Tác động của quan hệ Mỹ-Trung đối với từng chủ thể, tới thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ TRUNG dưới THỜI cầm QUYỀN của b OBAMA (2009 – 2016) (Trang 61 - 79)

- Tình hình nước Mỹ

3.2. Tác động của quan hệ Mỹ-Trung đối với từng chủ thể, tới thế giới và khu vực

và khu vực

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Mỹ vẫn là hiện diện của một siêu cường số một trên thế giới. Sự kiện địa - chính trị nổi bật nhất của thập kỷ qua chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Do đó, những biến động trong quan hệ của hai nước Mỹ và Trung Quốc theo nhiều học giả, phần lớn đều ảnh hưởng đến tình hình thế giới, tới khu vực Đông Nam Á và cả Việt Nam.

Tổng thống G.Bush đã nêu trong tuyên bố chính sách đối ngoại tại Bangkok, nhân chuyến thăm Châu Á lần thứ chín và cuối cùng nhiệm kỳ tổng thống của ông ngày 7/8/2008 rằng, quan hệ song phương Mỹ - Trung là “một kiểu quan hệ phức tạp, có lúc lợi ích quốc gia nhất trí, nhưng cũng có lúc lợi ích quốc gia không nhất trí”, và cho rằng “hòa bình và tương lai thành công

của Châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào quan hệ và sự can dự của cả Mỹ và Trung Quốc. [37]

Khi Tổng thống Obama lên lãnh đạo nước Mỹ với khẩu hiệu “thay đổi”, trọng tâm đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Obama nhằm duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Trung Quốc tuy không thừa nhận nước nào lãnh đạo nhưng cũng không khiêu khích địa vị của Mỹ. Trung Quốc cũng biểu thị rõ ràng rằng, không những không phản đối sự tồn tại của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà còn hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò tích cực ở khu vực này. Quan hệ Mỹ - Trung có tác động tới thế giới và khu vực vốn đã được duy trì từ thời gian trước đó với cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Tác động tích cực: với chính sách tăng cường hợp tác, Trung Quốc và

Mỹ đã góp phần vào ổn định và hòa bình của thế giới. Hai nước cùng tham gia cuộc chiến chống khủng bố, loại trừ đi nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đối với an ninh thế giới và khu vực. Nếu như trong lĩnh vực an ninh truyền thống, Mỹ và Trung Quốc luôn tồn tại những bất đồng thì trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, hai nước lại có sự hợp tác khá tích cực. Trong lĩnh vực này, hai nước đã có sự hợp tác nhất trí để giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Cả Mỹ và Trung Quốc đều là cường quốc hạt nhân nên đều không muốn các nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân, đe dọa đến lợi ích của hai nước và hòa bình thế giới. Hai nước đã cùng cộng đồng quốc tế đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên. Ngoài ra hai nước còn hợp tác trong các lĩnh vực ngăn chặn dịch bệnh, phòng chống các thảm họa thiên nhiên… Sự hợp tác của Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đã tác động tích cực tới sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ và Trung Quốc đều là những nền kinh tế lớn, có tiếng nói trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Nhờ vào

quan hệ kinh tế Trung - Mỹ, một số nền kinh tế đã có được điều kiện thuận lợi để phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore… Các nước trong khu vực có thể hợp tác cùng với Mỹ và Trung Quốc, tạo ra một thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ cao cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa và chất lượng sản phẩm.

