Diễn biến xung đột tôn giáo ở Myanmar từ 2012 đến 2021

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 37 - 41)

2.1.2.1. Bạo loạn bang Rakhine năm 2012

Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine phía bắc của Myanmar, dù đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo

thuộc tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công. Với bối cảnh cuộc bạo động tại bang Rakhine, Cuộc xung đột giáo phái xảy ra rải rác trong bang Rakhine, thường là giữa dân Rakhine đa số theo Phật giáo và dân thiểu số Hồi giáo Rohingya có số lượng đáng kể. Chính phủ Myanama phân loại người Rohingya là "người nhập cư" Myanmar, và do đó không đủ điều kiện nhập quốc tịch. Một số nhà sử học tranh luận rằng nhóm dân tộc này đã đến đây trong nhiều thế kỷ trong khi những người khác nói rằng họ đến Myanmar vào thế kỷ 19. Theo Liên Hợp Quốc, các Rohingya là một trong những dân tộc thiểu số của thế giới bị ngược đãi nhất. Elaine Pearson, Phó Giám Ban châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền cho biết: "Tất cả những năm phân biệt đối xử, lạm dụng và bỏ bê kết hợp lại khiến người ta nổi giận tại một số điểm, và đó là những gì chúng ta đang thấy bây giờ. Vào tối ngày 28/05, một nhóm ba người Hồi giáo, trong đó có hai người Rohingya, đã cướp bóc, hãm hiếp và giết hại một người phụ nữ dân tộc Rakhine, Ma Thida Htwe, gần làng Kyaut Maw Ne. Cảnh sát đã bắt giữ ba nghi can và đưa họ đến nhà tù thị trấn Yanbye. Ngày 03/06, một đám đông tấn công một chiếc xe buýt ở Taungup, vì nhầm lẫn khi tin rằng những người chịu trách nhiệm về vụ giết người trên xe. Mười người Hồi giáo đã thiệt mạng trong cuộc tấn công trả thù, gây ra cuộc biểu tình của người Hồi giáo Miến Điện tại thủ đô thương mại Yangon. Chính phủ ứng phó bằng cách bổ nhiệm một bộ trưởng và cảnh sát một nhà lãnh đạo cấp cao đứng đầu một ủy ban điều tra. Ủy ban này đã được lệnh để tìm ra nguyên nhân và xúi giục của vụ việc và theo đuổi hành động pháp lý. Tính đến ngày 02/07/2012, 30 người đã bị bắt trong vụ sát hại 10 người Hồi giáo [9].

Phản ứng của chính phủ đã được ca ngợi bởi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, nhưng bị Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm nhân quyền khác chỉ trích, cho rằng người Rohingya đã chạy trốn khỏi vụ bắt giữ tùy tiện của chính phủ Myanmar, và người Rohingya đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử có hệ thống của chính phủ trong nhiều thập kỷ. Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc và nhiều nhóm nhân quyền đã bác bỏ đề nghị của tổng thống Thein Sein tái định cư người Rohingya ở nước ngoài. Một số tổ chức cứu trợ chỉ trích chính phủ Myanmar đã tạo ra một cuộc khủng

hoảng nhân đạo đối với người Rohingya, để cô lập họ trong các trại cư xử lạm dụng, và ngăn chặn việc họ tiếp cận với viện trợ nhân đạo, bao gồm bắt giữ các nhân viên cứu trợ. Phát ngôn nhân chính phủ Hoa Kỳ Victoria Nuland ngày 25/10/2012 phát biểu rằng Hoa Kỳ kêu gọi các bên kìm chế và ngừng ngay các cuộc tấn công. Liên Hợp Quốc cũng lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về xung đột tôn giáo leo thang tại Myanmar.

2.1.2.2. Cuộc khủng hoảng Rohingya 2015

Cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015 là sự cố đang diễn ra gắn liền với sự di dân bất hợp pháp của hàng nghìn người Rohingya từ Bangladesh và Myanmar, được phương tiện truyền thông quốc tế gọi chung là “thuyền nhân”, tới Đông Nam Á bao gồm các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan bằng tàu thuyền vượt qua eo biển Malacca và biển Andaman. Người Rohingya là người Hồi giáo nhóm dân tộc thiểu số sống tại bang Rakhine của Myanmar. Những người Rohingya được xét “không quốc tịch”, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận họ là một trong những dân tộc của đất nước. Chính vì những lý do này, người Rohingya không có sự bảo hộ hợp pháp và chỉ được coi là những người tị nạn từ Bangladesh và phải đối mặt với sự thù địch từ nước này. Để thoát khỏi tình trạng thảm khốc từ Myanmar, người Rohingya đã cố gắng di cư bất hợp pháp đến các nước Đông Nam Á, cầu xin sự hỗ trợ nhân đạo từ các nước [16].

Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại 9 cảnh sát vào ngày 09/10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ước tính có khoảng 25.000 người từ tháng 1/2015 đến tháng 3/2015 lên thuyền vượt biên. Có những tuyên bố rằng khoảng 300 người đã thiệt mạng tại Indonesia, Malaysia và tại Thái Lan khi bị những kẻ buôn người bỏ lại trên biển. Theo một phân tích hình ảnh vệ tinh của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã có thêm nhiều ngôi làng Rohingya bị phá hủy trong tháng 11/2016,

đưa tổng số nhà bị đốt cháy lên 1.250 căn. Tính đến tháng 9/2017, đã có gần 380.000 người tị nạn Rohingya trốn sang Bangladesh, nhiều người đang trú ngụ trong các khu định cư tạm thời hoặc những cộng đồng địa phương, có gì giúp nấy. Người Rohingya trốn chạy phải sống trong điều kiện vô cùng tồi tàn khi họ đến những nước tiếp nhận, và họ bị lôi vào những cuộc chạm trán liên hồi với các lực lượng an ninh. Đối mặt với trở ngại liên tiếp và thiếu thực phẩm triền miên, người Rohingya là đối tượng chính của hoạt động tuyển mộ khủng bố. Không ngạc nhiên khi các nhóm Hồi giáo cực đoan đã đăng những đoạn video trực tuyến kêu gọi thánh chiến chống Myanmar; và chính quyền Indonesia gần đây đã bắt giữ hai binh sĩ nghi là đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào sứ quán Myanmar tại Jakarta. Liên Hợp Quốc xem người Rohingya không quốc tịch là một trong số những nhóm người thiểu số bị bức hại nặng nề nhất trên thế giới [22].

Không còn là vấn đề nội bộ của Myanmar, cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015 còn kéo theo cả một hệ luỵ cho các nước có liên quan tại ASEAN. Theo những ước tính không chính thức, hiện có thể có tới 500.000 người tị nạn Rohingya chỉ tính riêng tại Bangladesh. Kể từ vụ can thiệp quân sự gần đây nhất, đã có khoảng 20.000 người Rohingya nữa đến nước này. Điều này đặt Bangladesh, vốn phải vật lộn để có thể cung cấp những dịch vụ căn bản cho 170 triệu công dân của họ, vào một tình thế hết sức khó khăn. Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Bên cạnh đó, ASEAN phải quyết định chia sẻ gánh nặng chính trị và bỏ ra phần nào nguồn vốn chính trị của mình để đem lại một sự ổn định dài hạn và công bằng. Làm được như vậy mới có thể đóng vai trò là nhà môi giới trung thực giữa Myanmar, Bangladesh, và quan trọng nhất là đại diện của các cộng đồng người Rohingya, những người đã phải chịu đựng sự bức hại đủ lâu và nặng nề.

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w