*Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với việc phát triển và đổi mới sản phẩm nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định. Chính sách sản phẩm bao gồm toàn bộ các giải pháp định hướng cho việc phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường, đáp ứng cầu thị trường trong thời kỳ chiến lược xác định. Chính sách sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng.Nó là nền tảng của chiến lược nghiên cứu thị trường chiến sản phẩm, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của chiến lược nghiên cứu thị trường.
+ Mục tiêu lợi nhuận
+ Mục tiêu mở rộng sức tiêu thụ sản phẩm xí nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Mục tiêu an toàn: chiến lược sản phẩm thực hiện đúng đắn sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp một sự tiêu thụ chắc chắn, tránh được những rủi ro tổn thất trong kinh doanh, đảm bảo được mục tiêu an toàn của sản phẩm
*Chính sách giá cả
Chính sách giá được hiểu là những phương pháp, kế hoạch nghiên cứu đưa ra để xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy khi sản xuất bất kỳ loại sản phẩm nào yêu cầu đầu tiên đối với nhà sản xuất là xây dựng cho được chính sách giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mục tiêu của chính sách giá cả gồm:
+ Tăng khối lượng bán sản phẩm.
+ Bảo đảm sự ổn định cho xí nghiệp, tránh được những phản ứng bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh.
*Chính sách phân phối
Chính sách phân phối được hiểu là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu.Chính sách phân phối có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một chính sách phân phối hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá được nhanh chóng. Chiến lược phân phối góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG THANG MÁY CỦA CÔNG TY TNHH KONE VIỆT NAM
2.1. Khái quát về công ty TNHH KONE Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH KONE Việt Nam - Tên công ty viết tắt: KONE VIETNAM LLC
- Địa chỉ trụ sở chính: số 106 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 08, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ văn phòng chi nhánh Hà Nội: Tầng 10 tháp B tòa nhà Handi Resco, số 521 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Mã số thuế: 0309469439 - Số điện thoại: 0915270989 - Website: http://www.kone.vn - Đại diện pháp luật: Cao Đức Dũng
- Ngành nghề kinh doanh: Nhập khẩu và cung cấp thang máy, thang cuốn và cửa tự động; cung cấp các dịch vụ lắp đặt cùng với các giải pháp bảo trì và nâng cấp để nâng cao giá trị của tòa nhà.
Tập đoàn KONE ra đời vào năm 1910 tại Phần Lan. KONE được biết đến là một trong những tập đoàn dẫn đầu về sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thang máy, thang cuốn và cửa tự động. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, tập đoàn thang máy KONE đã có văn phòng nằm tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hằng năm, có khoảng 12000 sản phẩm thang máy mang thương hiệu KONE được xuất xưởng và có mặt ở khắp các công trình từ lớn tới bé trên thế giới. Năm 2009, Công ty TNHH KONE Việt Nam thuộc toàn quyền sở hữu của tập đoàn KONE được thành lập. Trụ sở chính tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, với một văn phòng chi nhánh tại Hà Nội. KONE là nhà tiên phong của ngành thang máy trong nhiều thập kỷ về các giải pháp sáng tạo.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
a) Chức năng
Hơn 10 năm gia nhập và phát triển trong thị trường thang máy và thang cuốn tại Việt Nam, KONE Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực để mang đến những giải pháp về thang máy tốt nhất cho người sử dụng. Các giải pháp của KONE đã được sử dụng trong những dự án lớn như MGM Hồ Tràm, Khách sạn InterContinental Nha Trang, Trung tâm thương mại Pandora và Tòa nhà Center Point. Với sứ mệnh là hoàn thiện dòng chảy của cuộc sống đô thị, KONE giúp việc di chuyển của hành khách an toàn, tiện lợi và đáng tin cậy hơn.
b) Nhiệm vụ
- Cung cấp sự tiện lợi, hiệu quả và trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng và khách hàng trong suốt vòng đời của tòa nhà.
- Hoàn thiện các giải pháp đem lại hiệu quả sinh thái cao và giảm thiểu khí thải nhà kính từ các dây chuyền hoạt động.
- Các sản phẩm và dịch vụ sẽ được tối ưu hóa để tiết kiệm chi phí và bền vững. - Nâng cao văn hóa an toàn, đảm bảo thiết bị được bảo trì đúng cách và hoạt động tốt.
- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, đoàn kết và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
- Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các Báo cáo tài chính.
c) Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty
Giám đốc điều hành
Giám đốc phát triển kinh doanh Giám đốc kinh doanh thiết bị mới
Giám đốc tài chính Giám đốc kinh doanh dịch vụ
Quản lý nhân sự Quản lý chi nhánh Đà Nẵng
Kế toán Quản lý Marketing
Quản lý kiểm duyệt Quản lý chi nhánh phía Bắc
Quản lý an toàn Quản lý hỗ trợ bán hàng kỹ thuật
Quản lý chất lượng Quản lý đào tạo
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Kể từ khi thành lập và phát triển cho tới nay, KONE đã đi vào ổn định với cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng như phân chia trách nhiệm công việc ở các phòng ban rõ ràng và linh hoạt. Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho
Giám đốc, trực tiếp phụ trách về những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ được giao. Cụ thể:
- Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh: Là người đứng đầu thực thi các chính sách, chiến lược kinh doanh, lập các kế hoạch phát triển tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ lắp đặt, bảo trì và nâng cấp thang máy
- Giám đốc tài chính: Là người xây dựng cơ chế quản lý tài chính thích ứng với kế hoạch chiến lược đã đề ra, quản lý chặt chẽ các chi phí, lập các kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn để đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Quản lý nhân sự: Có vai trò điều hành tổ chức bộ máy công ty, theo dõi và quản lý mọi vấn đề về nhân sự trong công ty.
- Quản lý chi nhánh phía Bắc và quản lý chi nhánh Đà Nẵng: Có vai trò theo dõi và giám sát các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.
- Kế toán : Là bộ phân thực hiện chế độ tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc, tổ chức công tác hạch toán kế toán trong công ty, thực hiện các quy định của của Nhà nước về tài chính- kế toán.
- Quản lý Marketing: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch quảng cáo sản phẩm và điều chỉnh các kế hoạch hàng năm.
- Quản lý kiểm duyệt: Kiểm tra và xét duyệt các sản phẩm được lắp đặt và đưa vào sử dụng.
- Quản lý an toàn và quản lý chất lượng: Có vai trò kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng của các sản phẩm và các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm trong quá trình lắp đặt và sử dụng.
- Quản lý hỗ trợ bán hàng kỹ thuật: Có vai trò hỗ trợ các công tác quản trị bán hàng diễn ra thuận lợi.
- Quản lý đào tạo: Hướng dẫn và đào tạo chuyên môn cho nhân viên thực tập, nhân viên đang được xét duyệt thăng tiến trong công việc.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH KONE việt nam giai đoạn 2018-2020
Được thành lập từ năm 2009 đến nay, công ty đã tập trung xây dựng các kế hoạch, chính sách, xây dựng quan hệ đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong những năm qua công ty đã hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020 được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH KONE Việt Nam
giai đoạn 2018 – 2020
(Đơn vi: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch Chênh lệch năm năm 2019 / 2020 / 2018(%) 2019(%) Doanh thu bán hàng 504.350.266.603 576.085.112.114 467.497.446.008 14,22 -18,85 và dịch vụ Giá vốn hàng bán 398.911.929.974 479.111.355.603 367.093.591.295 20,1 -23,38 và dịch vụ Chi phí bán hàng 17.203.647.798 25.460.020.233 15.221.721.957 47,99 -40,21 Lợi nhuận trước thuế 10.034.732.262 15.909.462.552 7.426.214.299 58,54 -53,32 Lợi nhuận sau thuế 4.119.862.772 6.135.083.918 6.638.520.182 48,91 8,21
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH KONE Việt Nam năm 2018, năm 2019 và năm 2020)
Dựa vào bảng kết quả trên, ta có thể đánh giá tổng quan về tình hình phát triển của công ty gần đây giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể như sau:
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thang máy cùng với vệc mở rộng văn phòng chi nhánh ra Hà Nội đã giúp công ty đẩy mạnh tốc độ xử lý các yêu cầu cũng như cung cấp dịch vụ nhanh, đồng thời giúp KONE đến gần hơn và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng. Vì vậy, năm 2018 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty KONE đạt 504.350.266.603 (VNĐ) tương ứng với giá vốn hàng bán và dịch vụ là 398.911.929.974 (VNĐ). Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2018 đạt 10.034.732.262 (VNĐ) và sau khi đóng thuế lợi nhuận của công ty đạt 4.119.862.772 (VNĐ). Chi phí bán hàng gồm chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2018 đạt 17.203.647.798 (VNĐ).
