Đặc điểm của chương trình GDCD lớp 10, phần công dân với đạo đức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 36)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Đặc điểm của chương trình GDCD lớp 10, phần công dân với đạo đức

Có thể thấy, những kiến thức thuộc phần công dân với đạo đức là tương đối phong phú và có tính khái quát hóa cao cả về lý luận và thực tiễn. Những khái niệm đặc thù liên quan đến đạo đức đòi hỏi học sinh phải tiếp cận và nhận thức đúng đắn, thậm chí đòi hỏi ở mức độ cao hơn là học sinh cần phải có tư duy phản biện, tư duy độc lập để có thể phê phán được các quan điểm sai trái, các hành vi

27

lệch chuẩn, trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề đạo đức.

- Tri thức đạo đức trong môn GDCD ở THPT hiện nay còn nhiều nội dung có tính khái quát, trừu tượng. Sở dĩ có đặc điểm này là do nội dung đạo đức trong môn GDCD ở trường THPT hiện hành được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số vấn đề lí luận của bộ môn đạo đức học như quan niệm về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, một số phạm trù cơ bản của đạo đức,... Bên cạnh đó, hệ thống tri thức đạo đức trong môn GDCD THPT niện nay còn gắn liền với những khái niệm, phạm trù có tính khái quát, trừu tượng như đạo đức, đạo đức học, nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc,... Đặc điểm này đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn GDCD trước hết phải nắm vững nội dung, bản chất, đặc điểm của từng khái niệm, phạm trù liên quan. Trên cơ sở đó, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Việc đảm bảo tính vừa sức và tính thực tiễn trong dạy học luôn là yêu cầu có tính nguyên tắc khi dạy học GDCD 10 phần công dân với đạo đức.

- Nội dung đạo đức trong môn GDCD ở trường THPT hiện nay chứa đựng các giá trị đạo đức cơ bản như sống yêu thương (tôn trọng và quan tâm đến người khác, nhân ái, khoan dung, yêu thương gia đình, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng loại, yêu thiên nhiên,...); sống tự chủ (trung thực, tự trọng, chăm chỉ vượt khó, tự hoàn thiện,...) và sống trách nhiệm (sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương và Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật,...). Một con người sẽ không thể hoàn thiện nhân cách hay trở thành một người công dân tốt nếu thiếu hụt những giá trị nói trên. Do đó, quá trình dạy học GDCD phần công dan với đạo đức cũng chính là quá trình giáo dục, nuôi dưỡng và phát triển ở học sinh những giá trị đạo đức nhân văn cần thiết, giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách và trở thành con người có ích cho bản thân, gia đình, và xã hội. Đây cũng là một trong những điểm đặc thù và cũng là thế mạnh tạo nên vị thế của môn GDCD ở trường phổ thông so với các môn học khác.

28

- Sự thống nhất chặt chẽ giữa tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức là một trong những đặc điểm quan trọng của các chủ đề/bài học đạo đức. Sự thống nhất này xuất phát từ cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức đúng đắn luôn xuất phát và được định hướng, thúc đẩy bởi nhận thức và tình cảm đạo đức đúng đắn. Hiểu biết sâu sắc các chuẩn mực, giá trị đạo đức sẽ soi sáng cho niềm tin đạo đức, khơi dậy và nuôi dưỡng trong học sinh tình cảm đạo đức mãnh liệt giúp cho các em có nghị lực để biến ý thức đạo đức trở thành những hành vi và thói quen đạo đức lành mạnh. Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn GDCD, trong quá trình dạy học phải kết hợp chặt chẽ giữa việc truyền thụ tri thức với giáo dục tình cảm và rèn luyện để hình thành, phát triển cho học sinh những hành vi đạo đức đúng đắn.

- Các giá trị, chuẩn mực đạo đức được giảng dạy trong môn GDCD ở trường THPT hiện nay có tính thực tiễn sâu sắc, gắn liền với thực tiễn sinh động của cuộc sống. Do đó, trong quá trình dạy học người GV phải hướng HS vào các hoạt động, khuyến khích các em tham gia giải quyết những vấn đề, tình huống thực tiễn gần gũi với cuộc sống. Thông qua những hoạt động, HS sẽ có được những trải nghiệm để từng bước hình thành cho bản thân hệ thống giá trị, đồng thời giúp các em rèn luyện những hành vi, thói quen đạo đức lành mạnh và thái độ ứng xử phù hợp. Mặt khác, mọi hành vi, hoạt động của con người dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, trong phạm vi nào cũng đều liên quan và có thể đánh giá về mặt đạo đức. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn cần phải chú ý đặc điểm này để tích hợp vào bài dạy đạo đức những nội dung thuộc các môn học, lĩnh vực khác nhau trong đời sống, giúp HS thấy được tính phổ cập của các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong mọi lĩnh vực của đời sống, đồng thời giúp các em thói quen cân nhắc, xem xét đến khía cạnh đạo đức trong mọi hành vi, hoạt động của bản thân.

