Tổ chức hoạt động dạy học D1 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề định luật ôm đối với toàn mạch (Trang 27 - 30)

D1 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC D1.1.Chuẩn bị của GV:

- Máy tính, máy chiếu, phòng học bộ môn. - Phiếu học tập.

- 1 bảng mạch điện, dây nối, 2 pin mới, 1 điện kế, 2 điện trở - Sơ đồ mạch điện(chiếu).

- Phiếu học tập

D1.2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức về định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R(lớp 9).

- Ôn lại kiến thức về định luật Jun- Lenxơ, công của nguồn điện - Chuẩn bị giấy khổ lớn, bút lông để viết báo cáo theo nhóm,keo dán.

- Mỗi nhóm chuẩn bị 3 quả pin đại 1,5 V, dây nối, dao gọt, 1 bộ thanh nẹp thanh dài 25 cm, 1 bộ thanh nẹp thanh dài 10cm, dây chun đàn hồi, dây điện trần

D1.3 Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật khăn trải bàn - Kĩ thuật tia chớp

- Kĩ thuật mảnh ghép biến thể - Kĩ thuật động não

D2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCD2.1.HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ D2.1.HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ

* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề “Định luật Ôm đối với đoạn mạch” trước 1 tuần tại nhà:

*Giáo viên chia nhóm học sinh (4 nhóm), cử nhóm trưởng và thống nhất cách làm việc. Mỗi nhóm 4-6 học sinh.

*Giáo viên cho học sinh đọc qua nhanh nội dung bài "Định luật Ôm đối với toàn mạch và Ghép nguồn điện thành bộ" yêu cầu nêu nội dung cơ bản của bài.

*GV định hướng 4 nội dung cơ bản và dự kiến thời lượng học: +Tiết 1: Mục 1 và 2.

* Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Cá nhân mỗi học sinh về nhà đọc và nghiên cứu trước các nội dung liên quan đến "Định luật Ôm đối với toàn mạch và Ghép nguồn điện thành bộ"

- Chuẩn bị dụng cụ làm thực hành ghép nguồn - Nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu sơ đồ toàn mạch, lắp thí nghiệm và tìm hiểu cách đo hiệu điện thế ở

hai cực của nguồn.Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch, hiện tượng đoản mạch với Pin và Ác quy. Tổ chức lớp tìm hiểu hiện tượng đoản mạch.

Nhóm 2: Tìm hiểu các nguyên nhân gây chập cháy điện, ví dụ thực tế.

Xây dựng thành bài báo cáo power point để báo cáo trước lớp theo gợi ý của giáo viên

Nhóm 3: Tìm hiểu biện pháp hạn chế hiện tượng đoản mạch, vẽ sơ đồ mạch điện có cầu

chì đơn giản

Sưu tầm cầu chì, cầu dao, aptomat

Nhóm 4: Tìm hiểu nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện, truyền tải thông điệp qua bài

học.

Xây dựng thành bài báo cáo power point để báo cáo trước lớp theo gợi ý của giáo viên + Tiết 2: Mục 3 và 4.

Nhóm 1,2,3,4 : Chuẩn bị dụng cụ làm thực hành ghép nguồn : 3 quả pin, 2 dây dẫn trần,

dây buộc đàn hồi, thanh nẹp. Tìm hiểu về cách sử dụng nguồn điện an toàn.

Nhóm 1 : Thuyết trình về xây dựng cách ghép nguồn nối tiếp.

Nhóm 2 : Chuẩn bị điều khiển hoạt động khởi động, thực hành biểu diến ghép nguồn

nối tiếp . Chuẩn bị hoạt động đo suất điện động bộ nguồn nối tiếp

Nhóm 3: Chuẩn bị điều khiển hoạt động khởi động, thực hành biểu diến ghép nguồn

song song. Chuẩn bị hoạt động đo suất điện động bộ nguồn song song.

Nhóm 4: Thuyết trình về xây dựng cách ghép nguồn song song. +Phiếu học tập ở nhà: Gợi ý câu hỏi tìm hiểu ở nhà

Tiết 1:

+Đọc nội dung bài Định luật Ôm đối với đoạn mạch

+ Trong thực tế, nếu 2 cực của nguồn điện bị nối tắt bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ thì cường độ dòng điện trong mạch như thế nào? Hiện tượng này có lợi hay có hại? Cho ví dụ minh họa.

+ Nêu những nguyên nhân gây chập cháy điện?

+ Các biện pháp hạn chế hiện tượng đoản mạch? Vẽ sơ đồ mạch điện lắp cầu chì

đơn giản.

+Tìm hiểu các quy tắc sử dụng điện an toàn và thông điệp cho bài học .

+ Khi nguồn điện thực hiện công, phần có ích để làm gì? Từ đó viết biểu thức hiệu suất của nguồn điện?

Tiết 2:

+Đọc nội dung bài Ghép nguồn điện thành bộ

+Nêu cách ghép nguồn thành bộ song song, nối tiếp. Xây dựng công thức tính điện trở trong và suất điện động của bộ nguồn ghép song song, nối tiếp.

D2.2. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

TIẾT 1: Mục 1,2

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNGA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú để học sinh nghiên cứu bài học.

- Kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

- Định hướng cho học sinh những nội dung sắp được học trong chủ đề. Tìm hiểu tại sao hiệu điện thế khi đo ở hai cực nguồn điện khi chưa có mạch ngoài và khi có mạch ngoài lại khác nhau.

- Rèn cho học sinh khả năng quan sát, tư duy, liên tưởng, tái hiện kiến thức đã học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề định luật ôm đối với toàn mạch (Trang 27 - 30)