Đánh giá tổng thể về tình hình stress và lo âu của thai phụ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 41 - 42)

Trong nghiên cứu này, khoảng điểm stress thực tế ở phụ nữ mang thai là từ 1 đến 64 điểm. Điểm trung bình stress của phụ nữ mang thai là 1,41 (SD =0,54), stress ở mức độ vừa, kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) cũng sử dụng thang đo SPRS cho điểm stress trung bình là 0,63 (SD = 0,38), mức độ stress ở mức độ thấp [15].

Trong nghiên cứu này, 100% phụ nữ mang thai đều nhận thấy các triệu chứng stress nhưng ở những mức độ khác nhau. Stress ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất 61 %. Tiếp theo là stress ở mức độ vừa 36,6 %. Mức độ stress cao chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,4 %. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Tang Xian và cộng sự (2019) trên 1204 phụ nữ mang thai ở Chongqing, Trung Quốc có 91,86% phụ nữ bị stress trong thời kì mang thai [43]. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với nghiên cứu được tiến hành ở Ả Rập Saudi (33,4%) [4], Ấn Độ (33,3%), Nepal (34,2%), Granha (28,6%), Mỹ (6%), Iran (5,5%) [13]. Tỷ lệ stress trong mang thai rất khác nhau có thể là do kích thước mẫu khác nhau, sự khác biệt về tập quán văn hóa và sự khác biêt về địa lý, điểm cắt xác định stress cũng khác nhau và thời gian đo stress ở các tuần thai khác nhau. Ở Việt Nam, dữ liệu về stress trong khi mang thai rất hạn chế và một vài nghiên cứu đã thực hiện trên cỡ mẫu tương đối nhỏ và sử dụng điểm cắt thấp hơn. Nhƣ nghiên cứu của Jane Fisher và cộng sự (2013) thực hiện tại Hà Nam trên 419 thai phụ, cho tỷ lệ rối loạn tâm thần là 10,7% [16] .Vì vậy, rất khó để so sánh tỷ lệ stress một cách khách quan ở phụ nữ mang thai giữa các nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w