Nắm vững các đặc điểm tri thức nói trên không chỉ giúp cho người giáo viên bộ môn xác định rõ hơn các yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh,... trong quá

29

trình dạy học các bài đạo đức trong môn GDCD lớp 10 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực, mà đó còn là một trong những có sở để xác định được năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh thông qua dạy học các chủ đề/bài học đạo đức trong môn GDCD ở trường THPT.

1.3.3. Khái quát đặc điểm các trường THPT thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965). Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực rất lớn. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2019, thành phố Thái Nguyên đứng thứ 7 trong tổng số 18 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh về quy mô dân số, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến năm học 2020 - 2021 thành phố Thái Nguyên có 11 trường Trung học phổ thông với khoảng 2040 học sinh (trong đó có 122 trường công lập, 13 trường ngoài công lập). Với vị trí là trung tâm văn hóa – giáo dục của khu vực Trung du miền núi phía Bắc đã góp phần cho nền giáo dục của Thái Nguyên nói chung và của các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các trường Trung học phổ thông đều nằm ở vị trí thuận lợi giao thông và phù hợp với vị trí địa lí của từng đơn vị xã, phường, đảm bảo cho các em học sinh dễ dàng đến các điểm trường. Có thể kể tên các trường trọng điểm như: THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Dương Tự Minh, THPT Khánh Hòa, THPT Gang Thép,… Để đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục, nhiều năm gần đây các trường Trung học phổ thông đặc biệt là các trường cách xa trung tâm thành phố cũng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã xây dựng khang trang cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, các phòng chức năng đáp ứng điều kiện học tập của học sinh.

30

Học sinh được đến trường, được tham gia vào các hoạt động bổ ích, các sân chơi giao lưu khơi dậy khả năng của mình. Với đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên ngành phù hợp, không ngừng nâng cao năng lực, nghiệp vụ, học sinh được tiếp cận với những phương thức học tập mới, hiện đại, được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia các hoạt động bổ ích đã giúp cho thành tích khối các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái nguyên dẫn đầu trong khối các trường Trung học phổ thông trên toàn tỉnh.

1.3.4. Sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

Đối với việc dạy học môn GDCD lớp 10 nói chung, trong đó đối với phần công dân với đạo đức, giáo viên không phải là người cung cấp tri thức sẵn có cho học sinh đơn thuần thông qua phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà cần kết hợp linh hoạt với phương pháp nêu vấn đề và các phương pháp khác để tối ưu hóa hiệu quả truyền đạt tri thức môn học đến học sinh. Theo đó, vai trò của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD sẽ phát huy được những ưu thế của người dạy và người học. Cụ thể:

- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ khuyến khích học sinh tư duy tích cực để giải quyết vấn đề trong dạy học nêu vấn đề, giáo viên tạo ra các tình huống dạy học điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề. Vấn đề thường là các câu hỏi hay hệ thống bài tập chưa được giải đáp, hoặc chưa có được một phương pháp cụ thể để giải đáp. Vấn đề có thể do giáo viên đề xuất hoặc do học sinh đề xuất. Thực tế dạy học cho thấy, tính vấn đề của dạy học có thể được bắt nguồn từ các yếu tố sau:

Từ nội dung môn học

Từ quan hệ sư phạm trên lớp. Từ chức năng của học liệu.

Từ tính chất hiệu lực của phươnng tiện kỹ thuật. Từ hành vi và hành động giao tiếp.

31

Từ thái độ hay phản ứng bất ngờ của học sinh.

