KHÁCH SẠN SÔNG HÀN ĐÀ NẴNG
3.1.5. Giải pháp cho vấn đề về khâu vệ sinh cho khu vực bếp tại bộ phận nhà hàng Sơn Trà
Sơn Trà
Lây nhiễm chéo, lây lan vi khuẩn trong nhà bếp có thể dễ dàng xảy ra nếu nhà hàng không có một quy trình vệ sinh và áp dụng các biện pháp vệ sinh đúng cách. Nhà hàng đảm bảo được khâu vệ sinh chặt chẽ ngay từ trong khu vực bếp thì sẽ tạo nên ấn tượng ban đầu tốt cho khách hàng và giữ được sự uy tín của nhà hàng.
Sau khi tất cả các món ăn cho khách đã được hoàn thành xong và đã được bày ra đĩa chuẩn bị phục vụ thì nhân viên vệ sinh phải tiến hành lau dọn khu vực chuẩn bị và khu làm chín thực phẩm ngay, tổ chức vệ sinh trước từng phân khu trong nhà bếp sẽ khiến nhân viên chú ý lau dọn kỹ càng hơn là để đến lúc khi tiệc đã kết thúc rồi mới bắt đầu lau dọn tổng thể. Nhân viên vệ sinh nên chú ý làm sạch các dụng cụ và thiết bị bằng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ mọi vết bẩn cũng như là không để mùi còn bám lại. Sau khi tiệc đã kết thúc, nhân viên vệ sinh tiến hành công việc làm sạch và sấy khô dụng cụ ăn của khách, tiếp theo là gom rác thải cho vào thùng và đem đi đổ ngay chứ không để đến lúc thùng đầy mới bắt đầu dọn, thùng rác tràn đầy sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn gây nên mùi hôi và làm ô nhiễm khu vực bếp. Cuối cùng dùng khăn vải sạch lau lại tất cả các bề mặt làm việc của khu vực bếp và lau sàn của toàn bộ nhà bếp bằng dung dịch lau sàn khử khuẩn.
Vào cuối mỗi tuần, nhân viên nên vệ sinh tủ lạnh và nhà kho để đảm bảo môi trường bảo quản an toàn cho thực phẩm, kiểm tra thực phẩm nào đã bị hư hoặc đồ đóng hộp đã quá hạn sử dụng thì nên bỏ đi. Hàng tháng, thuê các dịch vụ vệ sinh máy móc chuyên nghiệp bên ngoài để làm sạch sâu các loại máy như máy hút khói, máy rửa bát,… và hệ thống điều hoà của toàn bộ nhà hàng.