Về quan hệ thương mạ

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ TRUNG dưới THỜI cầm QUYỀN của b OBAMA (2009 – 2016) (Trang 36 - 41)

- Tình hình nước Mỹ

2.2.2. Về quan hệ thương mạ

Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc trong những năm gần đây không có nhiều sự thay đổi. Từ chính quyền tổng thống B.Clinton đến nay, Mỹ vẫn vẫn có chính sách hợp tác và coi trọng đối với Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner nhấn mạnh đến mối quan hệ đôi bên đều có lợi: “Trung Quốc cần Mỹ nhưng Mỹ cũng có lợi rất nhiều nếu quan hệ kinh tế với Trung Quốc phát triển nhanh chóng”. Tuy nhiên, đó là sự thay đổi cách tiếp cận chứ không phải là thay đổi mục tiêu, tăng cường hợp tác không có nghĩa là từ bỏ cạnh tranh. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hóa ngày càng sâu rộng hiện nay đã khiến cho những cuộc cạnh tranh không phải là “một mất một còn”, “được ăn cả, ngã về không”, nhưng mỗi cường quốc vẫn tìm cách giành vị thế có lợi hơn, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao. Đảng Dân chủ ở Mỹ vốn có chính sách cứng rắn trong bảo hộ mậu dịch và những va chạm trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ với Trung Quốc là vấn đề khó tránh khỏi và không loại trừ nguy cơ bùng nổ chiến tranh thương mại giữa hai nước. Trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế, giữa Trung Quốc và Mỹ đã hình thành nên các quan hệ đối ứng đặc biệt: Trung Quốc sản xuất,

Mỹ tiêu thụ, Trung Quốc xuất khẩu, Mỹ nhập khẩu, Trung Quốc là chủ nợ, Mỹ là con nợ (Trung Quốc hiện là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, nhưng lại là chủ nợ lớn nhất của nước này). Trải qua nhiều khủng hoảng, Trung Quốc trở thành đối thủ của Mỹ nhưng không phải là kẻ thù như thời chiến tranh lạnh trước đây.

Vì vậy mà dù cuộc chiến thương mại hiện tại có được giải quyết đi chăng nữa, mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ không bao giờ trở lại giống như các thập niên vừa qua và Mỹ sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc đe dọa vị trí mình trên thế giới. Các nước khác trên thế giới cũng nhìn thấy điều này và vô hình chung thế giới sẽ được chia thành hai phe: phe Trung Quốc và phe không Trung Quốc do Mỹ lãnh đạo. [14]

Cho đến đầu năm 2011, Mỹ bị coi là đất nước đang trên bờ vực phá sản với món nợ quốc gia đã lên đến gần 15.000 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nền kinh tế đang lên với dự trữ vàng - ngoại tệ lên tới 2.850 tỉ USD, tương đương xấp xỉ 1/3 toàn bộ tài sản của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhiều hơn tổng dự trữ của tất cả các nước thuộc khu vực đồng Euro, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và A-rập Xê-út. Trong năm 2008, Chính phủ Mỹ đã “vay” của Trung Quốc thông qua các loại trái phiếu kho bạc lên tới 400 tỷ USD, đến tháng 12 /2009 thì số nợ này đã lên tới 895 tỷ USD. Đến tháng 12/2010, Trung Quốc nắm giữ 1.166 tỉ USD trái phiếu của Chính phủ Mỹ và tính tới tháng 9/2011 Trung Quốc nắm giữ trên 1.148 tỉ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ [16]. Số nợ này là đòn bẩy để Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Mỹ nhưng cũng lại là sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nền kinh tế Mỹ. Quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại giữa hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ. Hai nước hiện đang là bạn hàng lớn của nhau, kim ngạch thương mại hai chiều luôn tăng cao (hiện nay tăng 139 lần so với 30 năm trước) [5],[9].

Hiện Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ ba đối với hàng hóa Mỹ và là chủ của khoản nợ 1 nghìn tỷ USD mà chính phủ Mỹ vay của Trung Quốc. Giảm tiêu dùng ở Mỹ sẽ làm giảm thâm hụt thương mại và do đó có thể là liều thuốc hạ nhiệt đối với sức ép lên Chính quyền Obama trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc thông báo phê chuẩn gói tài chính 586 tỷ USD để kích thích kinh tế và duy trì tăng trưởng ở mức 8-9%, trong đó tập trung phát triển kinh tế nội địa và giảm lệ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhà bình luận quốc tế đã nhìn nhận các biện pháp này mang nhiều tính trợ cấp hơn là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Còn Mỹ thì thúc giục Trung Quốc tăng tiêu dùng nội địa thông qua cải thiện các chính sách xã hội và cải thiện hệ thống y tế, đồng thời theo dõi chặt chẽ không để Trung Quốc tăng cường các rào cản thương mại chống lại nhập khẩu. Xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đe dọa.

