Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần nước khoáng bang (Trang 68 - 69)

Qua quá trình phân tích ở trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm qua 3 năm. Cụ thể, hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 92,5%; 79,76%; 64,08%.. Vì vậy, trong thời gian đến để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thì công ty cần phải có biện pháp quản lý tài sản một cách hữu hiệu hơn.

- Trước hết công ty cần phải nắm bắt rõ tình hình tài sản hiện tại: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. Điều này sẽ giúp cho công ty linh hoạt trong việc phân chia các loại tài sản này đến từng bộ phận sản xuất.

- Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Giúp cho quy mô sản xuất tăng lên đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí, làm cho hoạt động của công ty được cải thiện. Công ty cần xem xét đầu tư vào loại tài sản nào thực sự cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Ngoài việc lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác triển khai các dự án đầu tư, đảm bảo về thời gian, không được kéo dài làm trì hoãn thời gian thực hiện của dự án. Đồng thời, cần phải thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Có chính sách khen thưởng đối với những người, những tổ làm tốt, có biện pháp xử lý, kỷ luật đối với những người, những tổ thực hiện không tốt kế hoạch đề ra.

- Để các máy hoạt động được lâu bền, liên tục thì công ty cần phải lên kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì dự phòng máy móc thiết bị định kỳ. Bên cạnh đó, ngoài việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị công ty cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng máy móc thiết bị để kịp thời phát hiện những trở ngại

xảy ra nhằm có biện pháp sửa chữa kịp thời, không làm giảm công suất làm việc của nó.

- Hiện nay, công ty vẫn còn một số công nhân có tay nghề yếu, không đáp ứng kịp với yêu cầu sản xuất – kinh doanh của công ty. Vì vậy mà đồng thời với việc công nghệ hóa các quá trình sản xuất thì công ty cũng nên tổ chức chương trình đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất về những kiến thức có liên quan đến kỹ thuật công nghệ, nâng cao tay nghề cho công nhân, có như vậy mới có thể khai thác hết tiềm năng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Có thể liên kết với nơi bán máy móc thiết bị, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật sử dụng cho công nhân của công ty. Như thế công ty sẽ giảm bớt một phần chi phí đào tạo.

- Công ty cần phải có quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ một cách cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, các nhân liên quan trong việc quản lý TSCĐ.

- Đối với những tài sản đã quá cũ kỹ, lạc hậu, không còn phù hợp với quá trình sản xuất nếu vẫn tiếp tục sử dụng thì hiệu quả nó mang lại sẽ ít hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để sữa chữa, nâng cấp nó. Vì vậy mà công ty cần phải thanh lý, nhượng bán những loại tài sản nàymột cách hợp lý, tạo cho công ty một khoản thu nhập khác để có thể đầu tư vào máy móc thiết bị mới.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần nước khoáng bang (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w