1.1.3 .3Các nhân tố thuộc về môi trường Công ty
2.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạ
công ty TNHH MTV dịch vụ bảo vệ Cao Đạt
2.2.1 Đặc điểm về lao động
Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tâm huyết và giàu kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, ở các mục tiêu tập trung những công nhân qua đào tạo có trách nhiệm với công việc. Do đặc thù của ngành nghề “kinh doanh dịch vụ bảo vệ” nên nhân viên của công ty phần lớn sẽ phân tán làm việc tại các địa điểm khác nhau. Mỗi địa điểm là đơn vị mà công ty ký kết hợp đồng kinh tế và được gọi tắt là “mục tiêu”. Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ là tham gia bảo vệ tài sản, con người nên yêu cầu cao đối với nhân viên bảo vệ là phải có lý lịch trong sạch do đó việc tuyển dụng nhân viên được tiến hành chặt chẽ. Sau khi được tuyển dụng, sẽ được công ty tổ chức tham gia lớp học “đào tạo nghiệp vụ bảo vệ” do trung tâm huấn luyện thuộc Công An thành phố Đà Nẵng tổ chức định kỳ 2 tháng 1 lần.
Công ty có tổng số 168 cán bộ công nhân viên, chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp:
- Lao động trực tiếp: là những công nhân ở các mục tiêu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cụ thể là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các địa điểm công ty ký hợp đồng kinh tế.
- Lao động gián tiếp: là những cán bộ quản lý làm việc tại các phòng ban ở công ty không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2: Bảng phân loại cơ cấu lao động
STT Chỉ tiêu phân loại Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
1 Lao động trực tiếp 158 94
2 Lao động gián tiếp 10 6
Tổng 168 100
Xét theo Bảng phân loại ta có thể thấy: Tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 94% trong tổng số lao động gấp gần 15 lần so với tỷ lệ lao động gián tiếp chỉ có 6%. Với tình hình công ty đang mở rộng quy mô và tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ này là tương đối hợp lý và đội ngũ điều hành quản lý công công ty hoạt động có hiệu quả.
Bảng 2.3: Bảng đánh giá trình độ lao động
STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng ( % )
1
Đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng: - Trình độ Đại học trở lên - Trình độ Trung cấp và Cao đẳng 10 6 4 6 3,6 2,4 2
Đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất: - Đã qua đào tạo nghiệp vụ BV
- Chưa qua đào tạo nghiệp vụ BV
158 139 19 94 83 11 Tổng 168 100
Qua bảng đánh giá về trình độ lao động trong công ty ta có thể thấy: Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, đã qua đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện công ty có một đội ngũ lao động có chất lượng tốt.
2.2.2 Cách tính lương và hình thức trả lương tại công ty
2.2.2.1 Tính lương theo thời gian
2.2.2.1.1 Tính lương nhân viên gián tiếp (văn phòng)
Bộ phận văn phòng được tính lương theo thời gian làm việc thực tế và tháng lương cơ bản được quy định trong hợp đồng lao động. Bảng chấm công được hoàn thành vào ngày cuối cùng của tháng. Công ty hiện đang làm việc 6 ngày/ tuần, riêng tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của mỗi tháng làm việc 5.5 ngày. Do đó, tổng số ngày thực tế làm 1 tháng là 25 ngày công. Bảng chấm công do nghiệp vụ theo dõi, ghi chép một cách cụ thể ngày nghỉ và lý do nghỉ.
Lương thời gian được tính theo công thức sau: Lương thực tế = Tổng thu nhập
25 ngày công
Trong đó:
Tổng thu nhập = lương thỏa thuận trong hợp đồng + Các khoản phụ cấp
Tuy nhiên, mức lương thỏa thuận trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định (mức lương tối thiểu vùng của công ty “Vùng II: 3.320.00đ)
Ngoài tiền lương chính theo thời gian, tuỳ theo chức vụ, mà mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ có các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước và quy chế của công ty:
- Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng để trợ cấp cho các cán bộ nhân viên trong công ty nhằm động viên, khuyến khích tinh thần trách nhiệm của họ với quyền hạn chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình.
