Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG mặt HÀNG THANG máy của CÔNG TY TNHH KONE VIỆT NAM (Trang 54 - 57)

*Xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những biện pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH KONE Việt Nam cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh được hiệu quả. Một doanh nghiệp có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thì khách hàng sẽ rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó mang lại. Chính vì vậy, đầu tư xây dựng phát triển thương hiệu là vấn đề cấp thiết mà Công ty cần lưu tâm. Để xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả, Công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, gắn chất lượng sản phẩm với việc xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, từng bước xây dựng uy tín và hình ảnh đẹp đối với các khách hàng.

*Nghiên cứu, đánh giá các đối thủ cạnh tranh

Công ty cần xây dựng chiến lược để nghiên cứu, đánh giá đối thủ cạnh tranh có hiệu quả thông qua việc xác định các bước cụ thể: phân tích và phân loại đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường. Thu thập thông tin phải đầy đủ, đồng bộ, kịp thời về đối thủ cạnh tranh. Sau khi

thu thập thông tin cần tiến hành phân tích, xếp loại các đối thủ và đưa ra các kế hoạch cạnh tranh.

3.3. Một số kiến nghị

Sự quan tâm, hỗ trợ phía các Bộ ban ngành có liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích hoạt động theo đúng hành lang pháp lý và định hướng của Nhà nước. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thang máy, để đảm bảo cho lĩnh vực thang máy phát triển ngày càng bền vững, cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về mọi mặt. Sau đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan liên quan:

- Bộ Tài chính nên có những chính sách tạo điều kiện hơn nữa trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần có những điều chỉnh về chính sách giảm thuế nhập khẩu thang máy, đặc biệt là trong điều kiện nước ta chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid–19.

- Bộ Công thương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, giữ vững vai trò trong việc đảm bảo cạnh tranh công bằng và các hành vi gian lận thương mai để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp.

- Nhà nước cần kiểm tra, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, trốn thuế,...để đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, cũng như các hãng thang máy trong và ngoài nước. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luận nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thang máy nói riêng phát triển bền vững hơn.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phát triển thị trường sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, bởi chỉ có tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt.

Trên cơ sở lý thuyết về thị trường và nghiên cứu thị trường, nội dung về phát triển thị trường, bài khóa luận đã đi vào phân tích thị trường thang máy của Công ty TNHH

KONE Việt Nam giai đoạn 2018 -2020. Giai đoạn 2018 – 2020 vừa qua, Công ty TNHH KONE Việt Nam đã không ngừng phát triển cải thiện chất lượng để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng, từ đó phát triển thị trường, kích thích nhu cầu sử dụng. Tình hình hoạt động của công ty khá ổn định và đã có nhiều bước phát triển tích cực. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít hạn chế trong quá trình phát triển thị trường của công ty, mang lại hiệu qua chưa tích cực. Từ đó, bài khóa luận đưa ra một số định hướng và biện pháp để hoàn thiện, phát triển thị trường thang máy phù hợp hơn với điều kiện và chiến lược phát triển của Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ty TNHH KONE Việt Nam (2018 – 2020), Báo cáo tài chính năm 2018,

2019, 2020, Hà Nội.

[2] Công ty TNHH KONE Việt Nam (2018 -2020), Báo cáo kết quả kinh doanh

năm 2018, 2019, 2020, Hà Nội.

[3] Hoàng Thị Thu (2015), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh

công ty Leong Việt Nam tại Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Kinh tế- Luật, trường

Đại học Thương Mại.

[4] Nguyễn Thị Út Hiền (2018), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm máy vi

tính của công ty cổ phần sản xuất thương mại Giấy Phong Châu”, Khóa luận tốt nghiệp,

trường Đại học Thương Mại.

[5] Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, NXB Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG mặt HÀNG THANG máy của CÔNG TY TNHH KONE VIỆT NAM (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w