Tuy nhiên, trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước cũng nảy sinh không ít mâu thuẫn. Những tranh chấp thương mại Mỹ - Trung cũng thường xuyên xảy ra, chủ yếu là tình trạng nhập siêu của Mỹ, tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT), vấn đề sở hữu trí tuệ, năng lượng…Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong quan hệ thương mại hai nước là thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng lớn. Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị bằng tiền của xuất khẩu so với nhập khẩu trong một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là mối quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia. Cán cân thương mại được biết đến như thâm hụt thương mại hay gọi một cách đơn giản là thiếu hụt thương mại khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Từ năm 1990 đến 2008, thâm hụt thương mại giữa hai nước đã tăng từ 10 tỷ USD lên đến 266 tỷ USD. Năm 2009, thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc giảm xuống 227 tỷ USD (giảm 15% so với năm

2008) nhưng vẫn nằm ở mức thâm hụt cao chưa từng có. Năm 2010, Mỹ chịu thâm hụt thương mại lên tới 273,1 tỷ USD với Trung Quốc - tăng 20,4% so với năm 2009. Các số liệu mới do chính phủ Mỹ vừa công bố cho thấy thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2011 là 133,4 tỷ USD, cao hơn 14 tỷ so với cùng kỳ năm 2010 mặc dù chính phủ Mỹ và Trung Quốc đã liên tục khẳng định cân bằng cán cân thương mại. [22]

Bảng 2.1: Số liệu thương mại buôn bán giữa Trung Quốc và Mỹ từ năm 1980 - 2010 Đơn vị tính: Tỷ USD Năm Xuất khẩu của Mỹ Nhập khẩu của Mỹ

Cân bằng thương mại của Mỹ 1980 3,8 1,1 2.7 1985 3,9 3,9 0.0 1990 4,8 15,2 -10,4 1995 11,7 45,6 -33,8 2000 16,3 100,1 -83,8 2005 41,8 243,5 -201,6 2006 55,2 287,8 -232,5 2007 65,2 321,5 -256,3 2008 71,5 337,8 -266,3 2009 69,6 296,4 -266,8 2010 91,9 364,9 -273,1

2011 (dự báo) 109,2 410,64 -301,4

Nguồn: Số liệu của ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US International Trade Commission)

(Ghi chú: số liệu dự báo dựa trên số liệu thực tế từ tháng 1 đến tháng 7/2011)

Biểu đồ 2.1: Thương mại của Mỹ với Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US International Trade Commission)

US Import: Nhập khẩu của Mỹ

US Trade Balance: cán cân thương mại Mỹ

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng chỉ ra nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại của Mỹ hiện nay với Trung Quốc bắt nguồn từ toàn cầu hóa: 60% lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ là của các công ty nước ngoài có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, đồng thời cũng do sự quản lý yếu kém về nền kinh tế của Mỹ đã dẫn tới khủng hoảng. Cũng có nhiều nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại, song các ý kiến đều cho rằng chủ yếu là do tỷ giá tiền tệ. Nếu như cuộc chiến trong thương mại gây ra nhiều tranh cãi nhất, thì cuộc chiến tiền tệ lại trở thành đề tài gay gắt nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Phía Mỹ luôn cho rằng tỷ giá của tiền Trung Quốc ( đồng Nhân dân tệ - NDT) thấp so với đồng đô la Mỹ (USD) đã khiến cho hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc cứ tràn vào thị trường Mỹ với khối lượng lớn và làm hàng triệu người Mỹ thất nghiệp. Chính phủ Mỹ nhiều lần gây sức ép buộc Trung Quốc tăng giá đồng NDT nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn hứa sẽ từng bước thực hiện tỷ giá đồng NDT một cách linh hoạt, tùy theo yêu cầu tình hình kinh tế hai nước chứ không chịu bất cứ sức ép nào của nước ngoài. Thực tế cho thấy, từ tháng 7/2005 đến đầu năm 2008, Trung Quốc cũng đã có điều chỉnh tỉ giá đồng tiền của mình và tổng cộng lên được 20% so với đồng USD. Nhưng đồng USD lại mất giá và cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đã khiến Trung Quốc neo đồng NDT vào đồng tiền Mỹ với tỉ giá thấp để dùng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Và nay vấn đề này lại gây khó khăn cho một nước Mỹ đang cần đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. [34]

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ TRUNG dưới THỜI cầm QUYỀN của b OBAMA (2009 – 2016) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w