Các yếu tố liên quan đến stres sở thai phụ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 38)

Bảng 3.9 Các yếu tố liên quan đến stress ở thai phụ tham gia nghiên cứu (N = 82) Tuổi ≤ 25 5 34,4 ± 17,05 F(2,79) = 2,72 26 - 35 67 27,8 ± 14,20 P > 0,05 ≥ 36 10 18,4 ± 9,75 Tôn giáo Không 51 27,4 ± 15,47 F(2,79) = 0,04 Phật giáo 21 26,7 ± 12,07 P > 0,05

Thiên chúa giáo 10 26,1 ± 12,84

Trình độ học vấn

Trung học cơ sở 2 19,0 ± 15,56 F(3,78) = 0,75 Trung học phổ thông 17 25,5 ± 15,99 P > 0,05

Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học 61 28,1 ± 12,87 Sau đại học 2 16,5 ± 6,36 Người ở cùng Bố mẹ chồng 19 33,1 ± 14,16 F(2,79) =5,18 Bố mẹ ruột 7 14,0 ± 14,71 P < 0,01 Nhà riêng 56 26,6 ± 13,19 Lần mang thai thứ Lần đầu 28 34,9 ± 13,57 F(2,79) = 2,39 Lần 2 36 23,4 ± 12,75 P < 0,01 Lần 3 16 21,5 ± 13,79

Lần 4 2 26,0 ± 12,72

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tình trạng stress giữa các nhóm thai phụ ở cùng bố mẹ chồng, bố mẹ ruột hay ở riêng (F (2,79) = 5,18, P < 0,01) và lần mang thai hiện tại (F (2,79) = 2,39, P < 0,01).

Trong đó nhóm phụ nữ mang thai ở cùng với bố mẹ chồng thì có tỷ lệ bị stress cao nhất với điểm trung bình là 33,1 (SD =14,16), nhóm phụ nữ mang thai ở nhà riêng có tỷ lệ bị stress cao thứ 2 với điểm trung bình là 26,6 (SD =13,19) và cuối cùng là nhóm ở với bố mẹ ruột có tỷ lệ bị stress thấp nhất với điểm trung bình 14 (SD = 14,71).

Nhóm phụ nữ mang thai lần đầu có điểm số về stress cao nhất với điểm trung bình 34,93 (SD = 13,57), xếp hạng thứ hai là nhóm phụ nữ mang thai lần thứ 4 với điểm trung bình là 26,0 (SD = 12,72), nhóm phụ nữ mang thai lần 2 có tỷ lệ stress cao thứ 3 với điểm trung bình 23,4 (SD =12,75) và cuối cùng là nhóm phụ nữ mang thai lần 3 có tỷ lệ bị stress thấp nhất với điểm trung bình 21,5 (SD =13,79).

Nhìn chung điểm số stress ở phụ nữ mang thai có độ tuổi dưới 25 tuổi ( X = 34,4, SD = 17,05) cao hơn 2 độ tuổi còn lại. Phụ nữ theo tôn giáo hay không tôn giáo có tỷ lệ stress xấp xỉ nhau với lần lượt là ( X = 26,7, SD = 12,07) và ( X =27,4, SD = 15,47). Nhóm phụ nữ mang thai có trình độ học vấn là Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học có tỷ lệ stress cao nhất ( X = 28,1, SD = 12,87),nhóm phụ nữ có trình độ học vấn sau đại học ( X = 16,5, SD = 6,36). Tuy nhiên sự khác nhau giữa các nhóm trên không có ý nghĩa thống kê với P > 0.05.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện trên 82 thai phụ, khám thai tại khoa Phụ sản trung tâm Y tế quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng và tỷ lệ trả lời là 100%.

Đa số thai phụ tham gia nghiên cứu này thuộc nhóm tuổi từ 26 tuổi đến 34 tuổi chiếm 82%. Tiếp theo là nhóm >=35 tuổi với 12%, thấp nhất là nhóm <=25 tuổi (6%). Theo một số nghiên cứu độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi là độ tuổi lý tưởng để mang thai. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Engidaw và các cộng sự (2017) trên 396 thai phụ thì có đến 52,5% phụ nữ ở nhóm tuổi dưới 24 mang thai. Tuổi trung bình của những người được hỏi là 25 (SD = 5,44) tuổi [13].

Tất cả phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu đều là dân tộc Kinh chiếm 100%. Phần lớn phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu không theo tôn giáo nào chiếm 62,2%, còn lại có 25,6% phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo Phật giáo và 12,2 % phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo Thiên Chúa giáo.

