Thời gian tới, tình hình xung đột tôn giáo tại Myanmar sẽ diễn biến phức tạp, khó lường và trở thành vấn đề nóng làm biến động môi trường an ninh ở Đông Nam Á, rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi xung đột tôn giáo tại đây trở thành vấn đề nóng sẽ làm mất ổn định nền chính trị của Myanmar, buộc các nước lớn và tổ chức đa phương phải can thiệp và có biện pháp xử lý. Vì vậy, nhằm phát huy giá trị đoàn kết và duy trì vai trò “trung tâm” cho môi trường ổn định, hòa bình và an ninh khu vực, các nước ASEAN, nhất là các quốc gia Indonesia, Singapore và Việt Nam cần tăng cường đoàn kết, hợp tác chặt chẽ, chủ động làm trung gian hòa giải để tình hình Myanmar sớm được ổn định. Các nước ASEAN cần
đoàn kết để thống nhất lập trường, tổ chức đối thoại, trao đổi với các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… nhằm đưa ra biện pháp phù hợp giải quyết vấn đề Myanmar. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích của ASEAN, khi một mặt hỗ trợ Myanmar đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên quan hệ đối ngoại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2021-2024, mặt khác là tiền đề quan trọng tiếp tục phát huy giá trị đoàn kết, thống nhất lập trường chung đối với các vấn đề an ninh khu vực. Bên cạnh đó, ASEAN cần tăng cường vai trò “trung tâm” trên thực tế, trước mắt là duy trì giá trị đoàn kết, hướng đến việc tạo sự đồng thuận của các nước thành viên trong việc xây dựng lập trường chung, thống nhất đối với tình hình tại Myanmar. Nếu ASEAN không đóng vai trò trung gian để giúp tình hình Myanmar sớm ổn định và có tiếng nói quan trọng trong tiến trình “dân chủ hóa”, không những có thể làm khối suy yếu, chịu sự chi phối bởi một số nước lớn, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mục tiêu xây dựng ASEAN đến năm 2025 trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, trong đó mục tiêu của cộng đồng chính trị - an ninh là tạo dựng môi trường an ninh cho khu vực. Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc buộc phải can thiệp để xử lý nan đề này bằng cách lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp mới bàn về tình hình ở Myanmar. Ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar đạt tới hòa giải chính trị. Vương quốc Anh sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án hành động của quân đội ở Myanmar, trong đó có nêu lên tình hình leo thang bạo lực và quân đội không thực hiện các yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như thả bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo chính trị khác của đất nước này. Đồng thời, có thể là nỗ lực chính trị hóa văn kiện tổng kết, hoặc ý định can thiệp vào công việc của Myanmar sẽ chia rẽ những người tham gia hội nghị.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Myanmar đối với khu vực Đông Nam Á cũng như chính tại quốc gia này; Phân tích xu hướng xung đột tôn giáo của Myanmar trong tương lai gần,…những đúc kết rút ra được nhấn mạnh ở đây là hệ quả của xung đột sắc tộc, tôn giáo đã tác động sâu sắc đối với quốc gia Myanmar và khu vực. Tuy nhiên, có một điểm chung là làm bất ổn chính trị, dẫn tới nhiều vấn đề xã hội phức tạp, làm suy yếu nền kinh tế, làm cho đời sống người dân ngày càng khó khăn, quan hệ quốc tế căng thẳng do có sự tác động, can thiệp của các tôn giáo lớn mà ở đây chúng ta nhắc đến là đạo Hồi và đạo Phật. Xung đột leo thang làm ám ảnh nền chính trị trong 70 năm nay vốn chưa từng có hoà bình thực sự, nền chính trị càng bất ổn hơn với nhiều phe phái khi các tôn giáo có dấu hiệu hợp lực lại để chống trả quân đội nhà nước. Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu như hiện nay, nền kinh tế vừa phải chịu tác động của đại dịch Covid- 19, vừa phải bị tác động bởi bất ổn do xung đột gây ra làm thiếu hụt tiền mặt và gây nguy cơ lạm phát cao. Đời sống xã hội của người dân Myanmar nói chung cũng như những người Rohingya ly khai chịu nhiều mất mát về nhà cửa cũng như mạng sống, hơn nữa Myanmar hiện nay đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Điều này lại càng làm cho việc giải quyết xung đột gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Bởi vậy, bài học kinh nghiệm rút ra là các quốc gia xảy ra xung đột thường chọn cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể như linh hoạt trong việc ban hành chính sách phù hợp với các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong nước nhằm hạn chế xung đột, tạo sự đoàn kết, ổn định xã hội cũng như góp phần hỗ trợ tiến trình thực hiện thành công công lược phát triển kinh tế - xã hội của chính Myanmar ngày nay, trong thời gian đến và của trật tự an ninh khu vực. Để đánh giá xu hướng xung đột tôn giáo tại Myanmar trong thời gian tới, những kịch bản cho vấn đề xung đột tôn giáo của Myanmar được đưa ra nhằm chuẩn đoán tình trạng tương lai gần của Myanmar và tìm giải pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng khủng hoảng đất nước hiện nay. Thời gian tới, có thể tình hình xung đột tôn giáo tại Myanmar sẽ diễn biến phức tạp, khó lường và trở thành vấn đề nóng làm biến động
môi trường an ninh ở Đông Nam Á, rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi xung đột tôn giáo tại đây trở thành vấn đề nóng sẽ làm mất ổn định nền chính trị của Myanmar, buộc các nước lớn và tổ chức đa phương phải can thiệp và có biện pháp xử lý.