Tác động tiêu cực: Tuy nhiên các nước trên thế giới và trong khu vực

cũng vấp phải những trở ngại không nhỏ do bị ảnh hưởng từ mối quan hệ của hai nước hàng đầu thế giới này. Sự cạnh tranh trong thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới các nước khác. Các mặt hàng xuất khẩu của các nước Châu Á cùng loại với mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc bị cạnh tranh gay gắt tại thị trường Mỹ. Nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường của các nước Châu Á, chuyển sang đầu tư vốn tới Trung Quốc do môi trường của nước này ngày càng cải thiện khi đặt quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ. Về mặt chính trị và an ninh, quan hệ cạnh tranh Mỹ - Trung cũng là một trong những nhân tố gây mất ổn định hoặc có khả năng dẫn tới nguy cơ mất ổn định ở một số khu vực. Tình hình an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương đã trở nên căng thẳng rõ rệt trong năm 2010. Trong năm 2011 đã xảy ra một số vụ va chạm về an ninh giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Mỹ và Việt Nam. Chính vai trò ngày càng không rõ ràng cùng với những nước cờ chiến thuật của Mỹ nhằm tìm cách xác lập lại vai trò chiến lược của mình trong khu vực và sự vươn lên về quân sự của Trung Quốc đã tạo ra sự không chắc chắn về an ninh khu vực, thậm chí đã làm bất ổn thêm trật tự an ninh của khu vực.

Có thể nói, vị thế quan trọng của Trung Quốc và Mỹ trên phạm vi thế giới và khu vực là không hề nhỏ, nên quan hệ giữa hai nước đã tác động rất nhiều đến tình hình thế giới, khu vực cũng như quan hệ quốc tế của các quốc gia. Các quốc gia sẽ tiếp tục trở thành đối tượng để Mỹ và Trung Quốc lôi kéo

nhằm tập hợp lực lượng, thay đổi cán cân sức mạnh theo chiều hướng có lợi cho họ. Rất có thể sẽ có các cơ chế hợp tác song phương, đa phương mới trên các lĩnh vực an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị có sự tham gia của một trong hai nước Mỹ, Trung Quốc (để nhằm chi phối, thao túng các cơ chế đó, làm đối trọng với các cơ chế do nước khác còn lại chi phối) hoặc các cơ chế sẽ có sự hiện diện của cả Trung Quốc và Mỹ (để tranh giành ảnh hưởng, chi phối cơ chế đó). Những tác động từ chiều hướng quan hệ Mỹ - Trung có thể là tích cực, có thể là tiêu cực tùy thuộc vào sự nhận biết của các quốc gia, các tổ chức khu vực. Điều cần làm là các tổ chức khu vực, các quốc gia liên quan phải tìm cách khai thác triệt để những nhân tố tích cực và hạn chế tối đa những tiêu cực do cặp quan hệ Mỹ - Trung ảnh hưởng tới.

Tác động của quan hệ Mỹ - Trung tới Mỹ và Trung Quốc

- Tác đông tới Mỹ

Mối quan hệ Mỹ - Trung đã đang đi vào một mối quan hệ không êm đềm, trong đó họ đang phát triển đều đặn quan hệ kinh tế bao gồm những bất ổn của lĩnh vực địa chính trị đầy biến động. Các mối quan hệ thương mại và đầu tư đã vượt qua một dòng chảy ổn định của các cuộc khủng hoảng chính trị. Trung Quốc đã thu hút được 27 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ đứng sau Mỹ đã tích lũy được 32 tỷ USD trong đầu tư từ các nguồn nước ngoài trong năm đó. Sau Hồng Kông và Đài Loan, Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp luồng thông tin và ý tưởng ngày càng tăng, những bất đồng chính trị tiếp tục làm xáo trộn quan hệ giữa hai nước. Mức độ hoạt động kinh tế đã lạc hậu so với chiến lược mối quan hệ. Trung Quốc đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Theo thống kê ngoại thương của Mỹ, Trung Quốc vượt qua Mexico trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai vào năm 2005 và 2006. Tổng giá trị thương mại Mỹ - Trung trong hai năm này là 285,3 tỷ USD và 343 tỷ USD

