2.2.3.1 Ưu điểm
- Khi mối quan hệ tốt đẹp, nhân viên giữa 2 bộ phận cảm thấy vui vẻ với nhau, cùng nhau phối hơp tạo ra những điều tốt nhất đến với khách hàng, từ đó, chất lượng phục vụ được nâng cao đến mức tối đa.
- Giúp hoàn thành nhiệm vụ riêng của từng bộ phận, cùng nhau nâng cao chuyên môn nghề nghiệp lẫn nhau trong những lần hướng dẫn về món ăn hoặc các quy trình phục vụ khác.
- Nâng cao hiệu quả, khai thác tối đa hiệu suất việc sử dụng các yếu tố chung.
- Giảm thiểu những sai sót, bù đắp cho nhau những sai sót trong quá trình làm việc, phục vụ khách
- Tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên từng bộ phận.
2.2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhâna) Nhược điểm a) Nhược điểm
- Thông tin qua lại giữa 2 bộ phận nhiều lúc còn hạn chế, không chính xác, dẫn đến việc
chế biến của bộ phấn bếp và việc phục vụ của bộ phận bàn không đảm bảo.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của một số nhân viên chưa cao, dễ gây nên nhầm lẫn và hiểu lầm giữa nhân viên 2 bộ phận bàn-bếp. Bên cạnh đó, thái độ, tính cách của nhân viên 2 bộ phận có những lúc bất đồng, nóng nảy, gây mâu thuẫn nhau ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ.
- Bộ phận bàn và bộ phận bếp thường xuyên sử dụng chung công cụ lẫn nhau, không những gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 bộ phận qua việc tranh giành dụng cụ, mà còn gây ảnh hưởng đến tính đồng bộ của nhà hàng
- Người quản lý riêng của 2 bộ phận chưa thật sự khắt khe, chưa có sự giám sát trực tiếp nhân viên, gây nên tình trạng không giống nhau về cách phục vụ của nhân viên bàn và chách chế biến của nhân viên bếp.
b) Nguyên nhân
- Do tính ẩu tả của nhân viên trong mùa đông khách - Do công tác tuyển dụng của bộ phận quản lí
- Do số lượng công cụ hỗ trợ công việc của bộ phận nhà hàng còn hạn chế,
- Vào những lúc đông khách nhân viên hay đùn đẩy công việc lẫn nhau, nên xảy ra sự cố làm việc nhóm không tốt ảnh hưởng nhiếu đến chất lượng làm việc.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ PHẬN BÀN VÀ BỘ PHẬN BẾP TRONG NHÀ HÀNG
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp cải thiện mối quan hệ giữa bộ phận bàn và bộ phận bếp trong nhàhàng hàng
3.1.1 Dựa trên thực trạng của ngành du lịch Việt Nam
Du lịch là một ngành kinh tế mang tích chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có diều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giầu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giầu lòng nhân ái.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế.
Song do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tính chất và tác dụng nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội của hoạt động du lịch, nên công tác quản lý. Nhà nước còn bị buông lỏng. Điều đáng lưu ý là chúng ta chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và từng vùng, từng địa phương, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong sự nghiệp phát
triển du lịch; 3 chưa có quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng ngành; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong ngành du lịch còn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị chưa được tu bổ, tôn tạo, khai thác, nội dung du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ kém, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch những năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong tình hình mới. Từng lúc, từng nơi đã có những tác động xấu về trật tự và an ninh xã hội.
(Vi n nghiên c u phat tri n du l ch . Bao cao chuyên đ : Du l ch Vi t Nam th c tr ng vaê ư ê i ê i ê ư a
gi i phap phat tri n. Đa ê ươ âc l y v ngay 12/4/2017 t : http://www.itdr.org.vn/thong-tin-tu-ê ư
lieu/cac-tu-lieu-khac/819-bao-cao-ldu-lich-viet-nam-n-thuc-trang-va-giai-phapr.html)
3.1.2 Dựa trên thực trạng của ngành du lịch Đà Nẵng
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, du lịch Đà Nẵng đã phát triển thực sự khởi sắc và ấn tượng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được phát triển với việc hình thành hệ thống các khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp 5 sao ven biển và các khách sạn cao cấp 3-5 sao trong thành phố và các khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao, đáp ứng nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE), khách vãng lai. Các thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Đà Nẵng: InterContinental, Novotel, Hyatt, Vinpearl, Pullman…
Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cũng phát triển mạnh, cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có 183 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Trong 5 năm gần đây (2011-2015), lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 20,14%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 25,4%, khách nội địa tăng 18,6%.
