Phân tích cân bằng tài chính tại công ty TNHH Emic Hospitality:

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty TNHH emic hospitality – TP hội an (Trang 49 - 52)

4. Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH Emic Hospitality:

4.3. Phân tích cân bằng tài chính tại công ty TNHH Emic Hospitality:

Bảng 6: Phân tích cân bằng tài chính tại công ty TNHH Emic Hospitality: ĐVT: Đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1. NVTX 4.459.920.840 5.762.538.463 12.318.271.398 2. Tài sản dài hạn 2.088.372.206 3.610.957.731 8.963.440.407 3. Vốn lưu động ròng 2.371.548.634 2.151.580.732 3.354.830.991

4. Các khoản phải thu

ngắn hạn 1.426.873.148 1.202.104.989 1.995.145..055 5. Hàng tồn kho 704.259.314 823.648.243 836.265.041 6. Tài sản ngắn hạn khác 236.246.062 356.266.405 372.959.711 7. Nợ ngắn hạn 785.435.629 1.055.807.148 1.217.841.296

8. Nhu cầu vốn lưu động ròng

(8) = (4) + (5) + (6) – (7)

1.581.942.895 1.326.212.489 1.986.528.511

9. Ngân quỹ ròng

(9) = (3) – (8) 789.605.739 825.368.243 1.368.302.480

Nhìn vào bảng 6 cho thấy vốn lưu động ròng đều dương và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể : năm 2013 vốn lưu động ròng là 2.371.548.634 đồng, đến năm 2014 giảm nhẹ còn 2.151.580.732 đồng nhưng lại tăng vào năm 2015 đạt 3.354.830.991 đồng. Điều này có nghĩa công ty đã đạt được trạng thái cân bằng tài chính dài hạn trong thời gian qua và đang có xu hướng tăng lên, đánh giá mức độ an toàn của công ty vì tài sản cố định đang được tài trợ bởi Nguồn vốn thường xuyên.

Công ty đạt được trạng thái cân bằng nhờ nguồn vốn thường xuyên mà chính xác hơn là sự tăng lên của Vốn chủ sở hữu với tốc độ khá nhanh mà trong khi đó Tài sản cố định cũng đang dần tăng nhưng với tốc độ chậm. Nhìn vào bảng 8 ta có thể thấy tình hình tài chính của công ty trong 3 năm qua là rất tốt. Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn và ngày càng có xu hướng tăng.

Nhìn vào vốn lưu động ròng có thể nhận thấy tình hình ổn định và cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty là an toàn, nguồn vốn thường xuyên sau khi tài trợ đủ cho Tài sản cố định vẫn còn đôi ra để tài trợ cho Tài sản ngắn hạn của công ty.Nguồn vốn thường xuyên của công ty cũng chính Vốn chủ sở hữa chững tỏ nội lực cũng công ty hiện rất mạnh. Tuy không vay ngoài

mà chỉ Vốn chủ sở hữu cũng đủ để tài trợ cho Tài sản dài hạn thậm chí còn dư.

Vốn lưu động ròng dương và tăng qua nhiều năm chững tỏ quyết định lựa chọn phần lớn nguồn vốn chủ sở hữu trong trường hợp này đã đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Chính sách tài trợ như vậy là phù hợp.

4.3.2. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn: hạn:

Nhu cầu vốn lưu động ròng được thể hiện qua các nhân tố hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, nợ ngắn hạn. các nhân tố này biến động cũng làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng thay đổi. Dựa vào bảng phân tích cho thấy nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty có khuynh hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2013 nhu cầu vốn lưu động ròng là 1.581.942.895 đồng, năm 2014 là 1.326.212.489 đồng và đến năm 2015 tăng lên 1.986.528.511 đồng.

Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên qua các năm do Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác và Các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng. Cùng với đó thì Nợ ngắn hạn cũng tăng với tốc độ cao hơn nên Nhu cầu vốn lưu động ròng luôn dương. Cũng có nghĩa các khoản nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho

Hàng tồn kho và khoản phải thu. Trường hợp này không tốt đối với công ty. Chứng tỏ các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn không đủ để phục vụ chu kì sản xuất kinh doanh.

Như vậy, công ty cần phải giảm tối đa hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho nhà hàng, quản lý tốt các khoản phải thu và huy động các nguồn vay khác như Vay ngắn hạn, nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng tiền trước…

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty TNHH emic hospitality – TP hội an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w