Nguyên tắc và quy trình sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 52)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Nguyên tắc và quy trình sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học

học giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên

2.2.1. Nguyên tắc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên

Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học

Mục tiêu môn GDCD, phần công dân với đạo đức là giáo dục cho học sinh có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, chan hòa và góp phần hoàn thiện nhân cách sống của công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giúp học tăng thêm hứng thú với môn học, có năng lực gắn kết lý thuyết với thực tiễn. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT còn giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp

43

thu, chiếm lĩnh những tri thức mới mang tính thời sự, hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết của người công dân Việt Nam trong thời đại mới.

Ví dụ: Giảng bài 13 “Công dân với cộng động”, giáo viên đưa ra tình huống: Trong đợt lũ lụt xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tỉnh miền Trung nước ta vào tháng 10 năm 2020, ca sĩ T.T đã đứng ra kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung, thu được số tiền ủng hộ lên tới gần 180 tỷ đồng. Đích thân ca sĩ T.T đã trực tiếp đến vùng lũ để thăm hỏi và trao quà cứu trợ kịp thời cho bà con nơi đây. Trong hành trình 40 ngày cứu trợ miền Trung, vợ chồng ca sí T.T đã giúp 61.532 hộ, xây dựng 3 cầu dân sinh, 175 căn nhà mới, 10 nhà cộng đồng tránh bão lũ, 10 xuồng máy cứu hộ cùng nhiều nhu yếu phẩm cần thiết giúp đồng bào khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh : Em có suy nghĩ gì về việc làm của ca sĩ T.T?

Trên cơ sở giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra, học sinh kết hợp lý thuyết đã học, vận dụng tri thức của bài học cụ thể vào tình huống thực tiễn, từ đó, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, thấu hiểu và thấm nhuần hơn truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc. Đồng thời, thông qua việc giải quyết tình huống còn giúp học sinh cập nhật những thông tin mới mang tính thời sự cao.

Giáo viên dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức cần nhận thức được đặc điểm nội dung kiến thức môn học, mục tiêu của môn học, của từng bài học mà học sinh sẽ học, để phân phối chương trình. Trên cơ sở đó, để đảm bảo bám sát nội dung bài học khi tiến hành dạy học bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề, giáo viên có thể sử dụng kết hợp hương pháp dạy học nêu vấn đề với các phương pháp truyền thống khác để giảng giải, định hướng kiến thức và hướng dẫn học sinh học tập, từ lý thuyết đến thực tế và việc ứng dụng nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống. Thêm vào đó, nội dung đạo đức thuộc phạm trù định tính trừu tượng nên trong khi giảng dạy, giáo viên cần lấy các ví dụ từ thực tiễn xã hội để minh họa; giúp học sinh có thể gắn lý thuyết với thực tiễn.

44

Thứ hai, nguyên tắc xây dựng tình huống

Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức, giáo viên cần nắm vững nguyên tắc xây dựng tình huống. Xuất phát từ đặc thù nội dung môn phần công dân với đạo đức, những tình huống lựa chọn để thiết kế dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, phải xây dựng các tình huống đảm bảo hướng tới các mục tiêu nhận

thức nội dung bài học trong chương trình. Giáo viên phải xác định được mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của bài học cũng như yêu cầu của tình huống là một việc rất quan trọng. Việc nghiên cứu chương trình sẽ giúp cho giáo viên cụ thể hoá nội dung kiến thức của bài học, từ đó xác định hình thức và quy trình tổ chức giờ học một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Hai là, tình huống được xây dựng phải phù hợp với mực đích truyền đạt của

giáo viên và tâm lý lứa tuổi, nhận thức của học sinh. Về nguyên tắc, mỗi tình huống có vấn đề thường đem lại cho học sinh một đơn vị kiến thức nhất định trong bài học. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức mà học sinh có thể tiếp nhận cũng như mức độ hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề của học sinh lại tùy thuộc vào khả năng của từng học sinh, không phải học sinh nào cũng giống nhau. Thêm vào đó, tình huống giáo viên đưa ra cho học sinh giải quyết trong giờ học có thể được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau: báo chí, sách, truyện, internet, phim, câu chuyện có thật ngoài thực tế... Do đó, với tình huống được lựa chọn sử dụng trong bài học, giáo viên cần có sự kết hợp với các phương tiện dạy học, các phương pháp dạy học khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tình huống trong dạy học.