Doanh thu chuyên ngành du lịch tăng bình quân 30,6%/năm. Năm 2014, tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,9% so với năm 2013; trong đó khách quốc tế là 955.000 lượt, khách nội địa đạt 2.845.000 lượt. Tổng thu du lịch đạt 9.740 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm 2013.
Trong giai đoạn này, cơ sở hạ tầng thành phố có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ sở vật chất ngành Du lịch đã làm Đà Nẵng trở thành một thành phố năng động, hấp dẫn đối với khách du lịch. Hàng loạt công trình lớn về du lịch được hoàn thành, đưa vào hoạt động như Cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy Park, Vòng quay Mặt trời (Sun Wheel), Công viên Châu Á, Khu giải trí Helio Center…
Đà Nẵng liên tiếp được nhiều tổ chức du lịch quốc tế có uy tín bình chọn là điểm đến hấp dẫn. Nhiều sản phẩm của thành phố đã đoạt những giải thưởng lớn như Khu nghỉ dưỡng 5 sao InterContinental Danang Sun Peninsula Resort vừa đoạt giải Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất châu Á 2014, 2015, 2016 do World Travel Awards trao thưởng. Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn Đà Nẵng là top 10 điểm đến hấp dẫn của châu Á năm 2015. Đà Nẵng đứng đầu danh sách top 10 điểm đến mới nổi trên thế giới năm 2016 theo kết quả bình chọn trên trang thông tin điện tử du lịch uy tín TripAdvisor.
Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng. Nhiều khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp và bổ sung thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách. Du lịch nghỉ dưỡng biển được phát triển theo
hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ vui chơi thể thao biển như canô, dù kéo, jetski, kayak, lặn biển… kết hợp với hàng loạt các khu nghỉ mát, biệt thự cao cấp dọc tuyến biển cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho du khách.
Trích Ngô Quang Vinh ( 2015.) Du lịch Đà Nẵng, những chặng đường phát triển. Báo Đà Nẵng. Được lấy về ngày 12/4/2017 từ : http://www.baodanang.vn/channel/5405/201507/55-nam-ngay-
du-lich-viet-nam-9-7-1960-9-7-2015-du-lich-da-nang-nhung-chang-duong-phat-trien-2427100/
Nhưng thực tế vẫn có các trường hợp nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước thất bại tại Đà Nẵng. Riêng đầu tư các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển đến nay vẫn còn 33 dự án của các đại gia trong và ngoài nước sau khi khởi công hoành tráng lại xây hàng rào bỏ hoang chiếm giữ những vị trí đất vàng trên con đường 5 sao từ nhiều năm nay. Hệ quả của nó để lại đã làm mất đi vẻ đẹp của biển Đà Nẵng, làm ảnh hưởng môi trường về du lịch của Đà Nẵng.
Mặc khác, sự bùng nổ về đầu tư khách sạn 3-5 sao trong trong thời gian gần đây nhằm phục vụ cho lĩnh vực du lịch đã dẫn đến sự mất cân bằng, nguồn cung cao hơn cầu, sự cạnh tranh với nhau không lành mạnh. Nếu như trước năm 2010, Đà Nẵng chỉ có 2 khách sạn đẳng cấp là Hoàng Anh Gia Lai và Furama Resort, thì mấy năm gần đây xuất hiện thêm một loạt khách sạn lớn, như InterContinental, Hyatt Regency, Crowne Plaza, Vinpeal Luxary.
Có một thực trạng là du lịch tại Đà Nẵng chỉ được mùa vào dịp Lễ hội pháo hoa, những ngày lễ dài, những tháng hè. Công suất phòng thường đạt 100% đối với các khách sạn có vị trí đẹp, ở khu trung tâm, vị trí ven biển. Đối với các vị trí khác chỉ đạt 40-60%. Còn những ngày còn lại chỉ đạt từ 20-40%. Những tháng mưa kéo dài, các khách sạn thường trong tình trạng ế ẩm.
Chính sự phát triển ồ ạt và khai thác không hiệu quả mà trong thời gian qua có sự chuyển nhượng ngầm đối với những khách sạn 3 sao gần biển, gần sông. Một số khách sạn chuyển sang cho thuê khai thác. Cùng với đó sự thiếu chuyên nghiệp trong phục vụ đã làm cho chất lượng dịch vụ khách sạn giảm sút, ảnh hưởng đến du lịch Đà Nẵng.
