Phản ứng của chính quyền đối với xung đột tôn giáo ở Myanmar

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 41 - 45)

Đối diện với mâu thuẫn giữa các vấn đề về tôn giáo, dân tộc và chính quyền Myanmar hiện nay là một nan giải lớn cho quốc gia, dân tộc này. Các tộc người Rohingya theo Hồi giáo thiểu số và người theo Phật giáo trong cuộc xung đột tại đây đã nổ ra các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự của Myanmar là dấu chỉ cho thấy khả năng xung đột vũ trang tại nước này đang trở thành nội chiến phức tạp có quy mô lớn, phát triển từ vùng biên giới tới các trung tâm đô thị, trải trên khắp các miền đất nước này. Đi đôi với quyền lực, chính phủ Myanmar cần có trách nhiệm lớn trong những nỗ lực để cải thiện tình trạng bất ổn liên quan đến vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa Phật và Hồi giáo nói riêng.

Sau khi Myanmar độc lập, một số tổ chức vũ trang dân tộc chiến đấu để giành được nhiều quyền tự chủ hơn. Căng thẳng trở nên trầm trọng hơn khi chính quyền quân sự tiếp quản vào năm 1962 và cắt giảm quyền của người dân tộc thiểu số. Giao tranh chủ yếu xảy ra ở các khu vực biên giới của Myanmar với nhóm vũ trang tự xưng Quân đội Arakan (AA) ở bang Rakhine, Quân đội Giải phóng Quốc gia Karen ở bang Kayin; Quân đội Độc lập Kachin ở bang Kachin, Quân đội Bang Shan và Quân đội Bang Wa thống nhất ở bang Shan. Hàng chục nghìn người thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Theo ước tính, gần một triệu người đã nối đuôi nhau di tản sang các nước khác và hàng trăm người phải rời khỏi nơi họ đang sinh sống, chuyển tới các khu vực ở Myanmar để tránh bạo lực. Hầu hết trong số này là người Rohingya. Tính đến năm 2010, tại Myanmar đã có khoảng 40 nhóm vũ trang ly khai gồm 17 nhóm lớn và 23 nhóm nhỏ. Sự phân biệt đối xử với các nhóm dân tộc thiểu số thúc đẩy các cuộc xung đột vũ trang kéo dài giữa quân đội Myanmar (Tatmadaw) và các nhóm vũ trang ly khai này. Điều này tạo ra cái mà một số nhà phân tích mô tả là cuộc nội chiến kéo dài nhất lịch sử nhân loại hiện đại.

Bên cạnh đó, cuộc xung đột giữa người Hồi giáo và người theo đạo Phật nổ ra từ tháng 06/2012 trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi dân chủ, xung đột càng bị đẩy lên cao trào bằng mâu thuẫn giữa 2 tôn giáo ở quốc gia này. Sau khi Đảng NLD giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm

2015, bà Suu Kyi - người sau đó trở thành Cố vấn Nhà nước cam kết giải quyết những xung đột về sắc tộc và tôn giáo. Tuy nhiên tới năm 2017, quân đội Myanmar triển khai chiến dịch trấn áp người Rohingya mạnh tay. Theo Guardian, quân đội Myanmar ủng hộ các dân quân Phật giáo mở một chiến dịch “dọn dẹp” nhằm vào phiến quân để đáp trả các đợt tấn công của các phiến quân Hồi giáo nhằm vào lực lượng của chính phủ. Một quan chức cao cấp của Liên hợp quốc cáo buộc chính phủ Myanmar đang cố loại bỏ cộng đồng Hồi giáo khỏi đất nước, khẳng định phản ứng của quân đội Myanmar “không tỷ lệ” với mức độ của các cuộc tấn công nổi dậy. Nhiều tổ chức nhân quyền lặp lại quan điểm đó. Nhưng chính phủ Myanmar bác bỏ cáo buộc này. Các cuộc trấn áp mạnh tay của quân đội khiến khoảng hàng chục nghìn người Rohingya ở bang Rakhine phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn. Những người tị nạn Rohingya đề cập tới các đợt truy quét đẫm máu tại các làng mạc của họ khi các binh sỹ đột kích và đốt nhà cửa. Nhưng Tatmadaw khẳng định quân đội của họ chỉ nhằm vào lực lượng khủng bố.

Trong những năm qua, chính quyền Myanmar vẫn đang cố gắng đàm phán với các nhóm vũ trang để đi tới một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc. Tuy nhiên cho tới nay, mới chỉ có 10 nhóm vũ trang sắc tộc ký thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc với chính phủ kể từ khi thỏa thuận này được khởi xướng vào tháng 10/2015. Tại cuộc họp giữa chính phủ Myanmar và đại diện các nhóm vũ trang sắc tộc tháng 8/2020, bà Suu Kyi nói cần thời gian để cải cách dân chủ và thành lập một liên minh liên bang trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực thúc đẩy hòa giải dân tộc và nền hòa bình. Tuy nhiên, mục tiêu này của Cố vấn Nhà nước Myanmar trở nên dang dở khi bà bị bắt giữ và không rõ khi nào mới được quân đội trả tự do.