tương ứng - sau con số của 499,29 USD và 533,67 tỷ USD được ký kết trong cùng kỳ với Canada, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Xu hướng kinh tế của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là sự kết hợp giữa nguyên liệu thô và công nghệ phức tạp - máy móc và thiết bị điện, thiết bị phát điện, máy bay và tàu vũ trụ, quang học và thiết bị y tế, hạt có dầu và quả có dầu, nhựa và đồ dùng bằng nhựa, vô cơ và hóa chất hữu cơ, sắt thép và bông. Đến lượt Trung Quốc cung cấp Mỹ không chỉ với đồ chơi và trò chơi, đồ nội thất, quần áo, giày dép và các bộ phận của giày dép, sắt và thép, đồ nhựa và đồ nhựa, đồ da và du lịch hàng hóa, mà còn với máy móc và thiết bị điện, thiết bị phát điện, xe cộ và các bộ phận của xe. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, xuất khẩu quốc tế của Trung Quốc đã tăng nhanh hơn xuất khẩu sang Mỹ. Do đó, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Trung Quốc những chủ yếu nằm ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ và các nơi khác ở châu Á - nói cách khác, thực tế là ở bất kỳ nơi nào khác ngoài Mỹ. Xu hướng này, một phần phản ánh “Con đường tăng trưởng hướng ra bên ngoài” của Trung Quốc, nhưng mặt khác, nó nhấn mạnh sự né tránh của Trung Quốc phụ thuộc vào thị trường Mỹ, mà Trung Quốc đã đạt được bằng cách đa dạng hóa quan hệ đối tác của nó như một hàng rào chống lại sự không chắc chắn trong tương lai. [41]

Trung Quốc đang hoạt động ồ ạt trong những ngành công nghiệp hạt nhân. Gần đây nhất là liên doanh công nghiệp chất dẻo giữa Sinopec của Trung Quốc với BASF của Đức. Liên doanh này đã trở thành một tổ hợp lớn nhất và hiện đại nhất về Etylen, khi nó hoàn thành vào năm 2005. Một tổ hợp khác thậm chí còn lớn hơn đang xây dựng ở Thượng Hải. Trong lĩnh vực ô tô, Dongfen Motor Corp và Honda Motor Company thành lập liên doanh , trong đó Honda đầu tư 340 triệu đô la để tăng đầu ra của Honda CR-V’s và Civics lên 5 lần vào năm 2006. Trong lĩnh vực chế tạo các bộ phận của ô tô,

Wanxiang bắt đầu bằng một xưởng chế tạo máy nông nghiệp nhỏ vào năm 1969, hiện nay đã trở thành một tập đoàn lớn với 2,4 tỷ đô la vốn, cung cấp cho các nhà máy lắp ráp của GM, Ford, Volkswagen ở Trung Quốc.” Từ thực tế trên Joan Veon dự báo: “ Nếu tốc độ bành trưởng hiện nay tiếp tục, trong vòng 10 năm, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo sau là Mỹ và Ấn độ”.

Ngoài khả năng cạnh tranh trong những ngành công nghiệp cao, Trung Quốc có hàng triệu công nhân sẵn sàng làm việc 12 tiếng một ngày và cả cuối tuần. Lực lương lao động đông đảo, đa dạng về cấp độ kỹ thuật và sẵn sàng làm việc với cường độ cao của Trung Quốc đang tạo ra lực đẩy vô cùng mạnh mẽ cho sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Điều này giải thích vì sao Trung Quốc tràn ngập thị trường nhanh tới mức bạn không thể nhìn thấy khi họ tới.

Về phương diện quân sự, quá trình hiện đại hoá quốc phòng của Trung

Quốc hiện nay càng khiến Mỹ lo ngại hơn nữa. Theo thông tin của Joan Veon, Trung quốc đang mua 90 % trong số 20 tỷ đô la vũ khí từ Nga, trong khi đó Ísraen là nhà cung cấp vũ khí công nghệ cao lớn khác cho Trung Quốc.Gần đây, trong bài nói trước quốc hội Mỹ, Giám đốc CIA Porter Goss cho rằng hiện đại hoá quân sự của Trung quốc đang làm nghiêng cán quân quyền lực ở eo biển Đài loan và gia tăng mối đe doạ đối với các lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực. Trung Quốc cũng gia tăng tên lửa đạn đạo, bố trí tàu ngầm mới và thúc đẩy tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld ( của nội các 2 của Tổng thống Bush ), Trung Quốc đang tăng chi tiêu quốc phòng với tốc độ lên 2 chữ số và hầu hết việc phát triển quốc phòng đựơc tiến hành trong bí mật. CIA ước tính vào năm 2000 Trung Quốc có 157 đầu hạt nhân cho các tên lửa tầm xa và tầm ngắn và sẽ có 464 đầu đạn hạt nhân vào năm 2020. Trung Quốc hiện có 2,5 triệu quân tinh nhuệ, trong khi đó Mỹ chỉ có 1,14 triệu quân.

