- Tình hình nước Mỹ
TỪ KHI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA LÊN CẦM QUYỀN 2.1 Quan hệ chính trị ngoại giao
2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ Những năm đầu thế kỷ XXI, quan điểm và đường lối đối ngoại của Trung Quốc được thể hiện rõ nhất qua nghị quyết của hai kỳ đại hội Đảng Cộng sản: Đại hội lần thứ XVI (Năm 2002) và Đại hội XVII (năm 2007). Đặc biệt, sau khi phân tích tình hình thế giới, Đại hội XVII đã đề ra chủ trương về các vấn đề thế giới cũng như công tác đối ngoại qua tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, kiên định theo con đường phát triển hòa bình. Chúng tôi sẽ phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, thúc đẩy xây dựng một thế giới hòa hợp với hòa bình và thịnh vượng lâu dài…”. Đối với các nước phát triển, Trung Quốc thực hiện chính sách tiếp tục tăng cường đối thoại chiến lược, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác sâu rộng và thu hẹp sự khác biệt nhằm thúc đẩy quan hệ song phương dài hạn, ổn định và phát triển lành mạnh.
Những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được trong thời gian qua đã tạo thế và lực vững mạnh cho nước này trong thế kỷ XXI có thể sánh vai cùng các cường quốc và các nước lớn khác trên thế giới. Từ năm 2000, Trung Quốc đã tuyên bố chính sách ngoại giao nước lớn với nội dung coi trọng hơn các mối quan hệ. Nhận thức được vai trò của Mỹ đối với sự phát triển của mình, Trung Quốc cũng đã xây dựng một chính sách đối ngoại đối với nước Mỹ và luôn đặc biệt ưu tiên cao nhất quan hệ với nước này. Trung Quốc luôn coi quan hệ với Mỹ là trọng điểm, là trục chính. Trung Quốc coi trọng quan hệ với Mỹ dựa trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình, với mong muốn
“tăng thêm lòng tin, giảm bớt phiền hà, phát triển hợp tác, không gây đối kháng”. Nhưng ý đồ chiến lược của Trung Quốc cũng không hề giấu diếm, đó là mong muốn đuổi kịp nước Mỹ, sánh vai với Mỹ cùng lãnh đạo thế giới và cuối cùng là thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới, chi phối đời sống quốc tế.
Những điều chỉnh về chính sách đối ngoại của Mỹ khi tổng thống Barack Obama lên cầm quyền.
Tháng 1 năm 2009, Barack Obama chính thức nắm chính quyền ở Mỹ và trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên trong 44 đời Tổng thống của nước Mỹ. Tổng thống Obama bắt đầu nhậm chức giữa một cuộc khủng hoảng niềm tin đang lan rộng. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra: liệu Mỹ còn có thể lãnh đạo hiệu quả đối với các sự kiện trong nước và quốc tế hay không ? liệu chính sách đối ngoại của tân tổng thống có mang lại thay đổi gì mới và một tương lai tốt đẹp cho nước Mỹ hay không?...Trên thực tế, chính sách ngoại giao của tổng thống Obama có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới bởi mỗi chính sách ông đưa ra đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả các nước, và mọi người cũng không thể phủ nhận vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ trên toàn thế giới. Chính vì lẽ đó, chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama khi mới lên cầm quyền đã nhằm vào ba mục tiêu chính: khôi phục và củng cố vị trí siêu cường số một thế giới của Mỹ, giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhằm phục hồi đất nước, và cuộc chiến chống khủng bố với trọng tâm là cuộc chiến ở Iraq và Afganistan. Chính sách đối ngoại của Mỹ mà người thực hiện là Ngoại trưởng Hilary nhằm nỗ lực cải thiện hình ảnh ngoại giao của nước Mỹ, duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ. Việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã mang nhiều tính thực dụng hơn khi chú trọng tới hiệu quả, sự linh hoạt theo hướng tăng cường hợp tác, đối thoại và lắng nghe, bớt áp đặt và sử dụng “sức mạnh mềm” và chỉ kiên quyết sử dụng bằng sức mạnh cứng khi cần thiết, tiếp tục sử
dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền và tôn giáo để gây sức ép và can thiệp đối với công việc nội bộ của các nước khác. Điều này khác với cách tiếp cận chính sách diều hâu, đơn phương và răn đe quân sự như thời chính quyền Bush. Nhiều nhà phân tích cho rằng chủ nghĩa khủng bố là mối uy hiếp hàng đầu đối với nước Mỹ hiện nay và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là các vấn đề như kết thúc chiến tranh ở Iraq, xử lý vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, cuộc chiến ở Afganistan và tiến trình hòa bình Trung Đông, khí hậu trái đất nóng lên. Tuy vậy, Tổng thống Obama nhiều lần nhấn mạnh vai trò cũng như tầm quan trọng của Mỹ và Trung Quốc, coi đây là nhân tố định hình nên trật tự thế giới trong thế kỷ XXI. Ngay từ khi vận động tranh cử, Barack Obama đã tuyên bố Trung Quốc đang trỗi dậy, thế và lực của Trung Quốc là không thể xem thường, do đó Mỹ cần phải xây dựng quan hệ lâu dài, tích cực và mang tính xây dựng với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường đối thoại sâu rộng về vấn đề môi trường và giao lưu quân sự. Trong bài phát biểu về công tác ngoại giao, Tổng thống Obama đã chỉ rõ sự nhất trí giữa Trung Quốc và Mỹ trong nhiều lợi ích an ninh, cho rằng mối quan hệ giữa hai nước là mối quan hệ bạn bè và nhấn mạnh: “chúng tôi biết rằng chỉ cần hai nước Mỹ - Trung nhận thức được lợi ích chung, thì có thể thực hiện được những mục tiêu chung trên rất nhiều mặt trận”. [3]
Xét từ cấp độ song phương, quan hệ Mỹ - Trung đã được đặt nền móng vững chắc và đứng trước các cơ hội tốt đẹp. Trước hết, các cuộc tiếp xúc và trao đổi lẫn nhau từ lãnh đạo nhà nước cho tới các quan chức cấp cao và đông đảo quần chúng nhân dân ngày càng nhộn nhịp, hai bên thiết lập trên 60 cơ chế giao lưu đối thoại, đặc biệt là Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng quyết định nâng cơ chế “đối thoại kinh tế chiến lược” (Strategic Economic Dialogue - SED) (được thiết lập bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào với tổng thống G.Bush năm 2006) lên thành “Đối thoại chiến lược và kinh tế”
(Strategic and Economic Dialogue - S&ED). Tháng 7/2009, hai nước đã tổ chức thành công Đối thoại chiến lược và kinh tế lần đầu tiên tại Washington và cho đến nay, hai nước đã tổ chức được ba cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế. Thứ hai, sự hợp tác thiết thực giữa hai nước trong các lĩnh vực tiếp tục được tăng cường và thu về các thành quả lớn, đạt được cho mỗi bên các thành tích thực sự.
Mặc dù không tạo được sự đột phát nào về các vấn đề còn tồn tại giữa hai bên, nhưng chuyến thăm của Tổng thống Obama đã đánh dấu khởi điểm mới cho quan hệ Mỹ - Trung, Tổng thống Obama đã thành công trong việc gửi đi bản thông điệp về “chính sách ngoại giao thông minh” của ông đối với Trung Quốc và cả khu vực Đông Á. Sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama đối với Trung Quốc là một thực tế và thể hiện chủ yếu trên ba phương diện chính. Thứ nhất, Mỹ không lấy kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc làm mục tiêu chính sách mà còn chủ trương tăng cường hợp tác với Trung Quốc, coi đó là biện pháp không thể thiếu để giải quyết các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu. Thứ hai, Mỹ không còn coi việc áp đặt những quan niệm như giá trị dân chủ, nhân quyền là mục tiêu chính sách trong quan hệ với Trung Quốc, tôn trọng mô hình phát triển mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã lựa chọn. Thứ ba, Mỹ chủ trương thông qua đối thoại, xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác, giải quyết các vấn đề có liên quan giữa hai bên. [13]
Thông qua mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước Mỹ - Trung trong thời gian qua có thể thấy, chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đối với Trung Quốc trong năm 2009 là “tiếp xúc”, “dung hòa”, sang năm 2010 lại lấy “kiềm chế” làm chính [6],[23]. Cho đến năm 2011, quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước bắt đầu quay trở lại trạng thái dung hòa. Hai bên vẫn còn tồn tại những vấn đề nhạy cảm, nhưng cũng vẫn nhận thấy tầm quan
trọng của nhau nên đã cố gắng vận dụng sự khéo léo để lợi dụng lẫn nhau. Thực chất, trong quan hệ hai nước ba năm qua cũng có những bước thăng trầm, tính chất hai mặt và sự phức tạp vẫn luôn luôn hiện diện trong quan hệ của hai nước kể từ khi tổng thống Barack Obama lên cầm quyền.