Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 87)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy

dạy học GDCD lớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Giải pháp đối với cấp quản lý

Cấp quản lý trong giáo dục cở cấp THPT bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu Nhà trường THPT, tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập tới một số giải pháp chủ yếu thuộc cấp quản lý cơ sở, đó là cấp trường đối với việc nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Một là, Ban giám hiệu Nhà trường cần phải có nhận thức đầy về vai trò, tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.

Chủ động đổi mới tư duy, phải hiểu rõ đây chính là xu thế tất yếu của thời đại, là cách tiếp cận đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nền giáo dục chất lượng trên thế giới, từ đó, có sự nhất trí và quyết tâm trong chủ trƣơng đẩy mạnh sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học ở nhà trường.

Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần phải có tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như lâu dài cho nhà trường. Tích cực đổi mới công tác quản lý dạy học nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chất lượng dạy học, qua đó, làm cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề thật sự thấm sâu vào các hoạt động của nhà trường trở thành nhân tố không thể thiếu để đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động này.

Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần xem việc giảng dạy GDCD, nhất là phần công dân với đạo đức là nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ căn bản, thường xuyên mà mỗi Nhà trường đều phải quan tâm thỏa đáng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, trong xu thế đa văn hóa và những tác động trái chiều do kinh tế thị trường mang lại thì đạo đức xã hội, nhất là lối sống đạo đức của đại bộ phận giới trẻ, đặc biệt học sinh phổ thông

78

đã có nhiều thay đổi theo hướng tiêu cực. Xuất hiện khá phổ biến trong học sinh THPT vô cảm, ích kỷ, thờ ơ, bàng quan với các vấn đề đạo đức của xã hội. Vì vậy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp nêu vấn đề theo hướng tiếp cận năng lực người học là yêu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt là năng lực phản biện xã hội, năng lực nhận diện, đánh giá và phê phán các hành vi sai trái, vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Hai là, Ban giám hiệu Nhà trường cần chỉ đạo sát sao công tác đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp nêu vấn đề theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Thứ nhất, Ban Giám hiệu Nhà trường phải có trình độ, sự am hiểu về nhất định về phương pháp dạy học. Vì vậy, cán bộ quản lý cũng phải đi đầu, chủ động trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, sự hiểu biết về phương pháp dạy học, đồng thời, cần đi sâu, đi sát, nắm rõ điều kiện thực tiễn của nhà trường, từ đó, mới đưa ra những biện pháp quản lý sử dụng phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học nêu vấn đề nói riêng trong nhà trường một cách khoa học, thích hợp nhất.

Thứ hai, các nhà quản lý cần có sự quan tâm và xây dựng kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ ba, Ban Giám hiệu Nhà trường cần tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giáo viên dạy môn GDCD tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Thứ tư, Ban giám hiệu Nhà trường cần chú trọng công tác thanh, kiểm tra giáo án đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo.

Thứ năm, tăng cường đầu tư và kêu gọi các nguồn tài trợ cho các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt tạo mọi điều kiện để nâng cấp trang thiết bị cho các phòng học bộ môn để tiến hành dạy học với các phương pháp mới, trong đó có phương pháp nêu vấn đề.

79

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần cần chủ động phối kết hợp tổ chức các hội thảo chuyên môn, có chính sách đưa giáo viên đi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học GDCD, trong đó có phương pháp nêu vấn đề.

Thứ bảy, Ban Giám hiệu các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư, nâng cao chất lượng phương tiện, kỹ thuật phục vụ dạy học. Trong thời đại phát triển hiện nay muốn sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học thì ngoài yếu tố con người, còn phải có trang thiết bị cần thiết.

Ví dụ khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp mới đạt hiệu quả cao. Không thể đơn thuần chỉ sử dụng một phương pháp. Nếu kết hợp phương pháp nêu vấn đề với phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin thì nhà trường phải đầu tư trang thiết bị, phần mềm về công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu dạy học. Cụ thể như kết nối Internet, phòng máy tính, máy chiếu (projector), máy in, phòng đa phương tiện (Multimedia), phần mềm dạy học.