Hiện nay, mối lo ngại của Mỹ về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa phải ở chỗ Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ về quân sự ở tầm ngắn hạn mà là sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm suy giảm vị thế của Mỹ trong các vấn đề liên quan đến an ninh ở khu vực Đông Á. Khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng lên, Mỹ sẽ không thể đơn phương áp đặt ý muốn chủ quan của họ cho các bên có liên quan nói chung, cho Trung Quốc nói riêng. Tất cả mọi vấn đề liên quan tới an ninh ở Đông Á sẽ chỉ có thể giải quyết với sự tham gia của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là vị thế chính trị – an ninh của Mỹ ở Đông Á đã giảm xuống.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người coi Trung Quốc là mối đe doạ đều có đánh giá như vậy. Trong bài viết :“Những xung đột Mỹ - Trung trong giai đoạn sắp tới” Richard Bernstain và Ross H. Munro khẳng định rằng: “Đến đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ trở thành một trong ba cường quốc kinh tế trên thế giới, đến giữa thế kỷ, có thể trở thành cường quốc kinh tế mạnh nhất”. Sự trỗi dậy của Trung Quốc “là đối thủ tiềm ẩn, chứ không phải là đối tác.”

- Tác động tới Trung Quốc

Chính sách an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, cả tích cực hoặc tiêu cực. Mặt tích cực bao gồm những điều sau:

Thứ nhất: Mỹ đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì

một môi trường an ninh nói chung ổn định ở Đông Á kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, và Trung Quốc vừa là một bên đóng góp đáng kể vừa là một bên hưởng lợi lớn cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Thứ hai: Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản, mặc dù có những thiếu

sót, cho đến nay đã giúp đảm bảo rằng Nhật Bản vẫn là một quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình, phục vụ lợi ích của cả Nhật Bản và toàn bộ khu vực.

Thứ ba: Trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ chia sẻ ba mục tiêu

chính sách: không có chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc; không có vũ khí hạt nhân; và không có sự sụp đổ của Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay CHDCND Triều Tiên). Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ là hai nhà cung cấp hỗ trợ lương thực chính cho Triều Tiên. Nhìn về tương lai, cả Trung Quốc và Mỹ đều hoan nghênh hòa giải và hội nhập hòa bình lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên.

Thứ tư: Ở Nam Á, cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn được giải

quyết hòa bình trong tranh chấp Ấn Độ - Pakistan về Kashmir, đồng thời chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đang nổi lên giữa New Delhi và Islamabad.

Thứ năm: Ngay cả về vấn đề Đài Loan, một vấn đề rất hay gây tranh cãi

giữa Trung Quốc và Mỹ, chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ từ cuối những năm 1970 đã góp phần vào sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Hơn nữa, việc Mỹ phản đối việc phát triển hoặc mua sắm vũ khí hạt nhân của Đài Loan cũng phục vụ lợi ích của Trung Quốc.

Mặt khác, một số thực tiễn an ninh của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương thách thức lợi ích an ninh của Trung Quốc. Để minh họa, hãy xem xét ba lợi ích an ninh cơ bản của Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương: sự ổn định ở ngoại vi, môi trường chiến lược thuận lợi ở Châu Á - Thái Bình Dương và

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ TRUNG dưới THỜI cầm QUYỀN của b OBAMA (2009 – 2016) (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w