- Phụ cấp ăn ca: là khoản tiền công ty hỗ trợ thêm cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao sức khoẻ và giảm bớt một phần chi phí cho họ. (Phụ cấp ăn ca: 650.000/ người lao động)
- Phụ cấp điện thoại: nhân viên làm ở vị trí phải giao dịch, liên lạc nhiều với khách hàng tuỳ theo vị trí công ty sẽ có mức phụ cấp thêm phù hợp.
- Phụ cấp xăng xe: đối với nhân viên làm việc trong hoàn cảnh phải di chuyển nhiều tuỳ theo vị trí công ty sẽ hỗ trợ thêm tiền xăng đi lại.
Ví dụ: Căn cứ bảng chấm công bộ phận văn phòng tháng 01/2017 (Phụ lục
số 01: Bảng chấm công văn phòng – Xem phụ lục trang 1) tính lương thực tế phải
trả cho bà Phạm Thị Miên – bộ phận thủ quỹ như sau: - Ngày công quy định: 25 ngày
- Ngày công làm việc thực tế: 21 ngày
- Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng: 3.800.000đ; Ăn ca: 650.00đ; - Phụ cấp trách nhiệm: 500.000đ; Điện thoại: 300.00đ; Xăng xe: 200.00đ
TỔNG THU NHẬP = 3.800.000 + 650.000 + 500.000 + 300.000 + 200.000 = 5.450.000đ
Từ đó ta có thể tính:
Lương thực tế = (5.450.000đ/25ngày) x 21 ngày = 4.578.000đ
lục số 02: Bảng lương văn phòng – Xem phụ lục trang 2).
2.2.2.1.2 Tính lương khoán cho công nhân trực tiếp
Do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ nên nhân viên được tuyển dụng vào công ty được phân chia thực hiện nhiệm vụ tại các địa điểm khác nhau (mỗi địa điểm là một đơn vị công ty ký kết hợp đồng kinh tế dịch vụ bảo vệ và gọi tắt là “Mục tiêu” và thời gian làm việc liên tục không phân biệt ngày nghỉ trong tuần. Do đó, việc chấm công sẽ do đội trưởng hoặc đội phó thực hiện để sắp xếp thời gian làm việc của mỗi nhân viên hợp lý (8h /1 ngày) đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của công ty. Tuy nhiên, công ty thực hiện chế độ tăng ca để tăng thu nhập cho nhân viên. Việc chia ca được thực hiện như sau:
Ca A: từ 06h00 đến 14h00 Ca B: từ 14h00 đến 22h00 Ca C: từ 22h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau
Ca S: từ 06h00 đến 18h00 Ca T: từ 18h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau
Nếu được chia lịch ca S hoặc T thì số công được tính là 1.5 Số công của một mục tiêu được tính như sau:
TỔNG SỐ CÔNG = Số VT của MT x thời gian làm việc x số ngày làm việc
Trong đó: - Thời gian làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, nếu trong HĐKT yêu cầu 24h/24h thì thời gian làm việc 3 ca (24h: 8h/1ca = 3ca)
- Số ngày làm việc tùy theo tháng 30 hay 31 ngày
Việc sắp xếp ca trực cũng như chia ca phải tuân thủ theo quy định trong hợp đồng ký kết giữa Công ty và công ty đối tác.
Ví dụ, căn cứ hợp đồng kinh tế số 59/HĐKT (Phụ lục số 03: Hợp đồng kinh
tế - xem phụ lục trang 3 ) giữa công ty TNHH MTV DVBV Cao Đạt và Công ty
TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng. Theo quy định trong hợp đồng, số vị trí cần bảo vệ 12 vị trí 24/24. Tức là, công ty thực hiện nhiệm vụ chia ca trực cho mỗi vị trí 1 nhân viên và đảm bảo có mặt lúc. Do đó số công được tính cho tháng 1 năm 2017 như sau:
Số công mỗi ngày = 12 vị trí x 3 ca trực = 36 công
Căn cứ vào số công dự kiến trong tháng (trong ngày) đội trưởng phân chia lịch làm việc và theo dõi, cuối tháng nộp bảng chấm công về công ty.
