- Tuy áp dụng chính sách tín dụng siết chặt hơn đối với khách hàng vào năm 2017, tuy nhiên đến năm 2018, khoản phải thu khách hàng của Công ty lại có xu hướng tăng. Do đó, vốn của công ty bị vẫn bị chiếm dụng.
- Hàng tồn kho tăng nhanh và luôn ở mức cao do vậy công ty luôn phải gánh chịu những chi phí phát sinh không cần thiết làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và trên tổng nguồn vốn của công ty thấp hơn trung bình ngành, điều này cho thấy rằng, tuy công ty hoạt động kinh doanh có lãi nhưng chưa thực sự hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương hai đề cập tới thực tiễn vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Luận văn đã đi sâu vào nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung bao gồm: Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, phân tích khả năng sinh lời, phân tích cơ cấu tài chính, .... Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động tài chính của Công ty.
Với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, thông tin kế toán trở nên cực kỳ cần thiết trong việc đưa ra quyết định cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư. Nên việc đưa ra những thông tin chính xác, phản ánh được tình hình tài chính của công ty là một vấn đề quyết định thành bại cho Doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của quản lý tài chính đó, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có những cách thức, biện pháp quản lý tài chính hiệu quả. Qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty tác giả nhận thấy công tác quản lý tài chính vẫn còn nhiều tồn tại, cần phải có những giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của Doanh nghiệp. Đây là sẽ căn cứ để trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần Hoàn Kim Phương tại Chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HOÀN KIM PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019- 2021 3.1. Phương hướng và mục tiêu tài chính đến năm 2021 của Công Ty CP Hoàn Kim Phương
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, Công ty phải không ngừng mở rộng và xây dựng phát triển theo hướng đa ngành, phù hợp với sự phát triển của cơ chế thị trường theo định hướng của Nhà nước, bảo đảm lợi ích hài hòa của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và nhà đầu tư. Cụ thể:
Các mục tiêu của Công ty:
+ Tiếp tục nghiên cứu để hợp lý hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và tăng năng suất lao động. Tập trung chỉ đạo triệt để tiết kiệm để tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hiện đại dựa trên các ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm lao động.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển sản phẩm mới.
+ Xúc tiến hoạt động xây dựng thương hiệu và các nhãn hiệu sản phẩm để giữ vững vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: từ các bộ phận thiết kế sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, bán hàng, tiếp thị sẽ phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong vấn đề xây dựng thương hiệu.
+ Tiếp tục củng cố nhân lực cho bộ phận bán hàng nhằm từng bước chuyên nghiệp hóa và nâng cao hiệu quả của bộ phận bán hàng, xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Về mục tiêu tài chính của Công ty:
+ Tồn kho vật tư và sản phẩm thấp hơn năm ngoái, vòng vốn được quay vòng tốt hơn.
+ Công ty đề ra các chính sách hỗ trờ nhằm thúc đẩy các nhà phân phối, đại lý mua hàng bằng tiền ngay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro về tín dụng.
3.2. Dự báo tài chính của Công Ty Cổ Phần Hoàn Kim Phương giai đoạn 2019-2021 2021
3.2.1. Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Từ báo cáo kết quả HĐKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 ta xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ theo bảng sau:
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu BCKQKD với DTT bán hàng và CCDV giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 TT 2017 TT 2016 TT quânBình Doanh Thu Thuần 5,654,778 3,455,090 3,069,464 Giá Vốn Hàng Bán 4,365,576 77.20% 2,687,245 77.78% 2,348,625 76.52% 77.16% Lợi Nhuận Gộp 1,289,202 767,845 22.22% 720,839 23.48% 15.24% Chi phí hoạt động Chi phí tài chính 0 0 0 Trong đó: CP lãi vay 0 0 0 Chi phí bán hàng 774,978 13.70% 453,623 13.13% 423,930 13.81% 13.55% Chi phí quản lý doanh nghiệp 287,936 5.09% 183,281 5.30% 177,548 5.78% 5.39% Tổng Chi phí hoạt động 1,062,914 18.80% 636,904 18.43% 601,478 19.60% 18.94% Tổng doanh thu hoạt động tài chính 8,794 0.16% 5,265 0.15% 1,327 0.04% 0.12% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 235,082 4.16% 136,206 3.94% 120,688 3.93% 4.01% Lợi nhuận khác 6,010 0.11% 43,448 1.26% 1,023 0.03% 0.47% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 241,092 4.26% 179,654 5.20% 121,711 3.97% 4.48%
