Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề định luật ôm đối với toàn mạch (Trang 55 - 58)

- Dự kiến sản phẩ m: Cách sử dụng nguồn điện an toàn, tích hợp bảo vệ môi trường Đánh giá sản phẩm :

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến.

Với chuyên đề dạy học " Định luật Ôm đối với toàn mạch", qua áp dụng thực tế giảng dạy tại trường THPT A. Tôi nhận thấy xây dựng chuyên đề dạy học và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực có những ưu, nhược điểm sau :

- Về ưu điểm

+ Đối với giáo viên: Đã đảm bảo được những mục tiêu đề ra, giúp giáo viên chủ động sử dụng phương pháp dạy học mới, không phải lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Giáo viên tự xây dựng nội dung phù hợp trình độ nhận thức của từng lớp, từng cá nhân học sinh.

+Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”.

+Đầu tư nghiên cứu kiến thức có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.

+ Đối với học sinh:

Các em học sinh có năng lực trong khám phá các môn khoa học tự nhiên nên có ý thức say mê, hứng thú và tìm hiểu bài học. Chủ động tìm kiếm thông tin, làm thí nghiệm phục vụ nội dung bài học. Khả năng nhận thức và phân tích vấn đề của các em tương đối tốt, rèn luyện khả năng thuyết trình, tự tin báo cáo trước đám đông. Đặc biệt, các em rất chủ động, hăng hái tham gia các hoạt động nhóm, chuẩn bị kĩ lưỡng sản phẩm của nhóm.

Bài học có nội dung gắn liền với thực tế, giải thích nhiều hiện tượng thực tế và ứng dụng các hiện tượng thực tế, nên học sinh dễ dàng, chủ động trong khâu tiếp thu kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn. Tâm lí thoải mái cho học sinh trong các buổi học, các em được chủ động làm việc trong các giờ học. Thông qua hoạt động trao đổi giữa các học sinh rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác trong giải quyết các vấn đề.

- Nhược điểm: Học sinh chưa quen với phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới nên còn lúng túng. Nhiều học sinh chưa tích cực chủ động tham gia quá trình học tập.

- Biện pháp khắc phục nhược điểm:

+ Quan tâm nhiều đến các em chưa tích cực tham gia học tập, giúp đỡ các em chậm tiến bộ.

+Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình.

+ Căn cứ vào chương trình giáo viên tích cực xây dựng các chuyên đề mới và áp dụng vào giảng dạy. Giúp đỡ và động viên các giáo viên trong nhóm chuyên môn, các nhóm chuyên môn khác tích cực áp dụng dạy học theo chuyên đề để học sinh làm quen nhiều hơn.

Kết quả thực hiện:

Qua áp dụng hình thức và phương pháp giảng dạy trên tại lớp 11A1 Trường THPT A trong năm học 2018- 2019, 2019 - 2020 đã cho thấy những kết quả bước đầu khả quan.

Thăm dò trên thực tế ý kiến, nguyện vọng của học sinh bằng phiếu điều tra hứng thú học tập của các em đối với phương pháp dạy học theo chuyên đề dạy học

Năm Không hứng thú

2018 2019

(Kết quả dựa trên phiếu điều tra thực tế với 35học sinh lớp 11A1 năm học 2018- 2019 và 41 học sinh lớp 10A1 năm học 2019-2020)

Căn cứ vào kết quả điều tra trên cho thấy số lượng học sinh tỏ ra hứng thú với chuyên đề tích hợp này chiếm tỉ lệ rất cao, trên 90%. Trong đó, tỉ lệ các em rất thích thú với chuyên đề này chiếm trên 45%. Kết quả này đã phản ánh tương đối chính xác nguyện vọng và nhu cầu học tập của các em. Việc đổi mới hình nhận thức của học sinh; giúp các em phấn khởi và say mê với môn học, khác với tư tưởng nhàm chán trong lối học thụ động, phải ghi chép nhiều như trước đây.

10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả. theo ý kiến của tác giả.

Trên cơ sở những mục đích và nhiệm vụ đề ra, quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:

Một là: Dạy học theo chuyên đề khác với việc dạy theo bài học thông thường tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình và sách giáo khoa hiện hành.

Hai là: Khi hình thành chuyên đề thì tạo nên một chuỗi các vấn đề học tập cần giải quyết. Khi giải quyết được nhiệm vụ học tập đó sẽ tạo thành một nội dung hoàn chỉnh, toàn diện cả chiều dọc lẫn chiều ngang của chuyên đề.

Ba là: Nội dung của các chuyên đề giúp học sinh có những hiểu biết về những kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa mà học sinh Trung học phổ thông cần đạt được. Từ những kiến thức đó để học sinh có thể tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, củng cố, thực hành, rút ra quy luật và bài học vật lí ... và tự nghiên cứu, đào sâu kiến thức đã học.

Bốn là: Kênh hình, tư liệu tham khảo của chuyên đề góp phần tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động học tập và hình thành phát triển năng lực trong học tập.

Năm là: Nội dung chuyên đề không dừng lại ở biết mà nâng cao trình độ nhận thức. Tăng cường khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tổ chức, cá nhân theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tiễn đã giải quyết được những vấn đề sau: Dạy học phát triển năng lực học sinh theo chuyên đề là quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực dạy học đảm bảo kết quả đầu ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học cả về nội dung: Học để có năng lực chuyên môn, có tri thức chuyên môn để ứng dụng vận dụng trong học tập và cuộc sống. Học để có năng lực phương pháp: lập kế hoạch học tập, làm việc có phương pháp học tập, thu thập thông tin đánh giá. Học để có năng lực xã hội: hợp tác nhóm học cách ứng xử, có tinh thần trách nhiệm khả năng giải quyết trong các mối quan hệ hợp tác. Học để có năng lực nhân cách: Tự đánh giá để hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức. Và đáp ứng cả về chuẩn đầu ra như : Phẩm chất, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và các năng lực chuyên biệt khác.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề định luật ôm đối với toàn mạch (Trang 55 - 58)