Xung đột tôn giáo được hoá giải tại Myanmar

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 58 - 59)

Thực tế cho thấy, dân tộc, tôn giáo thường luôn chứa đựng sự nhạy cảm, phức tạp và đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra ở nhiều nơi. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, có hàng trăm cuộc xung đột, trong đó 70% các cuộc xung đột liên quan đến sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định chính trị, tác động không nhỏ đến nền kinh tế và cuộc sống thanh bình của người dân mà Myanmar là một ví dụ điển hình. Do vậy, giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo là một vấn đề toàn cầu, cần phải có sự chung tay góp sức của cả nhân loại, của tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới. Tại Myanmar, nếu muốn đối thoại hòa bình để có những bước đi thích hợp đáp ứng những yêu cầu cơ bản của mỗi bên đạt được thành công trong thoả thuận hoá giải xung đột. Hai tôn giáo Phật giáo - Hồi giáo cần phải chủ động tăng cường đối thoại để hiểu nhau, tìm ra những điểm tương đồng và khắc phục dị biệt hay những cái nhìn méo mó về tôn giáo của nhau. Ngoài ra, chính quyền nhà nước phải chủ động tìm ra những giải pháp phù hợp, trong đó có việc thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo để có thể hạn chế được phần nào các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo thông qua giải quyết sự bất bình đẳng và bất công, như: xây dựng và cung cấp nhà ở cho người dân với giá rẻ, các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trong một khu chung cư với điều kiện, môi trường xã hội như nhau nhằm giúp họ xóa bỏ được

những mặc cảm, ngăn cách. Tất cả các học sinh ở độ tuổi đi học đều được đến trường, không phân biệt dân tộc, tôn giáo,... và có những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp thế hệ trẻ gần gũi nhau và hòa nhập với nhau hơn. Cụ thể tại Myanmar, việc phân biệt tôn giáo đối với người Rohingya Hồi giáo phải được xoá bỏ hoàn toàn. Nhà và đất của họ tại bang Rakhine cần được lập lại, xây dựng cho họ một cơ ngơi để có thể sinh sống và làm việc như nhân quyền vốn có của họ. Đặc biệt, chính những người Rohingya Hồi giáo cũng phải có quốc tịch như một công dân chính thống của Myanmar, được vậy thì mới có thể giải quyết được một nền giáo dục ổn định cho những trẻ em người Rohingya, giúp phát triển đời sống xã hội của họ khi đã bị thiệt thòi từ hàng thập kỷ.

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w