Quan hệ Mỹ-Trung trên các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ TRUNG dưới THỜI cầm QUYỀN của b OBAMA (2009 – 2016) (Trang 49 - 52)

- Tình hình nước Mỹ

2.5. Quan hệ Mỹ-Trung trên các lĩnh vực khác

Bên cạnh những quan hệ song phương trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, và an ninh - quân sự, Mỹ và Trung Quốc cũng đã có quan hệ trên các lĩnh vực khác như văn hóa - giáo dục, khoa học công nghệ, nhân quyền, bảo vệ môi trường và nguồn năng lượng. Những vấn đề đó sẽ lần lượt được đề cập khái quát dưới đây.

Vấn đề nhân quyền

Vấn đề nhân quyền cũng được đề cập khá nhiều trong quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc ,trong đó vấn đề liên quan đến Tây Tạng là một yếu tố gây căng thẳng trong quan hệ hai nước. Tổng thống Barack Obama đã từng bị cáo buộc chịu áp lực của Trung Quốc khi trì hoãn một cuộc gặp với lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma năm 2009, nhưng trong tháng 2/2010

và tháng 7/2011, Tổng thống Obama đã tiếp Đạt Lai Lạt Ma bất chấp những phản đối quyết liệt và quan ngại từ phía Trung Quốc. Dù phía Mỹ cũng nhắc đi nhắc lại rằng chỉ coi Đạt Lai Lạt Ma là “lãnh tụ tinh thần” chứ không phải “lãnh tụ chính trị” của người Tây Tạng nhưng phía Trung Quốc coi những cuộc gặp đó là Mỹ đã can dự vào công việc nội bộ của đất nước, làm tổn thương người dân Trung Quốc và ảnh hưởng xấu tới quan hệ Mỹ - Trung. Thực chất, dưới chiêu bài dân chủ và nhân quyền, các đời tổng thống Mỹ đều gặp Đạt Lai Lạt Ma. Mỹ cũng là nơi đặt trụ sở của Đại hội đại biểu Duy Ngô Nhĩ thế giới, đây là tổ chức hoạt động li khai lớn nhất ở Tân Cương. Những khác biệt về quan điểm của hai nước trong lĩnh vực này được làm trầm trọng hơn với giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. Ngoại trưởng H.Clinton cũng nhắc đến những khác biệt quan điểm giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, "lẽ tất nhiên không có một cuốn sách hướng dẫn có sẵn nào, nhưng mối quan hệ này là rất quan trọng". Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền tự do thông tin trong đó kiểm duyệt nội dung và ngăn chặn vào các trang web nước ngoài và mạng xã hội như Facebook, Youtube…Mỹ luôn gắn vấn đề hợp tác kinh tế với các vấn đề chính trị để chống Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải nới lỏng tự do thông tin. Trong đối thoại Kinh tế và chiến lược lần thứ ba tổ chức tại Washington, đáp lại quan ngại của giới chức Mỹ về vấn đề nhân quyền, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, một trong hai lãnh đạo đoàn của Trung Quốc tại vòng đối thoại, nói rằng phía Mỹ đã có sự hiểu biết rất hạn chế về Trung Quốc. Theo ông Vương Kỳ Sơn, không quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ, là hoàn hảo về vấn đề nhân quyền. Vì vậy, việc Mỹ và Trung Quốc có những khác biệt về một số khía cạnh trong lĩnh vực nhân quyền là điều rất tự nhiên. Có thể nói, mặc dù đã có cơ chế đối thoại riêng về nhân quyền nhưng quan điểm của hai nước còn khác xa nhau

và hầu như các vấn đề vẫn chưa thể giải quyết được dù liên tục được đề cập đến trong các báo cáo, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc. Dưới thời tổng thống Obama, ông cho rằng đối với các vấn đề nhân quyền, tự do, dân chủ của mỗi quốc gia phải tìm ra con đường cho riêng mình nhưng luôn lên tiếng bảo vệ các nguyên tắc cơ bản mà nước Mỹ đại diện trên khắp thế giới: “các quyền này cần dành cho mọi người, gồm cả các sắc tộc thiểu số và tôn giáo, dù ở Mỹ, Trung Quốc hay bất kỳ nước nào” [7],[10]

Các vấn đề văn hóa - giáo dục, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường và nguồn năng lượng

Một lĩnh vực khác mà Trung Quốc và Mỹ nhất trí với nhau từ chuyến thăm của Tổng thống Obama tháng 11/2009 đó là chương trình trao đổi sinh viên trong vòng 4 năm, qua đó Mỹ sẽ gửi sinh viên sang Trung Quốc học tập. Hiện nay, có khoảng 600.000 sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ và có 20.000 sinh viên Mỹ học tại Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tham gia kế hoạch này bằng việc dành 10.000 học bổng cho các sinh viên Mỹ muốn học tập tại Trung Quốc bằng tiếng Trung. Hai nước cũng nhất trí sẽ tăng cường các trao đổi hàng năm trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ và thể thao. Phía Trung Quốc đã xây dựng các viện Khổng Tử tại Mỹ để tuyên truyền văn hóa, bên cạnh đó, phía Mỹ cũng có số lượng đáng kể các chuyên gia đang làm việc tại nhiều trường đại học và Viện nghiên cứu của Trung Quốc.

Trung Quốc và Mỹ cũng đã đạt thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc đi du lịch tới Mỹ, thành lập diễn đàn về công nghệ bảo vệ môi trường, hợp tác công nghiệp và hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ nông nghiệp, phát triển nhiên liệu sinh học. Thỏa thuận hợp tác du lịch mới sẽ giúp tăng lượng du khách Trung Quốc tới Mỹ từ 350.000 lượt người/năm lên 580.000 lượt người vào năm 2011, đồng thời sẽ

mở cửa thị trường du lịch khổng lồ của Trung Quốc cho du khách cũng như ngành công nghiệp du lịch Mỹ.

Tiểu kết chương 2

Quan hệ Trung Quốc và Mỹ từ khi tổng thống Obama lên cầm quyền đã diễn ra rất sôi động cùng với bối cảnh thế giới có nhiều sự đổi thay. Thời gian qua, không khó để liệt kê ra những thành tựu đã đạt được giữa Mỹ - Trung Quốc, nhưng hai nước cũng không tránh khỏi những biểu hiện căng thẳng trên hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là về chiến lược phát triển của mỗi nước. Không thể phủ nhận một thực tế đó là luôn xuất hiện sự “căng - trùng” trong quan hệ giữa Mỹ - Trung trong suốt thời gian qua, diễn biến trạng thái đó cũng chính là mối quan tâm theo dõi của các nước trên thế giới đều bởi nước nào cũng nhận thức được rằng, với tiềm lực và sức mạnh của Trung Quốc và Mỹ, quan hệ giữa hai nước này sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc với thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu QUAN hệ mỹ TRUNG dưới THỜI cầm QUYỀN của b OBAMA (2009 – 2016) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w