Tuy nhiên tùy vào từng khu vực thì có các tôn giáo khác nhau. Theo nghiên cứu của Engidaw và các cộng sự (2017) có 57% phụ nữ theo đạo Hồi và 37,3% phụ nữ theo Cơ đốc giáo [13].

Về trình độ học vấn từ Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 74,4%, trong khi đó trong nghiên cứu của A. Boakye-Yiadom và các cộng sự trên 396 phụ nữ mang thai ở những bệnh viên vùng Bale, Nam Ethopia có 43,5 % dân số được nghiên cứu mù chữ, 24% đạt trình độ học vấn cơ bản, 21,4% đạt trình độ trung học cơ sở và chỉ có 11% đạt trình độ đại học [23].

Nghề nghiệp của phụ nữ mang thai tham gia cứu chủ yếu là kinh doanh buôn bán chiếm 45,1%, công nhân viên chức, công nhân, nội trợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 28%, 14,6% và 12,2%, kết quả này khả quan hơn với kết quả của nghiên cứu của A. Boakye-Yiadom và các cộng sự (2015) thì hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao 57,8% [23].

Hầu hết phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu ở nhà riêng chiếm tỷ lệ cao hơn 79,3%, còn lại ở nhà trọ chiếm 20,7%. Hơn 2/3 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu ở riêng chiểm 68,3%, còn lại ở với bố mẹ chồng chiếm 23,2%, ở với bố mẹ để chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,5%. Hơn một nửa phụ nữ mang thai tham gia

nghiên cưú cho biết tình hình tài chính là đủ chiếm 57,3%, còn lại có 41,5% trong số họ cảm thấy tình hình tài chính gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu và 1,2% cho thấy tình hình tài chính không đủ.

Số phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu có tuổi thai ở ba tháng cuối của thai kì chiếm số tỷ lệ cao nhất với 61%. Theo sau là những thai phụ đang trong thời kỳ ba tháng giữa với 30,5% và chỉ có 8,5% phụ nữ đang mang thai ở ba tháng đầu. Trong nghiên cứu của Qingzhi Hou và các cộng sự (2018) phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu đang ở ba tháng cuối của thai kì chiếm tỷ lệ cao nhất 71,3% [21].

4.2 Tình hình stress của thai phụ

4.2.1 Đánh giá tổng thể về tình hình stress và lo âu của thai phụ

Trong nghiên cứu này, khoảng điểm stress thực tế ở phụ nữ mang thai là từ 1 đến 64 điểm. Điểm trung bình stress của phụ nữ mang thai là 1,41 (SD =0,54), stress ở mức độ vừa, kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) cũng sử dụng thang đo SPRS cho điểm stress trung bình là 0,63 (SD = 0,38), mức độ stress ở mức độ thấp [15].

Trong nghiên cứu này, 100% phụ nữ mang thai đều nhận thấy các triệu chứng stress nhưng ở những mức độ khác nhau. Stress ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất 61 %. Tiếp theo là stress ở mức độ vừa 36,6 %. Mức độ stress cao chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,4 %. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Tang Xian và cộng sự (2019) trên 1204 phụ nữ mang thai ở Chongqing, Trung Quốc có 91,86% phụ nữ bị stress trong thời kì mang thai [43]. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với nghiên cứu được tiến hành ở Ả Rập Saudi (33,4%) [4], Ấn Độ (33,3%), Nepal (34,2%), Granha (28,6%), Mỹ (6%), Iran (5,5%) [13]. Tỷ lệ stress trong mang thai rất khác nhau có thể là do kích thước mẫu khác nhau, sự khác biệt về tập quán văn hóa và sự khác biêt về địa lý, điểm cắt xác định stress cũng khác nhau và thời gian đo stress ở các tuần thai khác nhau. Ở Việt Nam, dữ liệu về stress trong khi mang thai rất hạn chế và một vài nghiên cứu đã thực hiện trên cỡ mẫu tương đối nhỏ và sử dụng điểm cắt thấp hơn. Nhƣ nghiên cứu của Jane Fisher và cộng sự (2013) thực hiện tại Hà Nam trên 419 thai phụ, cho tỷ lệ rối loạn tâm thần là 10,7% [16] .Vì vậy, rất khó để so sánh tỷ lệ stress một cách khách quan ở phụ nữ mang thai giữa các nghiên cứu này.