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu từ BCTC của Công ty giai đoạn 2016-2018)
Với mục tiêu của Công ty đặt ra giai đoạn 2019-2021 là tăng trưởng 10% doanh thu thuần vào năm 2019, 12% doanh thu thuần vào năm 2020 và 15% doanh thu thuần vào năm 2021 so với năm 2018. Ta có bảng dự báo doanh thu thuần của Công ty giai đoạn 2019-2021 như sau:
Bảng 3.2. Dự báo doanh thu thuần của Công ty CP Hoàn Kim Phương giai đoạn 2019-2021
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021
Doanh thu thuần từ
BH&CCDV 6,220,256 6,333,351 6,502,995
(Nguồn: Tính toán của tác giả theo mục tiêu của Công ty)
Ta có báo cáo kết quả kinh doanh dự báo như sau:
Bảng 3.3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo giai đoạn 2019-2021
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Tỷ lệ
BQ/DTT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh Thu Thuần 6,220,256 6,333,351 6,502,995
Giá Vốn Hàng Bán 77.16% 4,799,835 4,887,104 5,018,009
Lợi Nhuận Gộp 1,420,421 1,446,247 1,484,986
Tổng Chi phí hoạt động 18.94% 1,178,242 1,199,665 1,231,799 Tổng doanh thu hoạt động tài
chính 0.12% 7,280 7,413 7,611
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 249,459 253,995 260,798
Lợi nhuận khác 0.47% 28,968 29,495 30,285
Tổng lợi nhuận trước thuế 278,427 283,490 291,083
3.2.2. Dự báo bảng cân đối kế toán
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCĐKT với DTT BH&CCDV giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 Tỷ lệ %/DTT 2017 Tỷ lệ %/DTT 2016 Tỷ lệ %/DTT Bình quân
Doanh thu thuần 5,654,7
78 3,455,0 90 3, 069,464 Tài Sản Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản
tương đương tiền 876,542 15.50% 1,077,328 31.18% 981,847 31.99% 26.22% Các khoản phải thu ngắn hạn 184,622 3.26% 62,721 1.82% 130,850 4.26% 3.11% Hàng tồn kho 756,461 13.38% 630,571 18.25% 471,820 15.37% 15.67% Tài sản ngắn hạn khác 74,286 1.31% 35,781 1.04% 0 0.00% 0.78% TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,891,911 33.46% 1,806,401 52.28% 1,584,517 51.62% 45.79% Các khoản phải thu dài hạn 42,787 0.76% 15,641 0.45% 0 0.00% 0.40% Tài sản cố định 1,598,084 28.26% 1,134,084 32.82% 1,134,084 36.95% 32.68% (Giá trị hao mòn lũy kế) -196,112 -3.47% -168,140 -4.87% -132,739 -4.32% -4.22% Bất động sản đầu tư 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00%
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% Tổng tài sản dài hạn khác 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% TỔNG TÀI SẢN 3,336,670 59.01% 2,787,986 80.69% 2,585,862 84.24% 74.65% Nợ Phải Trả 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Nợ ngắn hạn 336,670 5.95% 287,986 8.34% 270,862 8.82% 7.70% Nợ dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% Tổng Nợ 336,670 5.95% 287,986 8.34% 270,862 8.82% 7.70% Nguồn Vốn 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Vốn chủ sở hữu 3,000,000 53.05% 2,500,000 72.36% 2,315,000 75.42% 66.94%
Nguồn kinh phí
và quỹ khác 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
Tổng Nguồn Vốn 3,000,000 53.05% 2,500,000 72.36% 2,315,000 75.42% 66.94%
TỔNG NV 3,336,670 59.01% 2,787,986 80.69% 2,585,862 84.24% 74.65%
(Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu từ BCTC của Công ty giai đoạn 2016-2018)
Từ đó, ta có bảng dự báo bảng cân đối kế toán giai đoạn 2019-2021 của Công ty như sau:
Bảng 3.4. Bảng dự báo bảng cân đối kế toán Công ty Hoàn Kim Phương giai đoạn 2019-2021
ĐVT: Tỷ đồng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tỷ lệ % dự
báo
2019 2020 2021
Doanh thu thuần 6,220,256 6,333,351 6,502,995
Tài Sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
26.22% 1,631,145 1,660,803 1,705,288 Các khoản phải thu ngắn hạn 3.11% 193,723 197,245 202,529
Hàng tồn kho 15.67% 974,492 992,210 1,018,787
Tài sản ngắn hạn khác 0.78% 48,711 49,596 50,925
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
45.79% 2,848,071 2,899,854 2,977,529
Các khoản phải thu dài hạn 0.40% 25,075 25,531 26,215
Tài sản cố định 32.68% 2,032,606 2,069,563 2,124,998
(Giá trị hao mòn lũy kế) -4.22% (262,474) (267,247) (274,405)
Bất động sản đầu tư 0.00% - - -
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0.00% - - -
