Tình hình stress của thai phụ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 33 - 38)

Bảng 3.2 Đánh giá tổng thể về tình hình stress ở phụ nữ mang thai

Nhận xét:

Khoảng điểm stress thực tế ở phụ nữa mang thai trong nghiên cứu này là từ 1 đến 64 điểm.

Điểm trung bình stress của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 1,41 (SD = 0,54), mức độ stress vừa.

Bảng 3.3 Mức độ stress ở phụ nữ mang thai (N = 82 )

Nhận xét:

100% phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này đều bị stress nhưng ở những mức độ khác nhau. Stress ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất 61 %. Tiếp theo là stress ở mức độ vừa 36,6 %. Mức độ stress cao chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,4 %.

Bảng 3.4 Các yếu tố gây stress ở phụ nữ mang thai (N = 82)

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ là yếu tố gây nên tình trạng stress ở phụ nữ mang thai nhiều nhất, với điểm trung bình là cao nhất ( X = 1,85, SD = 0,72). Mặc dù yếu tố này gây nên stress ở phụ nữ mang mức độ vừa nhƣng điểm trung bình cũng cao gần bằng với mức độ stress nghiêm trọng. Tiếp theo là yếu tố gây stress do lo lắng về thay đổi ngoại hình và hoạt động thể chất ( X = 1,32, SD = 0,47). Yếu tố gây

stress do việc xác định vai trò người mẹ cho điểm trung bình thấp nhất ( X= 1,09, SD = 0,67).

Bảng 3.5 Stress gây ra bởi sự lo lắng về việc xác định vai trò người mẹ (N = 82)

Khó khăn trong việc tìm trông trẻ phù hợp 0,61 ± 0,81 Khó khăn trong việc quyết định cách thức cho trẻ ăn 0,67 ± 0,90 Lo lắng về việc sợ mất tự do sau khi sinh con 0,83 ± 0,84

Lo lắng về việc thiếu sự hổ trợ tâm lý 0,57 ± 0,72 Lo lắng sẽ gây gián đoạn công việc khi có con 1,01 ± 0,85

Lo lắng về tương lai con trẻ 1,46 ± 0,90

Lo lắng về việc khó đặt tên cho con 0,18 ± 0,48 Khó khăn quyết định địa điểm cho phù hợp giai đoạn hậu sản 0,56 ± 0,70 Khó khăn trong việc sắp đặt môi trường sinh hoạt cho trẻ 0,83 ± 0,81

Lo lắng rằng người thân không chấp nhận đứa trẻ 0,05 ± 0,27 Khó khăn sắp xếp việc nhà trong suốt thời gian sinh nở 0,78 ± 0,74 Sợ rằng ngoại hình trẻ không ưa nhìn 0,21 ± 0,54 Sợ rằng giới tính trẻ không như mong muốn của ba mẹ 0,17 ± 0,41

Lo sợ các hoạt dộng tình dục của ba mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi 0,43 ± 0,52 Khó khăn trong việc chuẩn bị vật dụng cá nhân cho trẻ 0,28 ± 0,57

Nhận xét:

Yếu tố lo lắng về tương lai con trẻ có điểm trung bình cao nhất 1,46 (SD =0,90), yếu tố lo lắng sẽ gây gián đoạn công việc khi có con, yếu tố lo lắng về việc sợ mất tự do sau khi sinh con, yếu tố khó khăn trong việc sắp đặt môi trường sinh hoạt cho trẻ cũng có điểm trung bình tương đối cao và xấp xỉ nhau lần lượt là 1,01 (SD = 0,85), 0,83 (SD = 0,84), 0,83 (SD = 0,81).Yếu tố lo lắng người thân không chấp nhận đứa trẻ có điểm trung bình thấp nhất 0,05 (SD = 0,27).

Bảng 3.6 Stress gây ra bởi sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ (N = 82)

Nỗi sợ trẻ phát triển không được bình thường 1,35 ±0,82 Lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh 1,73 ± 0,90 Lo lắng về sự an toàn của bản thân sản phụ trong quá trình sinh 1,73 ± 0,93 Nỗi sợ về những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh

khó/mổ đẻ 1,85 ± 0,99

Nỗi sợ về việc có thể sinh con non 1,45 ± 1,01 Lo lắng về trình độ chuyên môn của nhân viên y tế trong

cuộc đẻ 1,21 ± 0,93 Lo lắng về cân nặng của thai nhi 1,11 ± 0,82

Lo lắng về đau đớn khi sinh/ mổ đẻ 1,11 ± 0,82

Nhận xét :

Yếu tố nỗi sợ về những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh khó/ mổ đẻ có điểm trung bình cao nhất 1,85(SD = 0,99), yếu tố lo lắng về sự an toàn của trẻ trong quá trình sinh và yếu tố lo lắng về sự an toàn của bản thân sản phụ trong quá trình sinh có điểm trung bình tương đối cao và xấp xỉ nhau lần lượt là 1,73 (SD = 0,93), 1,73 (SD = 0,90). Yếu tố lo lắng về cân nặng của thai nhi và yếu tố lo lắng về đau đớn khi sinh/ mổ đẻ có điểm trung bình thấp nhất và bằng nhau 1,11 (SD = 0,82).

Bảng 3.7 Stress gây nên bởi thay đổi về ngoại hình và hoạt động thể chất (N = 82)

Lo lắng về việc tăng cân 0,22 ± 0,45 Lo lắng về những mảng nâu/nám da xuất hiện trên

khuôn mặt 0,20 ± 0,43 Nhận thức về việc mất khả năng kiểm soát về tư thế

vận động (đi đứng, ngồi, nằm,...) 0,26 ± 0,54

Lo lắng về thay đổi ngoại hình 0,26 ± 0,58

Nhận xét :

Yếu tố lo lắng về thay đổi ngoại hình và yếu tố nhận thức về việc mất khả năng kiểm soát về tư thế vận động (đi, đứng, ngồi, nằm,..) có điểm trung bình cao nhất và bằng nhau lần lượt 0,26 (SD = 0,58) và 0,26 (SD = 0,54).

Bảng 3.8 Những yếu tố stress khác (N = 82)

Nhận thức về việc thiếu khả năng để chăm sóc trẻ 1,09 ± 0,86

Nhận thức về việc thiếu khả năng đáp ứng đƣợc cho trẻ

một môi trường sống tốt 0,99 ± 0,69 Lo lắng tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng sau khi có con 0,45 ± 0,59

Nhận xét:

Yếu tố nhận thức về việc thiếu khả năng để chăm sóc trẻ có điểm trung bình cao nhất là 1,09 (SD = 0,86).

Yếu tố lo lắng tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng sau khi có con có điểm trung bình thấp nhất là 0,45 (SD = 0,59).

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH STRESS ở PHỤ nữ MANG THAI và các yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA PHỤ sản TRUNG tâm y tế QUẬN sơn TRÀ đà NẴNG (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w