Ba là, các tình huống giáo viên đưa ra phải ngắn gọn, súc tích. Tình huống

đưa ra phải vừa đủ, không quá dài dễ gây nhàm chán, cũng không được quá ít làm học sinh khó giái quyết, phát hiện tri thức. Mặt khác, các tình huống được lựa chọn phải chứa đựng mâu thuẫn, kịch tính nhưng vẫn phải đảm bảo tính tiêu biểu. Điều này sẽ tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào giải quyết tình huống.

45

Ví dụ: Khi giảng bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo viên có thể đưa ra tình huống như sau: Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến tọa độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc – 111 độ 12’06” kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) của Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía đông, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.(theo công ước về Luật biển quốc tế năm 1982). Như vậy giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Việt Nam

Câu hỏi: Là công dân nước Việt Nam em cần có những hành động thiết thực nào trong tình huống này?

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ trao đổi, thảo luận và giải quyết tình huống được đưa ra. Khi tình huống được giải quyết, học sinh sẽ nhận thức rõ hơn về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tự hào và tự tôn dân tộc. Từ đó, hình thành thái độ tích cực bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng những hành động thiết thực phù hợp với vị trí và vai trò của mình.

Thứ ba, nguyên tắc, đảm bảo tính vừa sức trong dạy học

Tính vừa sức trong dạy học là quá trình dạy học phù hợp với trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Học sinh ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có mức độ tiếp nhận và chiếm lĩnh tri thức khác nhau. Môn GDCD, phần công dân với đạo đức là môn học giáo dục đạo đức, lối sống, định hướng hình thành nhân cách của con người. Do đó, sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học là phương pháp dạy giúp cho học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, chủ động và sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức mới. Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giáo viên dạy GDCD phần công dân với đạo đức cần nắm vững các nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức trong dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung kiến thức cần truyền đạt phải phù hợp với từng học sinh. Vì nội dung chương trình của môn học, bài học thuộc phân phối chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên khi thiết kế giáo án lên lớp, giáo viên phải xác định rõ kiến thức trọng

46

tâm và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cũng như các tình huống đưa ra phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cũng cần có sự phân hóa các nhóm học sinh có mức độ nhận thức khác nhau để có phương pháp dạy học phù hợp. Mặt khác, các nội dung, tình huống đưa ra phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Ở các lứa tuổi khác nhau, học sinh sẽ có tâm lý khác nhau khi tiếp nhận tri thức mới cũng như có các cách thức khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề. Giáo viên cũng cần khắc phục cách truyền đạt nhồi nhét kiến thức dẫn đến tình trạng quá sức đối với học sinh, đặc biệt là học sinh THPT.

Ví dụ: Khi giảng bài 16: Tự hoàn thiện bản thân, giáo viên có thể đưa ra tình huống như sau: Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thành cổ Quảng Trị, thầy giáo Trần Quốc Hoàn bị liệt nửa người, đôi chân không thể đi lại được. Vượt qua trăm khó khăn, thương bố mẹ đã chịu nhiều vất vả, anh đã quyết tâm học tập. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh quyết định ở nhà mở lớp học để dạy cho những đứa trẻ em nghèo nơi mình sống. Một lớp học đặc biệt, không bảng, không phấn mà chỉ là hai dãy bàn ghế gỗ và chiếc xe lăn và được mở ra hoàn toàn miễn phí. Cứ thế trong suốt nhiều năm qua, không biết có bao nhiêu thế hệ học trò đã từ đây mà bước tới giảng đường đại học. Không chỉ là một người thầy giỏi, anh còn được biết đến là một vận động viên thể thao với nhiều thành tích đáng nể. Qua thi đấu, anh đã giành được: 12 huy chương vàng, 19 huy chương bạc và 8 huy chương đồng tại các giải thể dục thể thao người khuyết tật. Thầy Trần Quốc Hoàn được vinh danh trong Top 11 người khuyết tật tiêu biểu nhất Việt Nam.

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về thầy giáo Trần Quốc Hoàn?

Khi giải quyết tình huống trên, học sinh sẽ nhận thức được rằng: Mỗi người đều có bản sắc riêng, với những tiềm năng, tình cảm, ước mơ, lý tưởng, sở thích, thói quen, năng khiếu, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu và cá tính riêng; có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm còn hạn chế, cần cố gắng rèn luyện thêm. Cuộc sống muôn màu và mỗi con người đều không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân mình tốt đẹp hơn.