Dựa vào tính vấn đề của dạy học, giáo viên có cơ sở khách quan để tạo ra và kích hoạt tính chủ động, tích cực trong học tập của học sinh thông qua các tình huống dạy học đựợc xây dựng theo mục tiêu và nội dung môn học. Do sự đa dạng phong phú của tính vấn đề trong dạy học như đã nêu ở trên, cho phép giáo viên tạo ra các tình huống dạy học rất da dạng và phong phú. Quá trình sinh viên học tập giải quyết vấn đề, buộc học sinh phải có được sự chủ động tìm kiếm thông tin, các kinh nghiệm, các cách làm để tìm được lời giải cho các tình huống dạy học do giáo viên đưa ra. Các tình huống dạy học được học sinh tiếp nhận và xử lý theo qui luật tâm lý. Vì vậy, nó khuyến khích tính đa dạng và chủ động tư duy của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề.

- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu

Khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu là vấn đề nhiều nhà giáo dục và các trường quan tâm. Về bản chất của tự học và nghiên cứu là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức khi chưa có giáo viên trực tiếp hướng dẫn cho nên quá trình này đòi hỏi sự lao động vất vả hơn rất nhiều bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình phong cách học, sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện và những kinh nghiệm sẵn có của bản thân để đạt được kết quả mong muốn. Như vậy bản chất của quá trình tự học, tự nghiên cứu là quá trình nhận thức một cách trực giác của người học nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học.

Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 là học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề; học sinh hoạt động tích cực tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để giải quyết vấn đề. Mục đích của phương pháp dạy học nêu vấn đề không chỉ giúp học sinh lĩnh hội được kết quả của quá trình giải quyết vấn đề mà còn giúp người học phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Ở phổ thông, với việc kiểm tra, hướng dẫn cũng như giám sát hàng ngày của giáo viên rất sát sao, song rất cần có yếu tố tự

32

học để đảm bảo tính tự giáo dục, đảm bảo học đi đôi với hành, nâng cao dần và củng cố kỹ năng kỹ xảo của người học.

- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ khai thác kinh nghiệm học tập và kinh nghiệm hoạt động thực tế của học sinh

Trong hoạt động học tập luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, tình huống cần phải giải quyết. Tư duy kinh nghiệm giúp con người vận dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình nhận thức trước đó để giải quyết những vấn đề mới hiệu quả hơn so với những lần trước. Những kinh nghiệm của người học là thông qua các hoạt động hàng ngày, người học đã rút ra những bài học, những bí quyết, những qui luật từ những điều mình đã biết và cảm nhận. Những kinh nghiệm này được tích lũy trong quá trình phát triển các hoạt động thực tiễn, thông qua giảng dạy, những kinh nghiệm này đảm bảo cho học sinh có năng lực tiếp tục phát triển nền văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội. Nói cách khác nó có tác dụng chuẩn bị cho học sinh tìm cách giải quyết những vấn đề mới cũng như vận dụng và sáng tạo trong công việc học tập, qua đó giúp học sinh phát triển được tính tích cực, tính sáng tạo và tránh được tính thụ động, tính máy móc và tính hình thức trong hoạt động nhận thức và hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động sáng tạo và kinh nghiệm của người học nó giúp cho họ trau dồi tính độc lập, chủ động nắm vững được kiến thức và đưa tri thức, kỹ năng vào những tình huống mới, có nghĩa là khi giải quyết một vấn đề nào mới phát sinh thì học sinh có thể vận dụng tổng hợp những kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề cần đặt ra. Kinh nghiệm của người học chỉ có thể rèn luyện kỹ năng hoạt động sáng tạo khi giáo viên có ý thức đầy đủ và tiến hành rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy học. Vì vậy cần phải bồi dưỡng cho học sinh năng lực hoạt động sáng tạo, qua đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm để có khả năng giải quyết vần đề.

- Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ khuyến khích học sinh hợp tác chia sẻ trước những thách thức trí tuệ

Qua thực tế dạy học cho thấy, trong quá trình giải quyết vấn đề học sinh luôn đối mặt với những thách thức về trí tuệ. Mặt khác để giải quyết vấn đề, học sinh phải thu thập thông tin, thảo luận nhóm trước khi đưa ra kết luận. Quá trình

33

giải quyết vấn đề buộc học sinh phải biết cách làm việc theo nhóm: biết lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm, biết phê phán và biết cách trình bày quan điểm của mình trước nhóm. Như thế, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ giúp học sinh được trải nghiệm những quan hệ sẻ chia và thách thức về trí tuệ.

34

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã làm rõ được cơ sở lý luận của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD 10, phần công dân với đạo đức trên các bình diện: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học, phương pháp dạy học nêu vấn đề; Cấu trúc và đặc điểm chương trình môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)