* Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị cao nhất Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (do điều lệ Công ty qui định).
* Ban Kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát của Công ty có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu.
* Giám đốc
- Là người đại diện theo pháp luật của Công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty.
* Phó giám đốc
Là người thừa hành Giám đốc trong việc lập kế hoạch công ty cũng như giám sát tiến độ kỹ thuật của quá trình sản xuất; trợ giúp cho giám đốc quản lý và điều hành việc cung ứng vật tư và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc mua sắm các thiết bị, vật tư cung ứng cho sản xuất đảm bảo số lượng và chất lượng cần thiết.
* Phòng kinh doanh
+ Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu. Đây là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Kinh doanh. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt.
* Phòng TC- kế toán - Chức năng
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty. Thực hiện chức năng kiểm soát viên nhà nước tại công ty. Quản lý và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do công ty huy động.
+ Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, báo cáo tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc
+Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo tài chính khác của công ty theo quy định trình TGĐ duyệt. Xây dựng dự toán và lập báo cáo quyết toán tài chính. Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. * Phòng nhân sự
+ Xây dựng bộ máy tổ chức Công ty và bố trí nhân sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty.
+ Xây dựng các qui chế làm việc cũng như các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, … đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công tác trong Công ty.
+ Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho Công ty như: sơ kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập Công ty, mit-tinh họp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm, hội nghị khách hàng ...
+ Quản lý lao động, tiền lương cán bộ - công nhân viên cùng với Phòng TC- kế toán.
* Phòng quản lý dự án
+ Phòng Quản lý Dự án có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các dự án của Công ty.
* Bộ phận KCS - Chức năng:
+ Tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo công ty về công tác tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Bao quát chung về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Thành lập các bộ phận đảm nhận các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty, xí nghiệp cho phù hợp với thực tế (đổi người, bố trí người phù hợp với công việc)
* Các phân xưởng sản xuất
- Quản lý nguồn lực sản xuất: quản lý về danh mục sản phẩm, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…
- Theo dõi thông tin tổng hợp về quy trình sản xuất: Tổng hợp thông tin về sản phẩm thiết kế, về công cụ sử dụng, nguồn lực sử dụng…
- Ghi nhận thông tin liên quan đến công đoạn sản xuất như thời gian, sảm phẩm, tỷ lệ hao hụt, phế phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, định mức nguyên vật liệu…