47

Ngày nay, trong nền giáo dục hiện đại, nhiều trường học đã vận dụng quan điểm “lấy người học làm trung tâm - tạo ra những công dân toàn cầu”. Việc dạy học phải đảm bảo tính chủ động, tích cực của học sinh chính là mục đích, nhiệm vụ của dạy học trong giai đoạn hiện nay. Do đó, phương pháp dạy học phải đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời, góp phần rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh cũng như đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Ví dụ: Khi giảng bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Giáo viên có thể đưa ra tình huống: Vào giữa tháng 6 năm 2020, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh cậu bé khoảng 12 tuổi mặc đồng phục học sinh, lưng đeo ba lô, đạp xe đi dọc đường. Cậu dừng lại ở những cống thoát nước, dùng tay móc sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng ở Long Thành, Đồng Nai.

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình huống trên, về hành động của cậu bé trong video?

Việc đưa ra tình huống gần gũi, sát thực như vậy sẽ tác động đến tình cảm, nhận thức của học. Khi tư duy để giải quyết vấn đề, mỗi học sinh sẽ tự thấy nhận ra được những bài học về đạo đức cho mình và từ đó sẽ hình thành nên thói quen đạo đức cũng như xây dựng cho mình những chuẩn mực đạo đức tốt. Khi giải quyết vấn đề có hiệu quả, học sinh sẽ vui và có hứng thú trong học tập.

Như vậy, khi học sinh được đặt vào những tình huống thực tế của đời sống xã hội sẽ có thể nắm bắt kiến thức tốt hơn, khả năng gắn kết lý thuyết với thực tiễn cũng như hình thành các kỹ năng cần thiết tốt hơn .

Để đảm bảo nguyên tắc thứ tư này giáo viên cần thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, giáo viên cần nắm vững hệ thống nội dung kiến thức, phân phối phương trình dạy học và am hiểu các tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

Hai là, nắm vững tâm sinh lý học sinh, khả năng tiếp thu kiến thức và giải quyết tình huống của học sinh.

48

Ba là, vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh cần kết hợp với việc học

ở nhà của học sinh, đó là khoảng thời gian để học sinh tự tìm tòi, khám phá tri thức cũng như tìm hiểu nội dung thông qua các tình huống đạo đức xảy ra trong thực tiễn.

Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đạo đức là một phạm trù mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. Các chuẩn mực đạo đức không phải là các điều khoản rõ ràng để con người có thể dễ dàng nhìn nhận mà chúng được định hình, đúc kết qua nhiều thế hệ. Mỗi cá nhân sẽ tự xây dựng cho mình hệ thống các chuẩn mực đạo đức riêng, phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội và hành động theo các chuẩn mực đó. Trên thực tế, trong quá trình dạy học phần công dân với đạo đức, nhiều giáo viên quá tập trung thuyết trình những nội dung lý thuyết trừu tượng, ít có sự liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Điều này đã khiến cho những giờ học công dân với đạo đức xa rời thực tiễn, thiếu sinh động và thiếu tính thời sự. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của các phương pháp dạy học cũng như chất lượng của giờ dạy, giáo viên bộ môn khi lựa chọn, sử dụng các biện pháp dạy học cần lưu ý một số yêu cầu cơ bản sau:

- Khi xây dựng nội dung dạy học, cần phải tăng cường liên hệ thực tiễn, bổ sung vào nội dung bài học với những tình huống, những vấn đề đã và đang nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Việc đưa các tình huống, các trường hợp điển hình, các vấn đề nổi cộm trong thực tiễn cuộc sống vào bài dạy sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực. Một mặt, những tình huống, vấn đề đó sẽ đảm bảo tính thực tiễn của bài học, mặt khác, còn gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức của môn học.

- Những chuẩn mực, giá trị đạo đức được giảng dạy trong môn GDCD ở trường THPT là những chuẩn mực, giá trị đạo đức cơ bản có tính phổ quát, bền vững. Tuy nhiên, trong một thế giới đang đổi thay từng ngày, nhận thức và hành xử của xã hội trước các giá chuẩn mực, giá trị đạo đức cũng có thể được điều chỉnh, thay đổi. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn cần tích cực,

49

chủ động cập nhật, bổ sung vào bài học những thay đổi, cách nhìn mới của xã hội trước các hiện tượng đạo đức, giúp cho môn học bắt kịp với hơi thở của cuộc sống, góp phần làm cho tri thức của môn học luôn đảm bảo tính hiện đại, thiết thực và qua đó đảm bảo tính thực tiễn của bài dạy.

Ví dụ: Khi giảng bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, giáo viên có thể đưa ra tình huống như sau: Ngày 8/6, diễn viên XB đã tham gia bán hàng nông sản hỗ trợ bà con trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)