- Tình hình nước Mỹ
2.2.1. Về quan hệ kinh tế
Kinh tế được đánh giá là lĩnh vực hợp tác nổi trội nhất trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã không ngừng phát triển. Nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế năm 2001, mối quan hệ này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Hai nhiệm kỳ dưới thời tổng thống G.Bush (2001 - 2008), Trung Quốc và Mỹ đã thiết lập được cuộc “Đối thoại kinh tế chiến lược” nhằm cố gắng tìm cách giải quyết những mâu thuẫn mang tính cơ cấu trong quan hệ kinh tế mậu dịch thương mại song phương, tìm cách xây dựng quan hệ hợp tác có tính xây dựng và phát triển bền vững. Đối thoại kinh tế chiến lược đã được hai bên thống nhất sẽ duy trì tổ chức hai năm một lần và tổ chức luân phiên tại mỗi nước ở cấp chuyên gia cao cấp (thứ trưởng, trợ lý Bộ trưởng Ngoại
giao hoặc thương mại). Tuy nhiên, đó chỉ là những vấn đề thuần túy kinh tế, mậu dịch, đầu tư song phương. Từ năm 2009, khi tổng thống Obama lên cầm quyền, hai bên đã quyết định mở rộng cuộc thảo luận hai chiều đến các vấn đề an ninh, chính sách đối ngoại của hai nước và nhiều vấn đề mang tính quốc tế khác. Do đó, “Đối thoại kinh tế chiến lược” đã chuyển thành “Đối thoại chiến lược và kinh tế”. Đối thoại này được tổ chức luân phiên tại thủ đô của mỗi nước mỗi năm một lần, cấp tham dự là Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Phó thủ tướng và ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Đánh giá về “Đối thoại chiến lược và kinh tế”, Ngoại trưởng H.Clinton đã nói, đây là cuộc đối thoại “chưa có trong tiền lệ lịch sử quan hệ Mỹ - Trung, nó đặt nền móng cho mối quan hệ song phương toàn diện trong thế kỷ XXI vốn sẽ phải đối mặt với một số thách thức lớn nhất” [2]. Kể từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức được ba vòng đám phán về đối thoại kinh tế và chiến lược. Vòng đàm phán đầu tiên được tổ chức vào tháng 7/2009 tại Mỹ, lần thứ hai được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 5/2010 và lần thứ ba được tổ chức vào tháng 5/2011 tại Washington. Có thể nhận thấy, “Đối thoại chiến lược và kinh tế” là cơ chế quan trọng thứ hai sau các cuộc gặp thượng đỉnh nhằm hoàn chỉnh quan hệ đối tác song phương giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ là nước phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hai nước chiếm 1/3 GDP của thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hoá chiếm 40% toàn thế giới. Là nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai của thế giới, Mỹ - Trung có điều kiện phát huy tiềm năng hợp tác, mở rộng lĩnh vực hợp tác, nâng cao trình độ hợp tác, từ đó thúc đẩy nền kinh tế, tài chính và kỹ thuật của hai nước phát triển ở cấp độ cao hơn. Đồng thời, là hai đầu tàu lớn của nền kinh tế thế giới, hai nước Mỹ - Trung có trách nhiệm thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển. Mỹ -
Trung là hai nước lớn có ảnh hưởng quan trọng ở hai bờ Đông - Tây Thái Bình Dương, đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phát huy vai trò quan trọng trong các công việc quốc tế. Mỹ - Trung có thể cống hiến cho cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hoà bình ổn định thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như đối phó với các thách thức mang tính toàn cầu. [17]
Trong vấn đề kinh tế, Mỹ cũng đang chờ đợi Trung Quốc những bước đi cụ thể: Trước hết, Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực đòi hỏi Mỹ phải để luật cung cầu trên thị trường ấn định giá trị đơn vị tiền tệ hiện đang được định giá quá thấp một cách giả tạo, và có các biện pháp quốc nội nhằm điều chỉnh sự mất quân bình tài chính quốc tế, giúp giải quyết khủng hoảng toàn cầu, Mỹ chờ đợi Trung Quốc có thái độ bớt tự vệ đối với điều kiện tự do hóa mậu dịch bên trong tổ chức tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhất là trong phạm vi kỹ nghệ chế biến và dịch vụ, và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ một cách nghiêm túc. Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Quốc từ bỏ chính sách mậu dịch song phương vì các mục tiêu chính trị và chiến lược, gây xáo trộn kinh tế thế giới. Chính quyền Obama thúc đẩy Trung Quốc điều chỉnh chính sách viện trợ phát triển theo đúng các chuẩn mực quốc tế hiện hữu cũng như những chuẫn mực về sự minh bạch, Mỹ cũng khuyến khích Trung Quốc tránh các chính sách trọng thương về tài nguyên nhằm chiếm độc quyền trên các thị trường nước ngoài. Theo Steinberg, ngoài tác động gây xáo trộn thị trường quốc tế, chính sách trong thương còn “đưa Trung Quốc đến chỗ thương thảo thiếu minh bạch với Iran, Sudan, Mmyanmar, và Zimbabwe, và phương hại đến hình ảnh của Trung Quốc đang quan tâm đóng góp vào sự ổn định khu vực và các mục tiêu nhân đạo” [8]. Cuối cùng, chính quyền Obama hiểu rõ không thể có giải pháp cho vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, quốc gia đang gây 20% hiệu ứng nhà kính hiện nay và chịu trách nhiệm
đến 50% tổng số khí thải gia tăng cho đến 2030, khi chỉ riêng Trung Quốc sẽ chiếm tới 1/3 lượng khí thải nhà kính hàng năm. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận trách nhiệm và thời biểu bắt buộc giảm bớt lượng khí thải. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã có nhiều bước tiến đầy ý nghĩa, kể cả chấp thuận một chiến lược quốc gia về khí hậu và công bố thiện chí chấp thuận những “biện pháp báo cáo và kiểm tra” nhằm cắt giảm cường độ năng lượng. Đồng thời, như Michael Levi thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ghi nhận, Mỹ và các nền kinh tế phát triển đang chờ đợi Trung Quốc cải thiện khả năng quản trị và pháp lý thiếu đồng đều, sở dĩ có thể thực hiện trong thực tế những mục tiêu đầy tham vọng vừa nói.