Giải pháp cho vấn đề nhân sự của bộ phận bàn tại bộ phận nhà hàng Sơn Trà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho quy trình phục vụ của bộ phận nhà hàng sơn trà tại khách sạn sông hàn đà nẵng (Trang 36 - 38)

KHÁCH SẠN SÔNG HÀN ĐÀ NẴNG

3.1.3. Giải pháp cho vấn đề nhân sự của bộ phận bàn tại bộ phận nhà hàng Sơn Trà

Việc ít tuyển dụng thêm nhân viên mới cho bộ phận bàn sẽ dễ xảy ra vấn đề thiếu hụt nhân sự có chuyên môn, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Nhà hàng nên có ít nhất hai đợt tuyển dụng nhân viên mới trong một năm, trưởng bộ phận nhà hàng cần phải lưu ý những thông tin cụ thể cho bảng chi tiết công việc khi tuyển chọn nhân viên cho nhà hàng như kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng phục vụ,… để

người dự tuyển hiểu rõ yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đối với việc phục vụ bàn. Khi tuyển chọn nhân viên vào làm việc cho nhà hàng, bộ phận nhân sự phải kiểm tra chặt chẽ để lựa chọn được ứng viên đáp ứng tốt các yêu cầu mà nhà hàng đã đề ra.

Đồng thời nhà hàng nên nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động tại bộ phận bàn để nhân viên có thể cải thiện kỹ năng nghiệp vụ, cũng như là các kỹ năng ngoài chuyên môn. Theo định kỳ mở các lớp bồi dưỡng thêm về các kỹ năng mới cho nhân viên; trưởng bộ phận nhà hàng nên có sự sắp xếp thời gian phù hợp với nhân viên, phương thức triển khai hiệu quả và nội dung bồi dưỡng phải bám sát yêu cầu thực tế tại nhà hàng, chú trọng hướng dẫn thực hành hơn là lý thuyết để nhân viên có thể áp dụng kiến thức ngay trong quá trình làm việc và nhanh chóng thành thạo kỹ năng mới, giúp nhân viên đạt được thành quả tốt hơn trong quá trình phục vụ khách hàng. Nhà hàng có thể tổ chức các buổi kiểm tra nghiệp vụ định kỳ mỗi tháng hoặc các cuộc thi tay nghề trong phạm vi của nhà hàng để đánh giá kỹ năng phục vụ của từng nhân viên, nhằm sửa chữa những sai sót và tạo điều kiện cho nhân viên biết được trình độ của họ đạt ở mức nào để tiếp tục phát huy những điểm mạnh cũng như khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại của bản thân.

Bên cạnh việc bồi dưỡng kỹ năng, trưởng bộ phận cần thường xuyên và tăng cường hơn nữa việc củng cố tác phong làm việc cũng như ý thức trách nhiệm trong công việc của nhân viên. Nhân viên phải có tác phong làm việc nghiêm túc, tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp, có tinh thần yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc; có ý thức bảo vệ và gìn giữ tài sản chung của toàn bộ khách sạn cũng như là tài sản cá nhân. Quan trọng nhất là nhà hàng phải có sự phân chia cân đối công việc cho nhân viên, đảm bảo mỗi người đều có khối lượng công việc như nhau và mỗi công việc phù hợp với thể trạng của từng người như nhân viên nam thì làm các công việc nặng hơn một chút như sắp xếp bàn ghế, bưng bê thức ăn, còn các nhân viên nữ thì chuẩn bị bàn ăn hay lau dọn khu vực tổ chức tiệc. Nhân viên không phải làm việc quá sức sẽ giải quyết mọi công việc hiệu quả hơn và vẫn đảm bảo được sức khoẻ tốt cho những buổi đi làm hôm sau. Ngoài ra, nhà hàng nên có đề xuất với

ban lãnh đạo của khách sạn cho việc khen thưởng nhân viên hàng tháng. Trao giấy khen hoặc có những phần thưởng thoả đáng sẽ giúp khuyến khích, động viên các nhân viên cố gắng làm việc có trách nhiệm hơn và chịu khó học hỏi để ngày một nâng cao tay nghề hơn từ đó, nhân viên sẽ có hứng thú làm việc và yêu quý nghề nghiệp của mình hơn.

Hiệu quả kinh doanh của nhà hàng và khách sạn phụ thuộc rất lớn vào ý thức , tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc của mỗi nhân viên. Nếu hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt thì đồng nghĩa với việc thu nhập của mỗi nhân viên ngày càng cao, chắc chắn nhân viên sẽ dần trở nên gắn bó và muốn làm việc với khách sạn lâu dài hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho quy trình phục vụ của bộ phận nhà hàng sơn trà tại khách sạn sông hàn đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w