4.2.2 Các yếu tố gây ra tình hình stress ở phụ nữ mang thai

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố gây nên tình trạng stress ở phụ nữ mang thai mức độ cao nhất là yếu tố gây ra stress do sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ, với điểm trung bình là cao nhất (X=1,85, SD = 0,72). Tiếp theo là yếu tố gây stress do lo lắng về thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất (X= 1,32, SD = 0,47). Yếu tố gây stress do lo lắng về việc xác định vai trò người mẹ cho điểm trung bình thấp nhất ( X= 1,09, SD = 0,67). Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả của nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015), sử dụng thang đo SPRS cho thấy yếu tố gây ra stress do sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ có điểm trung bình cao nhất ( X= 0,99, SD = 0,54), tiếp theo là yếu tố gây ra stress bởi những thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất (X= 0,77, SD = 0,70). Yếu tố gây ra stress do lo lo lắng về việc xác định vai trò của người mẹ là thấp nhất (X= 0,4, SD = 0,32) [15]. Nghiên cứu này cho thấy sức khỏe và sự an toàn của bà mẹ và đứa trẻ là mối quan tâm hàng đầu đối với phụ nữ mang thai rằng lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của mẹ và trẻ là một trong những yếu tố gây stress quan trọng nhất đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù mang thai và sinh nở là một quá trình sinh lý, hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra một số hậu quả bất lợi khi mang thai đe dọa sức khỏe bà mẹ - con như sinh non, thai chết lưu, băng huyết sau sinh. Cung cấp thông tin thích hợp và hỗ trợ xã hội có thể là một cách hiệu quả để giảm bớt sự lo lắng của họ về sức khỏe và sự an toàn của bà mẹ và trẻ em.

Cho dù việc mang thai có được lên kế hoạch hay không, một khi người mẹ đã quyết định tiến hành nó, họ đã chuẩn bị để bước vào vai trò làm cha mẹ. Do đó, stress về việc xác định vai trò của người mẹ đứng cuối cùng trong danh sách mối quan tâm. Trong nghiên cứu này, trong những yếu tố gây stress ở phụ nữ mang thai do lo lắng về việc xác định vai trò của ngƣời mẹ thì yếu tố lo lắng tương lai con trẻ là yếu tố gây stress cao nhất (X 1,46, SD = 0,89), yếu tố lo lắng sẽ gây gián đoạn công việc khi có con cũng có điểm trung bình cao (X = 1,01, SD = 0,85), yếu tố lo lắng người thân không chấp nhận đứa trẻ có điểm trung bình thấp nhất (X= 0,05, SD = 0,26). Nhưng theo nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) thì yếu tố khó khăn trong việc quyết định cách thức ăn cho trẻ gây ra stress cho phụ nữ mang thai ở nhiều nhất (X = 0,98, SD = 1,09) [15].

Trong các yếu tố gây stress cho phụ nữ mang thai do sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ thì yếu tố nỗi sợ về những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh khó/ mổ đẻ có điểm trung bình cao nhất (X= 1,85, SD = 0,99), yếu tố lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh và yếu tố lo lắng về sự an toàn của bản thân sản phụ trong quá trình sinh có điểm trung bình tương đối cao và bằng nhau. ( X= 1,73, SD = 0,93), yếu tố lo lắng về cân nặng của thai nhi có điểm trung bình thấp nhất (X=1,11, SD = 0,82). Tuy nhiên trong nghiên cứu của nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) thì yếu tố lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh có điểm trung bình cao nhất (X= 1,24, SD = 0,85), yếu tố lo lắng về đau đớn khi sinh/ mổ đẻ có điểm trung bình cũng tương đối cao (X = 1,21, SD = 0,89) [15].

Trong các yếu tố gây stress do lo lắng về thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất thì yếu tố lo lắng về thay đổi ngoại hình và yếu tố nhận thức về việc mất khả năng kiểm soát về tư thế vận động (đi, đứng, ngồi, nằm,..) cũng có điểm rung bình cao nhất và bằng nhau lần lượt X= 0,26 (SD = 0,58) và X= 0,26 (SD = 0,54). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của nghiên cứu của Fen Zhou và cộng sự (2015) thì yếu tố lo lắng về thay đổi ngoại hình cũng có điểm trung bình cao nhất X= 0,88 (SD = 0,85) [15].