KẾT LUẬN
Tôn giáo và tín ngưỡng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống người Myanmar. Trong những năm gần đây, đời sống xã hội có những thay đổi lớn lao trước những xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa trong các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị và văn hóa. Đời sống tôn giáo Myanmar cũng có quá trình vận động, biến đổi tuân theo những quy luật chung của đời sống xã hội, đồng thời cũng có những xu hướng biến đổi mang tính đặc thù của một “thực thể xã hội” vốn từ trước đến nay vẫn được hiểu là thuộc về đời sống tinh thần, ý thức hệ trong quan niệm truyền thống về tôn giáo ở quốc gia này. Với sự đa dạng trong sắc tộc cũng như tôn giáo tại Myanmar, nền văn hoá đất nước này càng thêm phong phú và đặc sắc hơn. Tuy nhiên, đối mặt với những xung đột về tôn giáo, đặc biệt là hai tôn giáo lớn Phật giáo và Hồi giáo ở Myanmar, mâu thuẫn phân biệt tôn giáo nổ ra khiến đất nước đối mặt với tình hình chung về các cuộc nội chiến giữa hai tôn giáo, bùng phát những tổ chức xung đột vũ trang và phong trào ly khai ngày càng rộng rãi. Bên cạnh đó, xung đột tôn giáo tại Myanmar cũng chịu sự tác động từ những nhân tố khách quan như tình hình an ninh tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á như xung đột tôn giáo ở các nước láng giềng: Nam Philippin, Nam Thái Lan và xu hướng ly khai tại Indonesia, qua đó, ta thấy được tính phức tạp của các vấn đề tôn giáo khu vực hiện nay. Bởi lẽ đó, chính phủ Myanmar đã thay đổi, cải cách Hiến pháp 2008, hoạch định rõ chính sách dân tộc – tôn giáo của nhà nước Myanmar. Nhà nước đề cao tính tự do tín ngưỡng của mọi công dân, khuyến khích các công dân Myanmar chung sống hoà bình và tôn trọng tín ngưỡng của nhau.
