Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN HOÀN KIM PHƯƠNG (Trang 32 - 35)

1.3.4.3. Nhân tố môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp, ...Các doanh nghiệp phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (xấu, tốt) của từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ nên doanh nghiệp phải có phương án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.

1.3.4.4. Môi trường chính trị, luật pháp

Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là một chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động. Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là môi trường pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Nó thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh và tránh được những rủi ro đối với doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.

1.3.4.5. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng của sản phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành.

1.3.4.6. Thị trường

Thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh như thị trường cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, …Thị trường đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng

của sản phẩm, …Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

1.3.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế

Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các chủ thể kinh doanh. Nước ta đã chính thức gia nhập WTO đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Các doanh nghiệp nước ta đang đối mặt với việc phân chia và giảm sút thị phần do sự thâm nhập thị trường của các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, …Trong khi đó việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta còn ở mức rất thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, ta đã có thể nắm được khái niệm cũng như ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. Đó là việc tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ để thu thập và xử lý các thông tin nhằm đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Từ đó ta lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ thông qua các hoạt động phân tích:

- Phân tích các bảng báo cáo kinh doanh: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích thông qua các chỉ số tài chính: + Phân tích khả năng thanh toán

+ Phân tích khả năng quản lý nợ + Phân tích khả năng quản lý tài sản

- Phân tích theo mô hình Dupont

Bên cạnh đó, ta cũng đã tìm hiểu các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong chương 2 sẽ giới thiệu và trình bày thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Hoàn Kim Phương trong ba năm 2016 – 2018, với việc phân tích tài chính sẽ đánh giá được năng lực kinh doanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức, từ đó khẳng định hình ảnh của Công ty hơn trong tâm trí của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀN KIM PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2018

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN HOÀN KIM PHƯƠNG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w