Báo cáo Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Bác cáo phát triển bền vững vinamilk (Trang 26)

- Chế độ làm việc, lương thưởng, phúc lợi xứng đáng

Báo cáo Phát triển bền vững

cơng bố các thơng tin chính thức liên quan đến mục tiêu, định hướng và các hoạt động liên quan đến Phát triển bền vững của Công ty.

Năm 2020, Báo cáo Phát triển bền vững tiếp tục được lập thành báo cáo riêng biệt với Báo cáo thường niên. Tất cả các số liệu được báo cáo cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2020.

Trong báo cáo này, các lĩnh vực trọng yếu được xác định dựa trên đánh giá kết hợp giữa mức độ quan tâm của các bên liên quan và tác động của chúng tới Vinamilk. Thông tin được trình bày bao gồm phương thức quản lý, mục tiêu, định hướng Phát triển bền vững của Vinamilk trong từng giai đoạn (bao gồm ngắn hạn và dài hạn); cam kết của Vinamilk đối với các bên liên quan; hiện trạng, các chương trình, hoạt động nổi bật trong năm liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu; đưa ra các đánh giá, thành tựu Công ty đã đạt được trong năm, mức độ đáp ứng các cam kết của Vinamilk và mối quan tâm của các bên liên quan, nhằm phác họa toàn cảnh bức tranh hoạt động của Công ty trong năm, và định hướng Phát triển bền vững cho tương lai.

Báo cáo được lập theo Chuẩn mực Sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo Phát triển bền vững (GRI Standards) được phát hành bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB) vào năm 2016, điều chỉnh năm 2018 và 2020. Đây là chuẩn mực quốc tế và phiên bản mới nhất về lập Báo cáo Phát triển bền vững. Bên cạnh đó, báo cáo cịn trình bày một số chỉ tiêu được công bố bổ sung theo hướng dẫn của GRI dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm (GRI Food Processing)

Ngoài ra, các mục tiêu và hoạt động chiến lược trong định hướng của Vinamilk được trình bày trong báo cáo này cũng gắn với các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (17 Sustainable Development), Khung Phát triển bền vững ngành sữa (DSF) và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (UNGC).

ĐƠN VỊ BAO GỒM TRONG BÁO CÁO

ĐƠN VỊ BAO GỒM TRONG BÁO CÁO

Nhằm cung cấp thơng tin chính xác và tin cậy về hoạt động PTBV đến các bên liên quan, Báo cáo PTBV năm 2020 của Vinamilk tiếp tục được đảm bảo bởi PwC Việt Nam. Vinamilk khẳng định không tồn tại bất kỳ mâu thuẫn nào về lợi ích trong việc chỉ định đơn vị thực hiện dịch vụ đảm bảo. Các chỉ số Phát triển bền vững được lựa chọn theo các lĩnh vực trọng yếu bao trùm các lĩnh vực kinh tế, mơi trường và xã hội, cụ thể như sau:

• Lượng sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi địa phương (kg) – GRI 203-2;

• Phần trăm (%) sản phẩm có lượng đường giảm, phần trăm (%) sản phẩm không bổ sung đường, phần trăm (%) sản phẩm có hàm lượng chất béo giảm, phần trăm (%) sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, phần trăm (%) sản phẩm bổ sung chất xơ hòa tan, phần trăm (%) sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, phần trăm (%) sản phẩm hữu cơ, phần trăm (%) sản phẩm lên men tự nhiên và phần trăm (%) sản phẩm từ hạt trong cơ cấu sản phẩm (Chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe) – GRI FP6;

• Tổng lượng phát thải nhà kính gián tiếp từ năng lượng (kg CO2) – GRI 305-2; • Tổng năng lượng tiêu thụ (MJ) – GRI 302-1;

• Tổng lượng nước khai thác theo nguồn (m3) – GRI 303-3; • Tổng lượng nước thải theo nguồn tiếp nhận (m3) – GRI 303-4; • Tổng lượng nước tiêu thụ (m3) – GRI 303-5;

• Tổng lượng chất thải theo loại (kg) – GRI 306-3;

• Tổng lượng chất thải được tái sử dụng, tái chế và theo các phương pháp khôi phục khác (kg) – GRI 306-4;

• Tổng lượng chất thải được đưa qua xử lý theo phương pháp thiêu hủy, chôn lấp và các phương pháp thải bỏ khác (kg) – GRI 306-5;

• Tổng số nhân cơng tham gia hệ thống quản trị an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - GRI 403-8; • Tỷ lệ tai nạn lao động – GRI 403-9; và

• Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp – GRI 403-10.

Mọi ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi liên quan đến báo cáo xin vui lòng liên hệ trực tiếp trên Website của Vinamilk, tại mục Phản hồi thông tin (http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=FAQ) hoặc email đến thành viên phụ trách Chương trình Phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Bác cáo phát triển bền vững vinamilk (Trang 26)