Hệ quả của xung đột sắc tộc, tôn giáo đã tác động sâu sắc đối với quốc gia Myanmar và khu vực. Và điểm chung là làm bất ổn chính trị, dẫn tới nhiều vấn đề xã hội phức tạp, làm suy yếu nền kinh tế, làm cho đời sống người dân ngày càng khó khăn, quan hệ quốc tế căng thẳng do có sự tác động, can thiệp của các tôn giáo lớn mà ở đây chúng ta nhắc đến là đạo Hồi và đạo Phật. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu như hiện nay, Myanmar vừa gánh vác vai trò làm ổn định bất ổn chính trị do các phe phái chống quân đội chính phủ, nền kinh tế vừa phải chịu tác động của
đại dịch Covid-19, vừa phải giải quyết vấn đề thiếu hụt tiền mặt và gây nguy cơ lạm phát cao. Bài học kinh nghiệm rút ra là các quốc gia xảy ra xung đột thường chọn cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể như linh hoạt trong việc ban hành chính sách phù hợp với các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong nước nhằm hạn chế xung đột, tạo sự đoàn kết, ổn định xã hội cũng như góp phần hỗ trợ tiến trình thực hiện thành công công lược phát triển kinh tế - xã hội của chính Myanmar ngày nay, trong thời gian đến và của trật tự an ninh khu vực. Để đánh giá xu hướng xung đột tôn giáo tại Myanmar trong thời gian tới, những kịch bản cho vấn đề xung đột tôn giáo của Myanmar được đưa ra nhằm chuẩn đoán tình trạng tương lai gần của Myanmar và tìm giải pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng khủng hoảng đất nước hiện nay. Thời gian tới, có thể tình hình xung đột tôn giáo tại Myanmar sẽ diễn biến phức tạp, khó lường và trở thành vấn đề nóng làm biến động môi trường an ninh ở Đông Nam Á, rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi xung đột tôn giáo tại đây trở thành vấn đề nóng sẽ làm mất ổn định nền chính trị của Myanmar, buộc các nước lớn và tổ chức đa phương phải can thiệp và có biện pháp xử lý.
DANH MỤC THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
A. Bài viết
1. Trần Văn An (2019), Luận án Cộng hoà Indonesia giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991-2015
2. Phạm Minh Anh (2018), Lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 6/2018
3. Lê Hải Đăng (2019), Lý thuyết về xung đột tộc người, tôn giáo, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 10/2019
4. PGS.TS. Lê Hải Đăng, PGS.TS. Phạm Minh Phúc (2020), Xung đột tộc người ở một số quốc gia trong những năm gần đây
5. Dương Văn Huy (2019), Một số vấn đề xung đột sắc tộc ở Myanmar hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 2/2019, trang 23-24
6. Dương Văn Huy (2019), Tác động của xung đột tôn giáo, tộc người ở Đông Nam Á đến cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7/2019, trang 14-18
B. Báo chí / Internet
7. Phiên An (biên dịch) (2021), Myanmar vật lộn với thiếu hụt tiền mặt,
https://vnexpress.net/myanmar-vat-lon-voi-thieu-hut-tien-mat-4296600.html
truy cập ngày 10/11/2021
8. Ngọc Ánh (biên dịch) (2021), Hơn 800 người Myanmar thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, https://vnexpress.net/hon-800-nguoi-myanmar-thiet-mang- trong-cac-cuoc-bieu-tinh-4279978.html truy cập ngày 05/11/2021
9. Bạo động tại bang Rakhine năm 2012, https://vi.wikipedia.org/wiki/B %E1%BA%A1o_%C4%91%E1%BB%99ng_t%E1%BA
%A1i_bang_Rakhine_n%C4%83m_2012 truy cập ngày 22/10/2021
10.Irys Club (2021), Vấn đề sắc tộc và tôn giáo ở Myanmar: Khi tiếng súng át tiếng chuông chùa, https://irysclub.com/2021/07/03/van-de-sac-toc-va-ton- giao-o-myanmar/ truy cập ngày 17/10/2021
11.Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Bạo lực sắc tộc – thách thức lớn đối với Myanmar, https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/bao-luc-sac- toc--thach-thuc-lon-doi-voi-myanmar-203791.html truy cập ngày 18/10/2021
12.Dân số Myanmar, https://danso.org/myanmar/ truy cập ngày 15/10/2021
13.Danh sách các sắc tộc Myanmar, https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s %C3%A1ch_c%C3%A1c_s%E1%BA%AFc_t%E1%BB%99c_Myanmar
