Giải pháp cho vấn đề kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên tại bộ phận nhà hàng Sơn Trà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho quy trình phục vụ của bộ phận nhà hàng sơn trà tại khách sạn sông hàn đà nẵng (Trang 38 - 39)

KHÁCH SẠN SÔNG HÀN ĐÀ NẴNG

3.1.4. Giải pháp cho vấn đề kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên tại bộ phận nhà hàng Sơn Trà

phận nhà hàng Sơn Trà

Nhân viên của nhà hàng Sơn Trà đa phần đều có thể sử dụng và giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành tốt khi phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, tất cả các nhân viên của nhà hàng hiện nay không một ai có trình độ ngoại ngữ thứ hai như tiếng Trung, tiếng Hàn,… trong khi đó tại thành phố Đà Nẵng thì số lượng khách du lịch đến từ các nước này là rất lớn và họ đa số đều không nói được tiếng Anh. Do đó việc học thêm kỹ năng giao tiếp các thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh ra là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhân viên tại nhà hàng Sơn Trà.

Bộ phận nhân sự có thể kết hợp với các trung tâm đào tạo ở bên ngoài để tổ chức các lớp học thêm về ngoại ngữ cho nhân viên ngay tại nhà hàng hoặc cho nhân viên đi học các lớp giao tiếp ngắn hạn tại các trường đại học. Các giáo viên đứng lớp nên là những người có kinh nghiệm giảng dạy trong chuyên ngành, đặc biệt là trong ngành nhà hàng khách sạn để có lộ trình học phù hợp nhất cho nhân viên giúp tiết kiệm thời gian và chi phí học tập. Nếu tổ chức học bên ngoài thì phải chia nhân viên ra đi học theo nhóm để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc tại nhà hàng, kết quả học tập của nhân viên sẽ được gửi trực tiếp về cho phòng nhân sự kiểm tra. Sau khi tất cả nhân viên của nhà hàng đã có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thứ hai thì trưởng bộ phận nhà hàng sẽ là người trực tiếp chỉ

dẫn cho các nhân viên mới thực hành các câu tiếng Trung, tiếng Hàn,… trong quy trình phục vụ bàn trước khi bắt đầu làm việc; nhân viên giám sát thì có nhiệm vụ là kiểm tra và nhắc nhở nhân viên phục vụ thường xuyên sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành để gọi tên các dụng cụ hay tên các món ăn, giúp nhân viên dần quen và có phản xạ giao tiếp nhanh chóng hơn khi phục vụ. Bên cạnh đó, nhân viên nào có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo hơn sẽ được khen thưởng hoặc bổ nhiệm vào vị trí có yêu cầu cao về ngôn ngữ đó, để họ có dịp phát huy kỹ năng giao tiếp của mình và hỗ trợ những nhân viên còn chưa tốt trong việc sử dụng ngoại ngữ trong quá trình phục vụ khách hàng.

Biết thêm nhiều thứ tiếng sẽ giúp ích cho nhân viên rất nhiều trong việc phục vụ các khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đối với khách nước ngoài, thay vì chào đón bằng tiếng Việt có thể họ không hiểu nhưng khi nhân viên phục vụ tiếp đón niềm nở bằng chính ngôn ngữ của vị khách đó sẽ tạo nên ấn tượng tốt và sự thiện cảm cho họ về tính chuyên nghiệp của nhà hàng, đồng thời khiến khách cảm thấy thân thiện và gần gũi hơn với nhân viên phục vụ của nhà hàng. Một nhân viên phục vụ có khả năng nghe, nói tốt sẽ luôn tự tin khi xử lý mọi tình huống trong quá trình phục vụ và quan trọng nhất là hiểu được yêu cầu của khách hàng, đáp ứng chính xác những gì mà khách cần để đem lại chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất cho thực khách cả về vị giác lẫn cảm xúc. Học ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành được xem như là một khoản đầu tư “ không rủi ro” đối với những người đang làm hoặc có mong muốn làm việc trong ngành nhà hàng, khách sạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho quy trình phục vụ của bộ phận nhà hàng sơn trà tại khách sạn sông hàn đà nẵng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w