Nguyễn Nam (2015). Phát triển du lịch Đà Nẵng còn nhiều thách thức. Báo xây dựng. Được lấy về ngày 12/4/2017 từ: http://danangupi.vn/phat-trien-du-lich-da-nang-con-nhieu-thach-thuc- 51840.aspx
Sự phát triển ồ ạt của các cơ sở lưu trú dẫn đến thiếu cả đội ngũ phục vụ như hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp, phục vụ buồng phòng, nhân viên bàn, lễ tân. Trong khi đó lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch hiện nay chỉ mới đáp ứng chưa tới 50%. Dù số lượng cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch khá nhiều nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của người tuyển dụng, 80% doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, nhà hàng tự đào tạo lại nhân viên sau khi tuyển dụng. Điều này dẫn đến một hệ quả là các khách sạn, khu nghỉ mát mới đi vào hoạt động thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, vì các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo chuyên ngành du lịch tại Đà Nẵng hiện chỉ đáp ứng khoảng 1/10 yêu cầu về nguồn nhân lực và từ đây đã nảy sinh tiếp hệ lụy là các đơn vị tìm đủ mọi cách lôi kéo nhân lực có kinh nghiệm của nhau hoặc phải chọn giải pháp tuyển người từ nước ngoài hoặc từ Hà Nội, TP HCM và các tỉnh lân cận với mức lương rất đắt đỏ.
Thêm một hệ quả nghiêm trọng nữa là để có đủ nhân viên, các đơn vị lưu trú trên địa bàn bắt buộc phải tuyển cả những lao động chưa từng qua đào tạo vào làm việc. Hiện nay, con số này đang chiếm đến 40% tổng lao động trong ngành, điều này sẽ kéo chất lượng phục vụ đi xuống, gây mất điểm đối với du khách.
Hồ Ngọc Thơ (2016). Du lịch Đà Nẵng đang thiếu nhân lực trầm trọng. Báo Mới. Được lấy về ngày 12/4/2017 từ : http://caibatvang.com/tin-du-lich/du-lich-da-nang-dang-thieu-nhan-luc- chat-luong-tram-trong-zjii.html
3.2 Mục tiêu, phương hướng của nhà hàng và của khách sạn3.2.1 Mục tiêu, phương hướng của khách sạn: 3.2.1 Mục tiêu, phương hướng của khách sạn:
3.2.1.1 Mục tiêu của khách sạn
- Nâng cao vị thế của khách sạn trong thị trường du lịch trong nước và ngoài nước.
- Mở rộng thị trường khách Châu Âu.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn bằng việc đổi mới bổ sung nguồn nhân lực. - Ôn định và giữ vững thị trường hiên tại.
- Giu vững thị phần trong thị trường gay gắt hiện nay, phát triển thị trường mwois. Duy trì và nâng cao hơn nữa doanh thu của các dịch vụ trong khách sạn.
- Tăng trưởng về doanh thu ít nhất gấp 1,5 lần năm trước. - Thời gian lưu trú bình quân của khách tăng 4-5 ngày.
3.2.1.2 Phương hướng của khách sạn:
- Chỉ đạo thường xuyên công tác thị trường, có biện pháp cụ thể về giá, khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo, chú trọng các thị trường truyền thống trong nước và quốc tế, đồng thời tích cực mở rộng thêm thị trường mới.
- Tập trung mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm về trang thiết bi và đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ bằng các biện pháp cụ thể, đầu tư cơ bản hợp lý, tham quan học tập trong và ngoài nước, đào tạo tại chỗ đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo trình độ chuyên môn giỏi và phong cách phục vụ mới. Tập trung đổi mới trang thiết bị và cải tạo khách sạn đúng với tầm cỡ 5 sao.
- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ : Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống lưu trú, dịch vụ xuất nhập khẩu đầu tư ứng dụng công nghệ thị trường, hình thành hệ thống kinh doanh, hoàn chỉnh tạo đà cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong các năm tiếp theo.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ với các đơn vị giao khoán và các định mức trang thiết bi vật tư phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị, tạo điều kiện cho công tác đầu tư đổi mới sản phẩm, cơ chế quản lý tài chính đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của Nhà nước, tăng thu, giảm phí, bảo toàn và phát triển vốn.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng đơn vị, tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, động viên cán bộ công nhân viên học tập chuyên môn, ngoại ngữ, lao động giỏi để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Lãnh đạo công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xâu dựng lực lượng tự vệ làm nòng cốt của lực lượng an ninh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để nagwn ngừa các hoạt động tiêu cực. Kiên quyết chống và xử lý nghiêm trọng biểu hiện tiêu cực, tự do, vô kỷ luật và thiểu xây dựng nội bộ.
- Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phù hớp đáp ứng đúng với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
3.2.2 Mục tiêu, phương hướng của nhà hàng3.2.2.1 Mục tiêu của nhà hàng: