trẻ gây ra stress cho phụ nữ mang thai ở nhiều nhất (X = 0,98, SD = 1,09) [15].

Trong các yếu tố gây stress cho phụ nữ mang thai do sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ thì yếu tố nỗi sợ về những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh khó/ mổ đẻ có điểm trung bình cao nhất (X= 1,85, SD = 0,99), yếu tố lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh và yếu tố lo lắng về sự an toàn của bản thân sản phụ trong quá trình sinh có điểm trung bình tương đối cao và bằng nhau. ( X= 1,73, SD = 0,93), yếu tố lo lắng về cân nặng của thai nhi có điểm trung bình thấp nhất (X=1,11, SD = 0,82). Tuy nhiên trong nghiên cứu của nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) thì yếu tố lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh có điểm trung bình cao nhất (X= 1,24, SD = 0,85), yếu tố lo lắng về đau đớn khi sinh/ mổ đẻ có điểm trung bình cũng tương đối cao (X = 1,21, SD = 0,89) [15].

Trong các yếu tố gây stress do lo lắng về thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất thì yếu tố lo lắng về thay đổi ngoại hình và yếu tố nhận thức về việc mất khả năng kiểm soát về tư thế vận động (đi, đứng, ngồi, nằm,..) cũng có điểm rung bình cao nhất và bằng nhau lần lượt X= 0,26 (SD = 0,58) và X= 0,26 (SD = 0,54). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) thì yếu tố lo lắng về thay đổi ngoại hình cũng có điểm trung bình cao nhất X= 0,88 (SD = 0,85) [15].

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w