Vào 5/2021, Quân đội Myanmar và các tay súng Karen đã giao tranh gần biên giới trong nhiều tuần. Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết tính đến đầu tháng, đã có hơn 2000 công dân Myanmar băng qua biên giới Thái Lan kể từ đợt xung đột gần đây nhất giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang thiểu số Karen phản đối đảo chính. Mạng lưới Hậu thuẫn Hòa bình Karen mới đây thông qua mạng xã hội Facebook thông báo hơn 8.000 người Karen đang trú ẩn vùng biên giới và họ sẽ

chạy qua Thái Lan nếu xung đột leo thang. Nhóm này cũng mong muốn rằng quân đội Thái Lan sẽ hỗ trợ họ thoát khỏi chiến tranh. Giao tranh đang bùng phát trong những ngày gần đây giữa quân đội và lực lượng nổi dậy ở phía đông và bắc Myanmar. Myanmar có khoảng hơn hai chục nhóm vũ trang thuộc dân tộc thiểu số, kiểm soát những vùng đất rộng lớn của nước này. Trong những năm gần đây, hầu hết đều đồng ý ngừng bắn nhưng hiện tại, phong trào biểu tình chống chính biến muốn mời gọi các nhóm này tham gia giành lại chính quyền.

Có thể thấy, mặc dù Myanmar hiện nay đang tiến tới cải cách dân chủ và mở cửa kinh tế đối ngoại cách mạnh mẽ, song bên cạnh đó, vấn đề dân tộc vẫn là một thách thức lớn đối với chính phủ mới. Việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa hai tôn giáo Phật giáo và Hồi giáo là điều đã và đang nhức nhối, khó có thể giải quyết dứt điểm và chỉ bởi sức mạnh của chính quyền mà còn cần sự can thiệp của các nước ASEAN. Hiện nay, chính phủ Myanmar đang rất nỗ lực để cải thiện tình trạng bất ổn liên quan đến vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc, song việc này cần lộ trình và chính sách thích hợp cũng như thời gian để đóng lại nan đề này, mở ra thời kỳ yên bình mới cho đất nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Bước vào thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, cũng như các nước khác ở Đông Nam Á, Myanmar đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng phải đối diện với không ít thách thức lớn. Độc lập, dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này bị đe dọa nghiêm trọng do sự bùng phát mạnh mẽ hơn của các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, vốn đã tạm thời lắng xuống trong những năm trước khi bùng nổ. Xung đột sắc tộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều địa phương của Myanmar, trải từ vùng biên giới tới các trung tâm đô thị, trải trên khắp các miền đất nước trong đó nghiêm trọng nhất là tại miền trung Myanmar. Từ khi Myanmar giành được độc lập từ Anh vào năm 1948, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng các lực lượng tham gia vào xung đột tôn giáo muốn ly khai khỏi quốc gia – dân tộc mà họ đã chung sống với nhau suốt thời gian qua. Bắt nguồn từ những nguyên nhân gốc rễ, với đất nước có hơn 90% dân số theo đạo Phật, những người Rohingya theo Hồi giáo đã phải hứng chịu trận đòn phân biệt tôn giáo cách cực đoan. Ngay cả trong Hiến pháp 2008 cũng khẳng định rằng chỉ những công dân Myanmar “thực thụ” mới được hưởng các quyền công dân của quốc gia này. Thực tế này đã dấy lên sự mâu thuẫn của những người cùng sống chung dưới bầu trời Myanmar. Bên cạnh đó, xung đột càng đạt tới đỉnh điểm khi tin đồn người phụ nữ là tín đồ Phật giáo tại bang Rakhine bị 3 tín đồ Hồi giáo hãm hiếp và giết chết. Xuyên suốt từ năm 2012-2021 là những diễn biến của cuộc bạo loạn Rakhine 2012, cuộc khủng hoảng Rohingya 2015 và gần đây nhất là cuộc biểu tình Myanmar 2021 cho thấy đến nay xung đột tôn giáo vẫn còn là mối đe doạ cho Myanmar. Để giải quyết các cuộc xung đột đó, chính phủ Myanmar đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Về ngắn hạn, họ vừa sử dụng quân đội, cảnh sát để trấn áp các lực lượng nổi dậy, vừa tiến hành đàm phán nhằm thỏa hiệp những yêu sách của các lực lượng đó đa số là những thoả thuận ngừng bắn. Về dài hạn, chính phủ Myanmar đã tiến hành cải cách một số điều mục trong Hiến pháp 2008 nhằm ngăn ngừa sự phân biệt tôn giáo Hồi – Phật và mở rộng tự do tôn giáo. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Myanmar cũng được điều chỉnh nhằm làm cho các sắc tộc, tôn giáo ở những vùng xa xôi của đất nước được thụ hưởng công bằng hơn các lợi ích từ sự phát triển của đất nước.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT TÔN GIÁO TẠI MYANMAR

Một phần của tài liệu XUNG đột tôn GIÁO tại MYANMAR GIAI đoạn 2012 - 2021 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w