4.3 Các yếu tố liên quan đến stress ở phụ nữ mang thai

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tình trạng stress giữa các nhóm thai phụ ở cùng bố mẹ chồng, bố mẹ ruột hay ở riêng (F (2,79) = 5,18, P < 0,01). Trong đó nhóm phụ nữ mang thai ở cùng với bố mẹ chồng thì có tỷ lệ bị stress cao nhất (X= 33,1, SD = 14,16), nhóm phụ nữ mang thai ở nhà riêng có tỷ lệ bị stress cao thứ 2 (X= 26,6, SD = 13,19) và cuối cùng là nhóm ở với bố mẹ ruột có tỷ lệ bị stress thấp nhất (X = 14, SD = 14,71).

Nhóm phụ nữ mang thai lần đầu có điểm số về stress cao nhất (X = 34,93, SD = 13,57), xếp hang thứ hai là nhóm phụ nữ mang thai lần thứ 4 ( X= 26,0, SD = 12,72), nhóm phụ nữ mang thai lần 2 có tỷ lệ stress cao thứ 3 (X= 23,4, SD = 12,75) và cuối cùng là nhóm phụ nữ mang thai lần 3 có tỷ lệ bị stress thấp nhất (X= 21,5, SD = 13.,79). Theo Devkota R. và các cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai từ 2–5 lần mang thai có nguy cơ bị stress về nhận thức cao gấp 9 lần so với những ngƣời mang nhiều hơn 6 lần mang thai [13].

Mặc dù kết quả thống kê cho thấy không có sự khác nhau về tình trạng stress giữa các nhóm tuổi, tôn giáo hay trình độ học vấn, nhưng nhìn chung điểm số stress ở phụ nữ mang thai có độ tuổi dưới 25 tuổi ( X= 34,4, SD = 17,05)M cao hơn 2 độ tuổi còn lại. Phụ nữ theo tôn giáo hay không tôn giáo có tỷ lệ stress xấp xỉ nhau với lần lượt là ( X= 26,7, SD=12,07) và ( X= 27,4, SD = ,47).Nhóm phụ nữ mang thai có trình độ học vấn là Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học có tỷ lệ stress cao nhất ( X = 28,1, SD = 12,87), nhóm phụ nữ có trình độ học vấn sau đại học (X= 16,5, SD = 6,36). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của A.Boakye-Yiadom1 và cộng sự (2015) với tỷ lệ những thai phụ có trình độ đại học học mắc chứng rối loạn lo âu cao hơn những nhóm học vấn khác [3].

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu và bàn luận, một số kết luận được rút ra như sau:

1. Tình hình stress ở phụ nữ mang thai

- Khoảng điểm stress thực tế ở phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là từ 1 đến 64 điểm. Điểm trung bình stress của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 1,41 (SD = 0,54), mức độ stress vừa.

- 100% phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này đều bị stress nhưng ở những mức độ khác nhau. - Yếu tố gây ra stress nhiều nhất cho phụ nữ mang thai là yếu tố gây ra bởi sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ với điểm trung bình là 1,85 (SD = 0,72).

- Yếu tố gây ra stress ít nhất cho phụ nữ mang thai là yếu tố về việc xác định vai trò người mẹ có điểm trung bình thấp nhất là 1,09 (SD = 0,22).

2. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến tình trạng stress ở phụ nữ mang thai

Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố liên quan tới stress ở phụ nữ mang thai bao gồm:

- Yếu tố ở cùng với người thân: nhóm phụ nữ mang thai ở cùng với bố mẹ chồng thì có mức độ bị stress cao nhất với điểm trung bình là 33.1 (SD =14,16), P < 0,01.

- Yếu tố lần mang thai: nhóm phụ nữ mang thai lần đầu có điểm số về stress cao nhất với điểm trung bình là 34,93 (SD = 13,57), P < 0,01.

KIẾN NGHỊ

Giai đoạn mang thai và sau sinh là giai đoạn phụ nữ tiếp cận nhiều với nhân viên y tế thông qua việc khám thai và sinh con tại các cơ sở Y tế để cải thiện sức khỏe bà mẹ và thai nhi cũng như tránh được các hậu quả đáng tiếc.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

 Đối với phụ nữ

Tích cực tham gia vào các tổ chức, hội phụ nữ và các tổ chức khác trong cộng đồng nhằm mở rộng mối quan hệ và giao lưu, chia sẻ công việc và những stress trong cuộc sống.

 Đối với gia đình

Các thành viên trong gia đình cần biết về hậu quả của stress và bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của phụ nữ, thai nhi và trẻ em

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 38)