Xung đột tôn giáo vẫn luôn âm ỉ

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 59 - 60)

Nỗi sợ hãi và hận thù vẫn âm ỉ trong nhiều thập kỷ qua ở Myanmar và có thể còn tiếp diễn trong thời gian tới, thế nhưng sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội đã khiến chúng không bùng lên được. Tuy vậy, nếu có mâu thuẫn gay gắt nổ ra, nguy cơ bùng phát xung đột là rất lớn đối với hai tôn giáo này. Tình trạng người theo Phật giáo và Hồi giáo ở bang Rakhine tấn công lẫn nhau, khiến chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh giới nghiêm từ sáng sớm đến chập tối ở một số khu vực như đã diễn ra vào năm 2012. Tổng thống Thein Sein từng phát biểu “Nếu như việc trả thù vô chính phủ và các cuộc tấn công chết người này còn tiếp diễn thì có nguy cơ bạo lực sẽ lan ra các nơi khác và bị lợi dụng để lật đổ. Nếu điều đó xảy ra thì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và quá trình cải cách dân chủ còn non trẻ của chúng ta; cũng như sự phát triển của đất nước.” Theo Hiến pháp Myanmar, người Rohingya không có quyền công dân. Ước tính có khoảng 750.000 người Rohingya ở bang Rakhine, tuy nhiên họ thường được biết đến dưới cái tên là “người Bengal”, tức những người đến từ quốc gia láng giềng Bangladesh. Một cựu bộ trưởng ngoại giao Myanmar có lần được trích lời nói: “Trong lịch sử, chưa bao giờ có tộc người Rohingya ở Myanmar.” Thế nhưng người Rohingya cũng trong tình trạng không tổ quốc ở Bangladesh, và hàng ngàn người đã phải trốn chạy từ nước này để thoát khỏi sự đàn áp và tìm nơi ẩn náu ở

Myanmar. Tổ chức vận động nhân quyền Human Rights Watch nói rằng chính sách phân biệt đối xử của chính phủ ở Myanmar là yếu tố làm căng thẳng gia tăng. Human Rights Watch nói cách thức xử lý cuộc khủng hoảng này sẽ là phép thử quan trọng cho tiến trình cải cách của chính phủ [15]. Tại những nơi khác, tiến trình đàm phán nhằm chấm dứt các vấn đề sắc tộc vốn tồn tại từ sau khi Myanmar giành độc lập đã thu gặt được một số tiến bộ, duy chỉ ở bang Kachin tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng.

Với trường hợp khi có mâu thuẫn xung đột sẽ bùng nổ, nếu vụ bạo lực này chỉ là cá biệt, thì mối đe dọa có thể chỉ là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, đối với một quốc gia vừa thoát ra từ thể chế quân sự kéo dài gần 50 năm, với các phe nhóm khác nhau đang tìm cách thử xem tự do giới hạn đến đâu, thì tình hình hiện tại vẫn còn khá bấp bênh. Các cuộc biểu tình cho thấy chính quyền có nhân nhượng hơn, nhưng chúng cũng là một sự thể hiện sức mạnh của những người trước đây nằm im nhưng đã hết kiên nhẫn với đói nghèo và kém phát triển. Hiện đang có quan ngại rằng các phần tử bảo thủ trong chính phủ có thể lấy tình trạng bất ổn sắc tộc, biểu tình về điều kiện sống ngày càng nhiều, và đe dọa chính trị ngày càng lớn từ phía NLD làm cái cớ để hãm phanh quá trình cải cách. Khi mà chính quyền nới lỏng kiểm soát và các phe nhóm vốn nằm im nay nổi dậy, thì tiến trình dân chủ trong nước Miến Điện có nguy cơ bị thách thức bằng nhiều phương cách khó mà đoán được trước.

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w