Một trong những nhân tố mang tính quyết định sự phát triển của toàn bộ nên kinh tế tế nói chung và ngân hàng nói riêng là nhân tố con người. Trong các yếu tố vật chất cấu thành nên hoạt động của ngân hàng như: vốn, trụ sở làm việc, trang
thiết bị, nhân lực và môi trường thì nhân lực là yếu tố quyết định nhất. Đặc biệt, trong một ngành kinh tế phát triển nhờ qui mô và tri thức như ngân hàng thì nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng có vai trò quan trọng. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhân lực của ngân hàng cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng tác nghiệp và nhận thức về môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Chỉ khi có sự chuyển biến cơ bản cả về lượng và chất của đội ngũ nhân lực thì hệ thống ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Mặt khác, vì ngân hàng thương mại là tổ chức có ảnh hưởng tương đối lớn trong xã hội và nền kinh tế. Do đó, nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại không chỉ phục tùng sứ mệnh của tổ chức, mà còn cần có trách nhiệm với lợi ích quốc gia, biết nỗ lực vì sự thịnh vượng chung của xã hội.
Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thực trạng này đòi hỏi VPBank phải đổi mới công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Như vậy muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải bắt nguồn từ khâu tuyển dụng nhân viên nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngân hàng đề ra.
Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng. Chi nhánh đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ CBNV và đã đưa ra những định hướng công tác đào tạo nguồn nhân sự như sau:
Tiếp tục triển khai các lớp học đào tạo cán bộ ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vu, trình độ quản lí.
Đào tạo kĩ năng, ứng dụng công nghệ mới cho tất cả cán bộ, nhân viên ngân hàng , trong tất cả các hoạt động lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm với nội dung thiết thực, tiếp cân và hiện đại.
Công tác đào tạo phải được tổ chức thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc, yêu cầu của chi nhánh, bảo đảm sự phát triển vững mạnh của ngân hàng.
Hàng năm, thực hiện chương trình nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ tin học, quản trị doanh nghiệp.
Phát động phong trào tự học tập trong cán bộ viên chức toàn chi nhánh, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tự học tập chuyên môn, tin học, ngoại ngữ…
Đẩy mạnh triển khai một số nội dung hợp tác với các công ty, các khách hàng lớn của ngân hàng trên các mặt tín dụng, huy động vốn, dịch vụ …
Tạo bước chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức.
Rà soát, ban hàng quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ then chốt trong đơn vị, gắn với quyền sử dụng, quy hoạch cán bộ của từng đơn vị.
Tiến hành quy hoạch cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ năng có trình độ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng mỗi đơn vị. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo theo lộ trình phù hợp quy hoạch phát triển, quản lý theo công nghệ mới.
Xây dựng quy định về hỗ trợ, tạo điều kiện để đội ngũ thủ khoa và đại học sau này có thể làm việc, công tác tại đơn vị.
Ban hành cơ chế khuyến khích việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản trị doanh nghiệp của từng cá nhân ngoài giờ làm việc.
Ngoài ra, trong những năm tiếp theo, Chi nhánh tiếp tục tham gia các lớp do Trung tâm đào tạo tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với tình hình hiện tại của chi nhánh. Các lớp này tập trung vào cung cấp cho người học các kiến thức hỗ trợ, nghiệp vụ chi nhánh.