Tiền của công nhân trực tiếp được trả theo đơn giá ngày công và chia thành công ngày và công đêm. Công đêm được tính là ca C (tức là từ 22h00 đến 06h00 sáng hôm sau), các ca còn lại được tính theo công ngày. Theo đó, nếu nhân viên làm ca T thì sẽ được hưởng tiền lương của 1 công đêm và 0.5 công ngày. Việc tính đơn giá tiền công được quy định trong Hợp đồng lao động (Phụ lục số 04: Hợp đồng
lao động – xem phụ lục trang 4) giữa người lao đông và công ty. Đơn giá tiền
lương được tính như sau:
Mức lương tính đơn giá tiền công = lương tối thiểu vùng x hệ số
Trong đó: - Lương tối thiểu vùng của công ty 3.320.000đ
- Hệ số chung của tất cả nhân viên 1.12 (0.7 đã qua đào tạo và 0.42 ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
- Mức lương tính đơn giá = 3.320.000 x 1.12 = 3.718.400đ
Đơn giá công ngày = mức lương tính đơn giá/số ngày thực tế của tháng
- Tính đơn giá cho tháng 1/2017:
Tiền công ngày = 3.718.400/31 ngày = 119.948đ/ca
Tiền công đêm = Tiền công ngày x120% (tăng 20% so với công ngày) = 119.948đ x 120% = 143.938đ/ca
- Ngoài tiền lương, nhân viên còn được hưởng các khoản trợ cấp như: + Ăn ca: 310.00đ; Trách nhiệm, điện thoại: tùy vào cấp bậc
+ Tăng ca: Theo quy định của luật Lao động, mỗi công nhân làm việc 1 ngày 8h. Tuy nhiên, để tạo thu nhập cho người lao động công ty tạo điều kiện cho nhân viên tăng ca nhưng mỗi ngày tăng ca không quá 4h/1 nhân viên và tiền phụ cấp tăng tính như sau:
Tiền phụ cấp tăng ca = (Tổng công – 31 công)x20%lương ngày
Do đặc thù ngành nghề, nên nhân viên làm việc không kể ngày lễ và tiền làm việc ngày lễ được tính như sau. Ngoài số tiền được tính như ngày làm việc bình thường người lao động còn được nhận 1 khoản tiền tính cho ngày lễ:
Tiền công ngày lễ = lương cơ bản 1 ngày x số công lễ x 2
Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công tháng 01/2017 của mục tiêu Mabuchi
(Phụ lục số 05: Bảng chấm công mục tiêu Mabuchi – Xem phụ lục trang 5) ông Đặng Tấn Mạnh – mục tiêu Mabuchi làm việc được: 24 công ngày, 12 công đêm và 5 công lễ và ông Mạnh là nhân viên nên không được hưởng các khoản phụ cấp thì tiền lương được tính như sau:
Tổng thu nhập = 24 x 119.948 + 12 x 143.938 + 119.948 x 5 x 2 + 310.000 + (36 - 31) x 119.948 x 20% = 6.235.443đ (Phụ lục số 06: Bảng lương
mục tiêu Mabuchi – xem phụ lục trang 6). 2.2.2.1.3 Trả tiền lương phép
Đối với nghỉ phép, số ngày được nghỉ của cán bộ công nhân viên được tăng dần cùng với số năm công tác tại công ty.
- Thời gian làm việc thấp hơn 5 năm: được nghỉ theo tiêu chuẩn 12ngày/năm. - Thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm: được nghỉ phép thêm 1 ngày.
- Thời gian làm việc từ 11 đến 15 năm: được nghỉ phép thêm 2 ngày. Tiền nghỉ phép được tính hệ số 1 và cách tính như sau:
Ngoài ra, ngày lễ tết được tính trả cho công nhân bằng tiền lương thực tế 1 ngày công. Mức lương phép được áp dụng cho nhân tất cả nhân viên ký hợp đồng lao động với công ty từ 1 năm trở lên và thời gian nhận lương phép 31/03 năm sau, tương đương với số ngày phép được sử dụng đến hết tháng 3 năm sau.
2.2.2.1.3 Hình thức trả tiền lương
Do tính chất và đặc thù công việc đơn giản, mức lương (tháng bình thường hoặc không tăng ca) không cao nên lực lượng lao động của công ty biến động và thay đổi liên tục. Để phù hợp với tính chất trên, công ty đã quyết định trả lương cho người lao động bằng “Tiền mặt”.
2.2.3 Hạch các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV DVBV Cao Đạt
Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp. Việc trích lập các khoản này là việc làm bắt
Lương nghỉ phép = 3.320.000 x 1.12 x số ngày phép 26 ngày công
buộc đối với các Doanh nghiệp vì lợi ích của người lao động theo quy định của nhà nước.
Mức lương căn cứ trích = Lương vùng II x hệ số
Hệ số và tiền lương trích bảo hiểm của công ty quy định như sau:
Bảng 2.4: Hệ số cấp bậc và lương
2.2.3.1 Bảo hiểm xã hội
BHXH là số tiền được trích để trả cho người lao động khi họ về hưu, ốm đau, thai sản ... Căn cứ để tính và trích BHXH là:
- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động: Số BHXH = Mức lương căn cứ trích x 8%
- Số tiền DN trả tính vào chi phí của công ty Số BHXH = Mức lương căn cứ trích x 18%
Ví dụ: Tính trích bảo hiểm xã hội cho ông Nguyễn Hữu Đương – PGĐ công ty: (Phụ lục số 07: Bảng trích theo lương – xem phụ lục trang 7).
Người lao động nộp: 6.905.600đ x 8% = 552.448đ Công ty nộp : 6.905.600đ x 18% = 1.243.008đ * Trợ cấp bảo hiểm xã hội
Đối với những cán bộ công nhân viên đã tham gia đóng BHXH khi nghỉ việc do bị tai nạn, ốm đau, thai sản … sẽ được hưởng trợ cấp BHXH
Công thức: Số tiền =Số ngày nghỉ x Lương BH xTỷ lệ% trợ cấp
Theo luật Bảo hiểm xã hội số : 58/2014/QH13 ngày 13/06 năm 2014 quy định. Chế độ trợ cấp ốm đau:
+ Đã đóng BHXH dưới 15 năm: hưởng 30 ngày/năm
+ Đã đóng 15 năm <BHXH <30 năm: hưởng 40 ngày/năm.+ Đã đóng BHXH trên 30 năm: hưởng 60 ngày/năm.
Mức trích chế độ ốm đau quy định tại luật BHXH được tính như sau:
Cấp bậc Hệ số Tiền lương trích
Phó Giám đốc 2.08 6.905.600đ
Nhân viên 1.12 3.718.400đ
Tiền lương trích BHXH tháng liền trước khi nghỉ
Mức trợ cấp = x 75% x Số ngày nghỉ hưởng BHXH 24 ngày
+ Đối với trường hợp sẩy thai, tai nạn lao động thì mức trợ cấp trả
- Chế độ thai sản và các chế độ BHXH khác được tính theo quy định của luật BHXH 58/2014/QH13
Ví dụ: Bà Phạm Thị Miên nghỉ ốm và được hưởng chế độ bản thân ốm thường từ ngày 19/01/2017 đến 23/01/2017 (4 ngày vì có ngày chủ nhật). Bà Miên nộp giấy ốm mẫu C65 (Giấy chứng nhận nghỉ ốm) do BHXH cấp cho công ty và công ty làm thủ tục hưởng BHXH (Phụ lục số 08: Mẫu C70 –HĐ – xem phụ lục
trang 8) gửi cơ quan bảo hiểm quận Liên Chiểu giải quyết. Mức trợ cấp do cơ quan
BHXH quận Liên Chiểu tính và gửi về Công ty ((Phụ lục số 09: Danh sách giải
quyết chế độ - xem phụ lục trang 9) được hưởng như sau:
2.2.3.2 Bảo hiểm y tế
Khi người lao động đóng tiền BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT để phục vụ cho việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Quỹ BHYT thanh toán 80% tiền khám chữa bệnh người lao động chỉ phải trả 20%. Căn cứ để tính và trích BHYT:
- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động: Số BHXH = Mức lương căn cứ trích x 1.5% - Số tiền DN trả tính vào chi phí của công ty Số BHXH = Mức lương căn cứ trích x 3%
Ví dụ: Tính trích bảo hiểm xã hội cho ông Nguyễn Hữu Đương – PGĐ công ty: (Phụ lục số 07: Bảng trích theo lương – xem phụ lục trang 7).
Người lao động nộp: 6.905.600đ x 1.5% = 103.584đ Công ty nộp : 6.905.600đ x 3% = 207.168đ
2.2.3.3 Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là số tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN là: Người lao động đã đóng BHTN 12
3.718.400
Mức trợ cấp = x 75% x 4 ngày = 651.000đ 24 ngày
tháng trở lên.Người lao động đã đăng ký BHTN với tổ chức BHXH. Người lao động chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Căn cứ để tính và trích BHTN:
- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động: