Vai trò của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Vai trò của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn

GDCD 10 ở các trường THPT

1.3.1. Khái quát chương trình GDCD lớp 10

Giáo dục công dân là một trong những môn học có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục về nhân cách và phẩm chất

22

đạo đức công dân xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, mục tiêu giáo dục con người một cách toàn diện tất yếu đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể từ nhiều môn học, nhiều đơn vị kiến thức, nhiều chủ thể giáo dục với sự đa dạng về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học.

Chương trình Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông tham gióp trực tiếp vào mục tiêu giáo dục hướng đến hình thành và phát triển nhân cách của người học. Cấu trúc môn GDCD hiện hành được phân bổ ở cả 3 lớp: Lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Phần công dân với đạo đức là khối kiến thức cơ bản, nền tảng thuộc chương trình GDCD lớp 10.

Bài học được sắp xếp trong chương trình sách giáo khoa GDCD

Thời lượng

Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện

chứng 2 tiết

Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan Giảm tải Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 2 tiết Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và

hiện tượng

Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng

Bài 4, bài 5, bài 6 tích hợp thành một chủ đề:

Quy luật vận động, phát triển của sự vật và

hiện tượng (5 tiết) Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với

nhận thức 2 tiết

Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội Giảm tải Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu

phát triển của xã hội 2 tiết

Học xong phần này, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

Về kiến thức:

- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học. - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hinh. Đồng thời, nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm,

23

phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống. - Hiểu được bản chất của thế giới vật chất; sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất.

- Biết được nhận thức là gì, quá trình nhận thức, khái niệm thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

- Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, phát triển của xã hội phải vì hạnh phúc của con người.

Về kỹ năng

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác theo quan điểm duy vật biện chứng, đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm đúng, phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm cản trở sự phát triển của xã hội; Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, đúc rút các kinh nghiệm từ thực tiễn

- Năng lực phát triển bản thân: Nhìn nhận đánh giá các sự vật và hiện tượng dựa trên thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Tự đặt ra được mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện phù hợp của bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp với hoạt động thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng làm việc trong nhóm được phân công để hoàn thành các nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức đã học để lý giải các hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Về thái độ

- Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội, có ý thức trau dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng.

- Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống.

24 các hoạt động của địa phương và tập thể.

- Đồng tình, tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, của nhân loại.

* Phần thứ hai: Công dân với với đạo đức gồm có 7 bài (từ bài 10 đến bài

16). Đây là khối kiến thức có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các vấn đề công dân với đạo đức, qua đó giáo dục kỹ năng nhận diện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn liên quan đến công dân với đạo đức về những vấn đề đạo đức, công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình; với cộng đồng; với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; vấn đề cấp thiết của nhân loại. Các nội dung nói trên được sắp xếp theo bài học với thời lượng cụ thể như sau:

Bài học được sắp xếp trong chương trình sách

giáo khoa GDCD Thời lượng

Bài 10. Quan niệm về đạo đức 2 tiết

Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 2 tiết Bài 12. Công dân với tình yêu và hôn nhân gia đình 2 tiết

Bài 13. Công dân với cộng đồng 2 tiết

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 1 tiết Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại 1 tiết

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân 2 tiết

Bài 10. Quan niệm về đạo đức. Nội dung của bài này tập trung làm rõ đạo đức là gì; Mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán; Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Trên cơ sở luận giải về phạm trù đạo đức, bài học tập trung làm rõ thế nào là là nghĩa vụ, lương tâm; Làm thế nào để trở thành người có lương tâm: Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người, có nhận thức đúng đắn về đạo đức cá nhân và có ý thức tư dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân; thế nào là danh dự,

25 nhân phẩm và hạnh phúc.

Bài 12. Công dân với tình yêu và hôn nhân gia đình: Ở bài học này, những kiến thức cơ bản về tình yêu, tình yêu chân chính; nắm được những điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên; Hiểu thế nào là hôn nhân, gia đình.; các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

Bài 13. Công dân với cộng đồng: Lôgíc của bài học này làm rõ những nội dung cơ bản về: Cộng đồng là gì?; vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người; trách nhiệm của công dân với cộng đồng: nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Nội dung chủ yếu của bài học làm rõ trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại: Bài học tập trung phân tích làm rõ vấn đề về các dịch bệnh hiểm nghèo và ảnh hưởng của các dịch bệnh hiểm nghèo đến sự sống của con người; trách nhiệm của công dân trong việc tham gia phòng ngừa đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân: Bài học làm rõ các mạch kiến thức thế nào là tự hoàn thiện bản thân; hiểu được sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức tiến bộ.

Sau khi học xong phần “Công dân với đạo đức” thuộc chương trình GDCD lớp 10, học sinh cần đạt được những yêu cầu cơ bản dưới đây:

Về kiến thức:

- Hiểu rõ đạo đức là gì; Mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán; Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội; Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người; Có nhận thức đúng đắn về đạo đức cá nhân và có ý thức tư dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân.

- Hiểu được thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, nắm được những điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên, thế nào là hôn nhân, gia đình, các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ HN&GĐ ở nước ta hiện nay và các chức

26 năng cơ bản của gia đình.

Về kỹ năng:

- Có kỹ năng Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử, trong cuộc sống hàng ngày.

- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh.

- Biết thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến bản thân

Biết giữ gìn lương tâm, danh dự, nhân phẩm của mình, biết phấn đấu cho hạnh của bản thân và xã hội.

- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình .

- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

Về thái độ:

- Hiểu được nội dung cơ bản: Trách nhiệm đạo đức của công dân (bao gồm trách nhiệm sống hoà nhập, hợp tác) trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp, trường học.

- Biểu hiện, ý nghĩa của sống hòa nhập, hợp tác đối với mỗi con người. - Coi trọng và giữ gìn lương tâm, danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc. - Tôn trọng nhân phẩm của người khác

- Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.

- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới. - Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình và biết yêu quý gia đình.

1.3.2. Đặc điểm của chương trình GDCD lớp 10, phần công dân với đạo đức

Có thể thấy, những kiến thức thuộc phần công dân với đạo đức là tương đối phong phú và có tính khái quát hóa cao cả về lý luận và thực tiễn. Những khái niệm đặc thù liên quan đến đạo đức đòi hỏi học sinh phải tiếp cận và nhận thức đúng đắn, thậm chí đòi hỏi ở mức độ cao hơn là học sinh cần phải có tư duy phản biện, tư duy độc lập để có thể phê phán được các quan điểm sai trái, các hành vi

27

lệch chuẩn, trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề đạo đức.

- Tri thức đạo đức trong môn GDCD ở THPT hiện nay còn nhiều nội dung có tính khái quát, trừu tượng. Sở dĩ có đặc điểm này là do nội dung đạo đức trong môn GDCD ở trường THPT hiện hành được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số vấn đề lí luận của bộ môn đạo đức học như quan niệm về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, một số phạm trù cơ bản của đạo đức,... Bên cạnh đó, hệ thống tri thức đạo đức trong môn GDCD THPT niện nay còn gắn liền với những khái niệm, phạm trù có tính khái quát, trừu tượng như đạo đức, đạo đức học, nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc,... Đặc điểm này đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn GDCD trước hết phải nắm vững nội dung, bản chất, đặc điểm của từng khái niệm, phạm trù liên quan. Trên cơ sở đó, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Việc đảm bảo tính vừa sức và tính thực tiễn trong dạy học luôn là yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học GDCD 10 phần công dân với đạo đức.

- Nội dung đạo đức trong môn GDCD ở trường THPT hiện nay chứa đựng các giá trị đạo đức cơ bản như sống yêu thương (tôn trọng và quan tâm đến người khác, nhân ái, khoan dung, yêu thương gia đình, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng loại, yêu thiên nhiên,...); sống tự chủ (trung thực, tự trọng, chăm chỉ vượt khó, tự hoàn thiện,...) và sống trách nhiệm (sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương và Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật,...). Một con người sẽ không thể hoàn thiện nhân cách hay trở thành một người công dân tốt nếu thiếu hụt những giá trị nói trên. Do đó, quá trình dạy học GDCD phần công dan với đạo đức cũng chính là quá trình giáo dục, nuôi dưỡng và phát triển ở học sinh những giá trị đạo đức nhân văn cần thiết, giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách và trở thành con người có ích cho bản thân, gia đình, và xã hội. Đây cũng là một trong những điểm đặc thù và cũng là thế mạnh tạo nên vị thế của môn GDCD ở trường phổ thông so với các môn học khác.

28

- Sự thống nhất chặt chẽ giữa tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức là một trong những đặc điểm quan trọng của các chủ đề/bài học đạo đức. Sự thống nhất này xuất phát từ cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức đúng đắn luôn xuất phát và được định hướng, thúc đẩy bởi nhận thức và tình cảm đạo đức đúng đắn. Hiểu biết sâu sắc các chuẩn mực, giá trị đạo đức sẽ soi sáng cho niềm tin đạo đức, khơi dậy và nuôi dưỡng trong học sinh tình cảm đạo đức mãnh liệt giúp cho các em có nghị lực để biến ý thức đạo đức trở thành những hành vi và thói quen đạo đức lành mạnh. Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn GDCD, trong quá trình dạy học phải kết hợp chặt chẽ giữa việc truyền thụ tri thức với giáo dục tình cảm và rèn luyện để hình thành, phát triển cho học sinh những hành vi đạo đức đúng đắn.

- Các giá trị, chuẩn mực đạo đức được giảng dạy trong môn GDCD ở trường THPT hiện nay có tính thực tiễn sâu sắc, gắn liền với thực tiễn sinh động của cuộc sống. Do đó, trong quá trình dạy học người GV phải hướng HS vào các hoạt động, khuyến khích các em tham gia giải quyết những vấn đề, tình huống thực tiễn gần gũi với cuộc sống. Thông qua những hoạt động, HS sẽ có được những trải nghiệm để từng bước hình thành cho bản thân hệ thống giá trị, đồng thời giúp các em rèn luyện những hành vi, thói quen đạo đức lành mạnh và thái độ ứng xử phù hợp. Mặt khác, mọi hành vi, hoạt động của con người dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, trong phạm vi nào cũng đều liên quan và có thể đánh giá về mặt đạo đức. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn cần phải chú ý đặc điểm này để tích hợp vào bài dạy đạo đức những nội dung thuộc các môn học, lĩnh vực khác nhau trong đời sống, giúp HS thấy được tính phổ cập của các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong mọi lĩnh vực của đời sống, đồng thời giúp các em thói quen cân nhắc, xem xét đến khía cạnh đạo đức trong mọi hành vi, hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)