Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV thương mại thực phẩm hoàng khang (Trang 27 - 30)

1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán

1.2.3.1 Khái niệm

Đối với doanh nghiệp thương mại: giá vốn hàng bán là tổng tất cả các chi phí kể từ lúc mua hàng cho đến khi nhập kho bao gồm giá mua thực tế từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển, thuế, bảo hiểm,…

Đối với doanh nghiệp sản xuất: giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển,…

1.2.3.2 Chứng từ sử dụng

Tùy vào từng doanh nghiệp, các chứng từ thông thường: - Phiếu nhâp kho, phiếu xuất kho

- Biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản kiểm kê hàng hóa - Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

- Bảng phân bổ giá

Sổ sách: sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái

1.2.3.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 632: giá vốn hàng bán

Nợ TK 632

- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kì.

- Trí giá vốn của thành phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong kì.

- Trị giá vốn của lao vụ, dịch vụ đã hoàn hành trong kì.

- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kì vào bên nợ TK 155. - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã

gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ.

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ, hàng hóa đã xuất bán vào Tk

SVTH: Nguyễn Thị Anh Thư – K22KDN2

trong kì. 911.

Tài khoản 632 không có số dư

1.2.3.4 Các phương pháp tính giá vốn

a. Phương pháp thực tế đích danh: sản phẩm, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính giá trị xuất kho. Thích hợp với các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định, nhận diện được và có giá trị cao. Không thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa,…

b. Phương pháp bình quân gia quyền: giá thực tế của từng loại vật liệu, hàng hóa, sản phẩm được tính theo giá trung bình của từng loại vật liệu, hàng hóa, sản phẩm tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại nhập kho trong kỳ, hay nói cách khác giá thực tế vật tư, hàng hóa, sản phẩm xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân.

Đơn giá thực tế bình quân có thể được tính theo thời kỳ (cuối kỳ hạch toán) hoặc tính theo thời điểm (sau mỗi lần nhập).

- Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

Cách tính đơn giá này phù hợp với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Nhưng độ chính xác không được cao.

Cách tính này phù hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có độ chính xác cao, đảm bảo kịp thời của thông tin kê toán nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức tính toán.

c. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): đơn giá của lô hàng nào được nhập vào trước thì được xuất ra trước, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập liền sau cho đến khi đủ số lượng cần xuất. Hay nói cách khác, hàng tồn kho nào nhập trước thì được sử dụng trước theo đúng giá nhạp kho của chúng.

Trị giá thực tế xuất kho được xác định bằng số lượng xuất kho và đơn giá của những lần nhập cũ nhất.

Phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng ít nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng khóa, số lần nhập kho ít. Với phương pháp này sẽ xác định được ngay giá xuất kho của hàng tồn kho.

1.2.3.5 Phương pháp hạch toán

SVTH: Nguyễn Thị Anh Thư – K22KDN2

Trang 13

Hàng bán bị trả lại nhập lại kho

TK 632

TK 154,155,156,157 ...

Giá vốn khi xuất bán

TK 911 Kết chuyển giá vốn TK 155, 156 TK 229 Hoàn nhập TK 152,153,155,156,157,138… Phần hao hụt, mất mát HTKđược tính vào GVHB TK 627 TK 217 Bán BĐS đầu tư TK 2147 Trích KH TK 335 CP trích trước để tính giá vốn CP SXC cố định không được phân bổ

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV thương mại thực phẩm hoàng khang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w