Tiếp tục đà phát triển đó cùng với sự nỗ lực trong đầu tư cải tiến công nghệ kỹ thuật, năm 2019 ghi nhận sự tiến bộ của công ty khi đạt doanh thu 576.085.112.114 (VNĐ), tăng 14.22% so với năm 2018. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp năm 2019 tăng từ 398.911.929.974 (VNĐ) lên 479.111.355.603 (VNĐ), tăng 20.1% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên đáng kể là 15.909.462.552 (VNĐ), tăng
58.54% so với năm 2018. Lợi nhuận thực tế sau khi đóng thuế là 6.135.083.918 (VNĐ), tăng 48.91% so với năm 2018. Về chi phí bán hàng năm 2019 tăng từ 17.203.647.798 (VNĐ) năm 2018 lên 25.460.020.233 (VNĐ), tăng 47.99% so với năm 2018. Đây là một thống kê rất ấn tượng, ghi nhận sự thành công của các chính sách mà công ty thực hiện để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Năm 2020, với sự bùng nổ và lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có ở mọi lĩnh vực trên thế giới và ở cả Việt Nam. Kinh tế bị giảm sút, sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, doanh thu năm 2020 của công ty chỉ đạt 467.497.446.008 (VNĐ), giảm 18.85% so với năm 2019. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp cũng giảm từ 479.111.355.603 (VNĐ) xuống còn 367.093.591.295 (VNĐ), giảm 23.38% so với năm 2019. Bởi vậy, lợi nhuận của công ty năm 2020 chỉ đạt 7.426.214.299 (VNĐ), giảm 53.32% so với năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhà nước có các chính sách giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nên lợi nhuận sau khi đóng thuế của công ty đạt 6.638.520.182 (VNĐ), tăng 8.21% so với năm 2020. Chi phí bán hàng của công ty năm 2020 giảm từ 25.460.020.233 (VNĐ) xuống còn 15.221.721.957 (VNĐ), giảm 40.21% so với năm 2019.
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty qua các năm ngày càng tăng trưởng, mỗi năm thu về lợi nhuận cao. Vì vậy, có thể thấy rằng với kinh nghiệm kinh doanh cùng với các chính sách kinh doanh hợp lý đã giúp công ty ngày càng phát triển, thành công trong lĩnh vực thang máy.
2.2. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thang máy
của công ty TNHH KONE
2.2.1. Khái quát chung về thực trạng thị trường thang máy
ASEAN là thị trường đầy năng động của ngành thang máy. Cũng dễ hiểu vì theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc thì dân số của 10 nước ASEAN là gần 700 triệu người, trong đó có hơn 50% sống tại khu vực thành thị, mật độ dân số cũng thuộc hàng rất cao với 156 người/km2. Tốc độ phát triển kinh tế tương đối đồng đều và ổn định của các quốc gia trong khối cũng tạo nên một bức tranh lạc quan cho ngành bất động sản, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất phụ trợ. Các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, trực tiếp kích thích sự phát triển nóng của ngành sản xuất thang máy. Sau thời gian đầu chỉ đóng vai trò là các “công xưởng” sản xuất cho các thương hiệu từ Đông Á hay châu Âu thì khoảng chục năm trở lại đây, các thương hiệu thang máy nội địa và liên doanh đã dần xuất hiện, chiếm lĩnh một phân khúc riêng trên thị trường.
Là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh chóng, những tòa nhà cao tầng, những khu văn phòng phức hợp, chung cư cao cấp, các trung tâm thương mại đang nối tiếp nhau mọc lên tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Nhu cầu lắp đặt thang máy và thang cuốn cũng từ đó tăng cao, đưa lĩnh vực kinh doanh này trở thành một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm không chỉ đến từ các công ty trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài có bề dày kinh nghiệm. Việt Nam chính thức công bố đưa sản phẩm thang máy vào danh mục Các mặt hàng đã sản xuất được trong nước từ tháng 11/2014. Sau 7 năm, lĩnh vực sản xuất thang máy đã có nhiều bước tiến ấn tượng. Năng lực sản xuất và cung cấp dịch vụ cũng được cải thiện đáng kể theo đánh giá của các chuyên gia trong khu vực. Với số lượng sản phẩm mới được lắp đặt vào khoảng 35.000 chiếc/năm, Việt Nam là mảnh đất đầy hấp dẫn với các công ty hoạt động trong lĩnh vực thang máy.
Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 400 công ty hoạt động trong lĩnh vực thang máy bao gồm các hình thức công ty liên doanh sản xuất, các nhà phân phối thang máy, thang cuốn. Trên thực tế, thị trường thang máy ở Việt Nam chủ yếu là thang máy ngoại nhập với những cái tên tiêu biểu như: Mitsubishi, Nippon, Fuji (Nhật Bản), Schindler (Thụy Sỹ), Thyssen Krupp (Thụy Điển), Kone (Phần Lan), Otis (Mỹ). Theo số liệu điều tra cho thấy có đến 80% thang máy ở nước ta là thang máy nhập khẩu. Thang máy ngoại với những ưu điểm như chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, có uy tín lâu năm, mẫu mã đa dạng, công nghệ tiên tiến hiện đại, tính đồng bộ cao… nên đã được các chủ đầu tư ưu ái lựa chọn cho các công trình lớn và trọng điểm. Trong những năm qua, doanh nghiệp nội vẫn loay hoay với bài toán nội địa hoá để giảm giá thành sản