Theo như phân tích tại Chương 2, Cả 3 năm 2016, 2017 và 2018 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (trên 89%), còn lại là từ nguồn vốn bên ngoài. Như vậy, tuy Công ty có tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu lớn giúp công ty độc lập về nguồn lực tài chính, khả năng thanh toán nợ nhanh. Tuy nhiên, qua đó cũng có thể thấy rằng, Công ty chưa tận dụng hết các nguồn vốn bên ngoài. Để Công ty tận dụng hết các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì và sử dụng một cách giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như:
- Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng
cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.