TỔNG TÀI SẢN DÀI HẠN 1,795,207 1,827,847 1,876,807
Nợ Phải Trả Nợ ngắn hạn 7.70% 479,235 487,948 501,018 Nợ dài hạn 0.00% Tổng Nợ 7.70% 479,235 487,948 501,018 Nguồn Vốn 0.00% Vốn chủ sở hữu 66.94% 4,164,043 4,239,753 4,353,318
Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00% - - -
Tổng Nguồn Vốn 66.94% 4,164,043 4,239,753 4,353,318
TỔNG NGUỒN VỐN 74.65% 4,643,278 4,727,701 4,854,336
(Nguồn: Dự báo của tác giả)
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty
3.3.1. Nâng cao doanh thu
Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, có thể trình bày đến một số biện pháp như:
* Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn cho phép doanh nghiệp định hình được hướng đi mà doanh nghiệp đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.
* Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Việc triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương, chính sách phân phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
-Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần...
-Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.
-Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán.
-Với chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa hàng, nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới phân phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.
* Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty. Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào, cho đến đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thanh toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó làm gia tăng chi tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng, tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu, và làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút được khách hàng đến doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn
cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.
Doanh thu và chi phí là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh các biện pháp trên, để tăng doanh thu, Công ty có thể thực hiện các biện pháp như tăng cường công tác tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới. Xây dựng chính sách bán chịu đối với các bạn hàng có quan hệ lâu năm hoặc các doanh nghiệp mà có uy tín tín dụng dựa vào các tiêu chí: ứng xử của khách hàng thể hiện qua thái độvà hành vi của khách hàng trong việc trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng được xem xét thông qua các báo cáo thường niên của đối tác, và tình hình kinh tế vĩ mô. Xây dựng chính sách bán chịu này có thể là phương thức bán trả chậm, trả góp với phương thức trả và điều khoản bán chịu linh hoạt từ đó làm tăng doanh thu.
3.3.2. Phấn đấu giảm chi phí trong hoạt động
Công ty cần kiểm soát chi phí trong hoạt động, tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể là:
(1) Thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, xây dựng cơ chế khoán chi phí đối với những bộ phận gián tiếp ví dụ như: chi phí điện thoại, điện nước, văn phòng phẩm, chi phí hội nghị, công tác phí…
(2) Xây dựng cơ ché thưởng phạt liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm;
(3) Kiểm soát các yếu tố đầu vào;
(4) Thông tin và giải thích một cách đầy đủ, rõ ràng sự khác biệt giữa kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí để tạo ý thức tiết kiệm đối với nhân viên. Quản lý chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các khoản dự phòng mà phản ánh trong chi phí này, nếu có những khoản dự phòng này sẽ là những nhân tố không tích cực cho báo cáo, cho thấy Công ty có hoạt động thu hồi công nợ là không tốt.
- Trên cơ sở việc kiểm soát các chi phí chi tiết, Công ty cần tổng hợp và thực hiện:
+ Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro: một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần gia tăng mức độ tin cậy về thông tin từ các số liệu kế toán và báo cáo tài chính, đảm bảo tổ chức kinh doanh hiệu quả, sử dụng tối ưu nguồn lực, giảm bớt nguy cơ xảy ra rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ tài sản, hạn chế rủi ro trộm cắp, gian lận và tuân thủ chính sách, quy định của tổ chức.
+ Kiểm soát và nâng cao hiệu quả chi phí tiền lương: Chi phí lương của Công ty tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ tăng chi phí này không tạo ra được tỷ lệ tăng doanh thu tương ứng, do vậy việc kiểm soát và nâng cao hiệu quả chi phí tiền lương là rất quan trọng, cần có những giải pháp cụ thể như: (1) Lực lượng bán hàng của