Phòng học cần trang bị máy tính kết hợp với máy chiếu đa năng để giáo viên có thể trình chiếu bài giảng của mình, đưa ra các tình huống cụ thể có vấn đề làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ hăng hái tham gia vào các hoạt động dạy học, tức là đã tích cực hoá quá trình nhận thức của mình.

3.2.2. Giải pháp đối với đội ngũ giáo viên

Xuất phát từ những khó khăn, trở ngại mà thực tiễn đạt ra, để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức, giáo viên cần phải thực hiện tốt những biện pháp sau:

Một là, giáo viên phải có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của

phương pháp nêu vấn đề trong dạy học, chủ động sử dụng phương pháp nêu vấn đề vào đổi mới cách dạy, cách học, xem đây như là một trong những phương pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay. Bởi lẽ, phương pháp nêu vấn đề với tính hướng đích nhằm phát triển năng lực tư duy,

80

sáng tạo, phát triển kỹ năng phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp nêu vấn đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Cụ thể:

- Giáo viên tích cực trau dồi, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực về phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

- Giáo viên phải có ý thức tự giác, tích cực sử dụng các phƣơng pháp đặc biệt là phương pháp dạy học nêu vấn đề vào các tiết dạy. Bên cạnh đó, giáo viên còn dự giờ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học sao cho có hiệu quả.

- Giáo viên cần phải hiểu rằng chính đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào quá trình dạy học. Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh hứng thú, tạo động lực trong các giờ dạy có sử dụng phương pháp nêu vấn đề từ đó học sinh sẽ tự giác tham gia tích cực vào các hoạt động trong quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Hai là, chú trọng và thường xuyên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học

nêu vấn đề cần trong bài giảng, tránh tình trạng đơn thuần sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, đồng thời loại bỏ tâm lý ngại sử dụng phương pháp nêu vấn đề do những khó khăn đã phân tích ở trên. Muốn vậy, trong dạy học, mỗi giáo viên phải xác định nội dung dạy học và phải trả lời được câu hỏi: Dạy cái gì? Học cái gì? Học như thế nào?

Ba là, nội dung bài giảng về phần công dân với đạo đức khá đặc thù và khó

định lượng trong đánh giá nên việc kiểm tra thái độ, hành động thực tiễn của học sinh sau bài học có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, giáo viên giảng dạy phải có sự phối hợp với gia đình và Đoàn thanh niên, khu dân cư nơi học sinh cư trú để tổ chức các hoạt động trải nghiệm thiết thực gắn với chủ đề trách nhiệm công dân với đạo đức - xã hội. Đây chính là hình thức kiểm tra mức độ hiểu biết và vận dụng trong hoạt động thực tiễn của học sinh đối với nội dung bài học một cách hiệu quả và thiết thực.

81

Bốn là, nắm vững kiến thức chuyên môn và đầu tư thời gian thỏa đáng cho

việc tìm kiếm, thiết kế tình huống có vấn đề để lựa chọn được các tình huống điển hình, phù hợp khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề; chủ động kết hợp phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp khác một cách linh hoạt; tạo hứng thú cho học sinh tham gia giải quyết tình huống. Với công tác dạy học GDCD nói chung và dạy học phần công dân với đạo đức biện pháp này là rất cần thiết.

Bản chất của quá trình dạy học là sự tác động của hai nhân tố dạy và học. Trong quá trình dạy học, để truyền thụ tri thức cho học sinh có hiệu quả thì điều quan trọng đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn khá vững vàng, ngoài ra phần không thể thiếu đối với một nhà giáo đó là phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có vốn sống phong phú, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Từ đó mới tạo cho học sinh niềm tin, thôi thúc các em có hứng thú trong học tập. Giúp các em lĩnh hội tri thức, vươn tới “chân - thiện - mĩ”, có ý thức tự hoàn thiện bản thân. Đạt được điều này, yêu cầu giáo viên phải nắm bắt tâm sinh lý học sinh, khả năng nhận thức của các em đến đâu, trình độ người học, đặc điểm của từng học sinh, từng lớp..

Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ dừng lại ở tri thức chung chung mà kiến thức đó gắn liền với thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới giáo điều, duy lí. Ngoài ra, do đặc thù tri thức môn GDCD phần công dân với đạo đức rất gần với cuộc sống giáo viên cần phải cho học sinh liên hệ với thực tế và thường xuyên lấy ví dụ cho các em dễ hiểu hơn. Mỗi bài dạy phải mang hơi thở của thời đại, nếu trình bày quá nhiều lý thuyết bài dạy sẽ khô khan, không có tính thuyết phục, cuốn hút các em.

3.2.3. Giải pháp đối với học sinh

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD, phần Công dân với đạo đức, các giải pháp đối với học sinh là cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

- Thứ nhất, học sinh phải thấy rõ được vị trí, vai trò của môn GDCD, phần công dân với đạo đức đối với việc giáo dục đạo đức lối sống, thái độ và hình thành nhân cách tốt; cũng như đối với việc phát triển những kỹ năng cần thiết

82

của bản thân.

Trước hết, mỗi học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với bản thân. Những kiến thức về đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức, trách nhiệm của công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình, với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được học sinh hiểu rằng, đó là những kiến thức cần thiết để học sinh tham gia đời sống cộng đồng với tư cách của những công dân có nhân cách tốt, những chủ thể tích cực có lối sống đạo đức chuẩn mực.

Trước xu thế phát triển đa văn hóa, hội nhập và giao thoa văn hóa dẫn tới xuất hiện nhiều biểu hiện lối sống vô cảm, bàng quan với các vấn đề đạo đức – xã hội trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, mỗi học sinh THPT phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ vững thái độ, lối sống tích cực, lành mạnh, trong sáng, hòa đồng và đoàn kết, sẻ chia ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. Ở bình diện này, học sinh cần thấy rằng, môn học GDCD nói chung, phần công dân với đạo đức nói riêng sẽ trực tiếp giáo dục thái độ, lối sống, đạo đức cho mình; cũng như phát triển những kỹ năng cần thiết của bản thân, đó là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận diện, phê phán các hành vi lệch chuẩn đạo đức - xã hội.

Ngoài ra, học sinh cần nhận thức đúng vai trò của môn GDCD, phần công dân với đạo đức đối với việc giáo dục thái độ, lối sống, đạo đức và hình thành nhân cách cho bản thân. Chỉ khi thức thấu đáo vấn đề này thì học sinh mới có thể thay đổi tư duy, cách tiếp cận, thái độ và phương pháp học tập môn học.

- Thứ hai, học sinh ở THPT hiện nay là phải có đủ trình độ nhận thức theo quy chuẩn chung, phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực

Theo quan điểm dạy học hiện đại, quá trình dạy học là sự tương tác giữa hai chủ thể, chủ thể dạy là giáo viên và chủ thể học là học sinh. Như vậy, điều kiện để thực hiện việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở THPT hiện nay là phải có đủ trình độ nhận

83

thức theo quy chuẩn chung, phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực.

Người học cần đảm bảo một cách khách quan về trình độ nhận thức theo quy định chung. Nếu người học không đủ trình độ nhận thức sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập. Phẩm chất và năng lực thích ứng với việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề của học sinh thể hiện ở các mặt: giác ngộ mục đích học tập, tự giác học tập. Học sinh phải luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đây là điều kiện quan trọng trong quá trình sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT nói chung, trong đó có học sinh ở trường THPT, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nếu học sinh không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không nắm được những kiến thức cơ bản của bài học mà giáo viên trước khi đến lớp đã hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu thì chất lượng học tập sẽ không đạt kết quả cao

Thứ ba, học sinh phải có ý thức tự giác, có tinh thần tích cực, phát huy tính sáng tạo trong giải quyết tình huống

Thái độ học tập thụ động là rào cản rất lớn đối với phương pháp dạy học nêu vấn đề vốn là phương pháp đòi hỏi rất cao tính tích cực, tự giác và sáng tạo của của giáo viên và học sinh. Giáo viên không thể phát huy được hiệu quả của phương pháp này nếu học sinh không tự giác, tích cực tham gia vào quá trình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)