truy cập ngày 17/10/2021
14.Vladimir Fedorov (2021), Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar hòa giải chính trị, https://vn.sputniknews.com/20210304/cong- dong-quoc-te-keu-goi-cac-ben-xung-dot-o-myanmar-hoa-giai-chinh-tri- 10167310.html truy cập ngày 20/11/2021
15.Fergal Keane (2012), Âm ỉ xung đột sắc tộc ở Miến Điện,
https://www.bbc.com/vietnamese/world/2012/06/120612_burma_analysis
truy cập ngày 18/11/2021
16.Khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015, https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh %E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_t %E1%BB%8B_n%E1%BA%A1n_Rohingya_2015 truy cập ngày 25/10/2021
17.Khủng hoảng Rohingya: LHQ cảnh báo “ác mộng nhân đạo” (2017),
https://www.bbc.com/vietnamese/world-41438434 truy cập ngày 15/11/2021
18.Kinh tế Myanmar, https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA %BF_Myanmar truy cập ngày 07/11/2021
19.Hoàng Duy Long (2017), 6 nguyên nhân xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philippines, https://tuoitre.vn/6-nguyen-nhan-xung-dot-sac-toc-ton-giao-o- philippines-1321776.htm truy cập ngày 10/10/2021
20.Myanmar, https://vi.wikipedia.org/wiki/Myanmar truy cập ngày 15/10/2021
21.TS Nguyễn Phương Mai (2021), Nhân khủng hoảng Myanmar nói về Phật giáo chính trị và thái độ với bạo lực,
22.Project Syndicate (2017), ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya,
http://nghiencuuquocte.org/2017/03/02/asean-va-cuoc-khung-hoang-nguoi- rohingya/ truy cập ngày 23/10/2021
23.Thời sự, thông tin trực tiếp RFI (2012), Bạo động tôn giáo có thể đe dọa tiến trình cải tổ của Miến Điện (2012), https://www.rfi.fr/vi/chau-a/20120611- bao-dong-ton-giao-co-the-de-doa-tien-trinh-cai-to-cua-mien-dien truy cập ngày 20/10/2021
24.Báo Tuổi trẻ (2021), Lãnh đạo quân sự Myanmar: Chỉ bầu cử khi tình hình trở lại bình thường, https://tuoitre.vn/lanh-dao-quan-su-myanmar-chi-bau-cu- khi-tinh-hinh-tro-lai-binh-thuong-20210605094115721.htm truy cập ngày 30/10/2021
25.Báo Tuổi trẻ (2021), Myanmar mất 1,6 tỉ USD dự trữ ngoại tệ sau đảo chính quân sự, https://tuoitre.vn/myanmar-mat-1-6-ti-usd-du-tru-ngoai-te-sau-dao- chinh-quan-su-20211019184805189.htm truy cập ngày 15/11/2021
26.Tôn giáo, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o truy cập ngày 20/10/2021
27.Tôn giáo ở Myanmar, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi %C3%A1o_%E1%BB%9F_Myanmar truy cập ngày 10/10/2021
28.TTXVN (2021), Chính quyền quân sự Myanmar hủy kết quả bầu cử năm 2020, https://www.vietnamplus.vn/chinh-quyen-quan-su-myanmar-huy-ket- qua-bau-cu-nam-2020/729444.vnp truy cập ngày 01/11/2021
29.TTXVN (2021), Myanmar lập chính phủ tạm quyền, dự kiến tổng tuyển cử vào cuối 2023, https://www.vietnamplus.vn/myanmar-lap-chinh-phu-tam- quyen-du-kien-tong-tuyen-cu-vao-cuoi-2023/730715.vnp truy cập ngày 05/11/2021
30.Thanh Tâm (biên dịch) (2021), Kinh tế Myanmar rơi tự do,
https://vnexpress.net/kinh-te-myanmar-roi-tu-do-4261393.html truy cập ngày 15/11/2021
31.TS Bùi Thanh Tuấn (2021), Tăng cường đoàn kết trong khối ASEAN để giải quyết khủng hoảng chính trị tại Cộng hòa liên bang Myanmar,
https://tcnn.vn/news/detail/51276/Tang-cuong-doan-ket-trong-khoi-ASEAN- de-giai-quyet-khung-hoang-chinh-tri-tai-Cong-hoa-lien-bang-Myanmar.html
truy cập ngày 17/11/2021
32.Báo điện tử VOV (2021), Bất ổn chính trị khiến Myanmar khó tìm lối thoát trong cuộc khủng hoảng Covid-19, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/bat-on- chinh-tri-khien-myanmar-kho-tim-loi-thoat-trong-cuoc-khung-hoang-covid- 19-879434.vov truy cập ngày 15/11/2021
33.Xung đột dân tộc, tôn giáo ở một số nước và giải pháp (2014),
https://tcnn.vn/news/detail/6330/Xung_dot_dan_toc_ton_giao_o_mot_so_nu oc_va_giai_phapall.html truy cập ngày 17/11/2021
34.7 thập kỷ mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ ở Myanmar (2021), https://vtc.vn/mau- thuan-sac-toc-am-i-o-myanmar-hon-7-thap-ky-qua-ar600387.html truy cập