1.5.1.1. Nội dung
- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ (còn gọi là sửa chữa nhỏ) là loại sửa chữa có
các đặc điểm, mức độ hư hỏng nhẹ nên kĩ thuật sửa chữa đơn giản, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa phát sinh ít nên được hạch toán một lần vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ.
1.5.1.2. Phương pháp hạch toán
- Khi sửa chữa nhỏ TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa thực tế phát sinh để phản ánh:
Nợ TK 627 - Nếu TSCĐ cho hoạt động sản xuất Nợ TK 641 - Nếu TSCĐ cho hoạt động bán hàng Nợ TK 642 - Nếu TSCĐ cho hoạt động QLDN
1.5.2. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định 1.5.2.1. Nội dung 1.5.2.1. Nội dung
- Sửa chữa lớn là loại sửa chữa có các đặc điểm: mức độ hư hỏng nặng nên kĩ
thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngưng hoạt động, chi phí sửa chữa lớn phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí của đôí tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng.
- Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành công việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ và bên thực hiện việc sửa chữa.
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng
- Để theo dõi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ, kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh
Bên có: Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành và các TK có liên quan. Dư Nợ: Chi phí sửa chữa lớn dở dang
1.5.2.3. Phương pháp hạch toán
1. Khi doanh nghiệp tự sửa chữa lớn TSCĐ thì kế toán căc cứ vào chi phí sửa chữa
thực tế phát sinh để ghi: Nợ TK 2413
Có các TK 334,338,152…
2. Nếu công việc sửa chữa lớn phải thuê ngoài thực hiện, kế toán căn cứ vào số tiền
thanh toán và thuế GTGT để phản ánh: Nợ TK 2413 – Giá chưa có thuế Nợ TK 133 - Thuế GTGT
Có TK 111,112,331 - Số tiền thanh toán
- Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK 2413 - Số tiền thanh toán Có TK 111,112,331
- Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, tuỳ theo phương pháp phân bổ chi phí được doanh nghiệp áp dụng, mà kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sửa chữa lớn.
Nợ TK 2413- số tiền thanh toán Có TK 242
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Tên giao dịch bằng tiếng Anh : MULTI-MODAL TRANSPORT HOLDING COMPANY
Tên thương hiệu : VIETRANSTIMEX
Tên viết tắt : VTT Vốn điều lệ : 200.000.000.000 đồng Trụ sở chính : 80-82 Bạch Đằng, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng Mã số thuế : 0400101901 Số tài khoản : 56110000000780
Tại ngân hàng : Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng
Điện thoại : (0511)3-840399
Fax : (0511)3-822478
E-mail : vitrati@dng.vnn.vn
Website : www.vietranstimex.com.vn
Công ty CP Vận tải Đa phương thức hoạt động theo mô hình quản lý Công ty mẹ - Công ty con.
Công ty vận tải đa phương thức (Vietranstimex) là một doanh nghiệp Nhà nước độc lập, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp Nhà nước, được phê chuẩn theo quyết định số 0907/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2003 của Bộ trưởng Bộ GTVT và được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ thứ nhất (từ 1976 – 1982)
Tham gia tái thiết và xây dựng đất nước. Công ty được Bộ điều động, chức năng điều phối vận tải phục vụ nhân dân, phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh, tiếp nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế viện trợ cho đất nước. Để thuận lợi cho công tác, hoàn thành các chỉ tiêu được giao, công ty đã thành lập 3 chi nhánh phụ trách ở các khu vực khác nhau:
Chi nhánh đại lý vận tải Bắc Miền Trung tại Huế, phụ trách từ Bình – Trị - Thiên đến Nghệ Tĩnh.
Chi nhánh đại lý vận tải Nghĩa Bình tại Quy Nhơn, phụ trách từ Nghĩa Bình đến Kom Tum.
Chi nhánh đại lý vận tải Nam Miền Trung, phụ trách từ Phù Khánh đến Thuận Hải, Đắc Lắc.
- Thời kỳ thứ hai (từ 1983 - 1988)
Kết thúc bao cấp Bộ GTVT ban hành quyết định số 1561/QĐ-TC ngày 21/08/1983 chuyển các công ty đại lý vận tải về tổng cục đường biển quản lý và được đổi tên thành Công ty vận tải đường biển II. Trong thời kỳ này, công ty đã tham gia tổ chức bốc xếp các công trình lớn như: thiết bị của nhà máy sợi Huế, nhà máy bia Đà Nẵng…
- Thời kỳ thứ tư (1996-04/2004)
Theo Quyết định số 4896/TCCB-LĐ ngày 25/11/1996 về việc thành lập công ty dịch vụ vận tải nhưng chính thức hoạt động từ tháng 04/1996 và công ty đổi tên thành Công ty dịch vụ vận tải Đà Nẵng. Tuy nhiên, ngày 15/05/1997, Bộ giao thông vận tải ban hành QĐ số: 1273/TCCB-LĐ giải thể công ty và lấy lại tên cũ là Công ty dịch vụ vận tải
Đây là thời kỳ chính thức công ty bước vào hoạt động và tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo QĐ số: 198/QĐ-TT6 ngày 24/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ và QĐ số: 3097/QĐ-BGTVT ngày 24/10/2003 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc thành lập Công ty mẹ - Công ty Vận tải đa phương thức.
- Thời kỳ thứ năm (2005 đến nay)
Công ty gặt hái được nhiều thành công khi chuyển sang mô hình quản lý mới. Ngày 04/10/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có QĐ số: 1333/QĐ-TT phê duyệt phương án sắp xếp công ty Nhà nước thuộc Bộ GTVT giai đoạn 2007 – 2009, trong đó ngày 11/03/2008 Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành QĐ số 598/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt danh sách doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Ngày 06/06/2008 Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành QĐ số: 1612/QĐ – BGTVT về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty Vận tải đa phương thức.
Đến ngày 20/04/2010, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành QĐ số: 1612/QĐ- BGTVT về việc quyết định về giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa công ty Vận tải đa phương thức. Và ngày 28/05/2010 Bộ trưởng Bộ GTVT đã có QĐ số 1454/QĐ- BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty mẹ - Công ty Vận tải đa phương thức thành công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1. Chức năng
Về kinh doanh dịch vụ:
+ Công ty thực hiện vận tải đa phương thức bằng đường biển, đường bộ trong và ngoài nước.
+ Liên doanh với nước ngoài để vận chuyển hàng thông thường, hàng siêu trường siêu trọng đến mọi địa hình.
+ Kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóa, vật tư, thiết bị giao thông vận tải, nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Kinh doanh kho bãi và các dịch vụ khác Về kinh doanh sản xuất hàng hóa:
+ Kinh doanh xăng, dầu, mỡ nhờn các loại như: DO, FO….. chủ yếu nhập khẩu nước ngoài, thu mua, gia công chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản. + Nhập khẩu sắt, thép, hàng tiêu dùng thiết yếu, hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hóa.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Theo quy định của nhà nước về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, công ty có các nhiệm vụ sau:
Tổ chức kinh doanh theo đúng ngành nghề quy định. Chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng kinh tế.
Lập các kế hoạch báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước hiện hành.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, nhiệm vụ được nhà nước giao.
Thực hiện phân phối theo kế quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và công tác quốc phòng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Đặc điểm
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao và đảm bảo sự hoạt động của công ty đúng với điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, công ty vừa kinh doanh dịch vụ vận tải vừa kinh doanh nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động của công ty, cụ thể:
- Về kinh doanh dịch vụ: Công ty thực hiện vận tải đa phương thức bằng
đường bộ, đường biển trong và ngoài nước, kinh doanh vận tải hàng siêu trọng, siêu trường, nhận XNK ủy thác.
- Về kinh doanh hàng hóa: Công ty tiến hành nhập khẩu các loại dầu phục vụ
cho các phương tiện vận tải của công ty như: dầu Diexzen, Mosga... đây là những chất lỏng, dễ cháy và hao hụt trong chuyên chở, dự trữ, do đó yêu cầu bảo quản và sử dụng cao để đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
2.1.3.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh
Giải thích: Sau khi đã trúng thầu, ký hợp đồng, công ty cử các kỹ sư chuyên trách khảo sát, kiểm tra hàng hóa trước khi vận chuyển chuyến hàng
1. Tiến hành điều động, tập trung các loại xe, tàu thuyền, máy móc thiết bị, nhân lực để thi công
2. Nghiên cứu, bốc xếp hàng hóa lên xe, tàu thuyền phù hợp, an toàn 3. Sau khi hoàn thành các khâu trên, tiến hành vận chuyển hàng hóa 4. Khi đến nơi tiến hành tháo dỡ hàng hóa xuống xe, tàu để bàn giao Khảo sát kiểm tra hàng hóa Quyết toán tài chính Vận chuyển hàng hóa 4 Bốc xếp hàng hóa 3 2 Tháo dỡ bàn giao 5 1 Tập kết máy móc thiết bị
5. Tiến hành quyết toán tài chính với đơn vị đối tác sau khi kiểm tra đầy đủ hàng hóa
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị: Là đại diện trực tiếp sở hữu phần vốn Nhà nước tại
Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Ban kiểm soát: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, thực hiện
các nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, là bộ phận dịch vụ chuyên môn của Hội đồng quản trị gồm ba thành viên trở lên.
Ban tổng Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
Văn phòng Công ty: Là đơn vị hậu cần có chức năng tham mưu, chỉ đạo
và quản lý về hành chính đối với các lĩnh vực liên quan đến trước, trong và sau quá trính sản xuất kinh doanh. Ngoài ra văn phòng Công ty còn có nhiệm vụ đưa đón khách, bố trí trực trong các ngày lễ tết….. theo dỏi kết quả lao động.
Phòng tài chính - Kế toán: Là bộ phận tham mưu về các thông tin tài
chính, theo dỏi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.
Phòng tổ chức lao động: Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu
cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực nhân sự, bố trí, sắp xếp cho phù hợp với năng lực của từng người, lập danh sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho từng bộ, phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy, công tác an toàn lao động.
Phòng kinh doanh: Có chức năng xây dựng kế hoạch tổng hợp, ký kết
hợp đồng kinh tế, đề xuất hướng sản xuất kinh doanh làm giàu, chủ động tìm khách hàng trình các hợp đồng kinh tế lên Tổng Giám đốc xem xét, giám sát chỉ huy quá trình ký kết hợp đồng.
Phòng kỹ thuật vật tư: Là bộ phận tham mưu về quản lý kỹ thuật, công tác
sữa chữa trang thiết bị, tổ chức thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, thanh lý tài sản, phụ tùng, lưu trữ các hồ sơ các phương tiện vận tải.
Các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc: Thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và theo quy chế hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về quản lý kinh doanh.
Các chi nhánh, xí nghiệp phụ thuộc có quan hệ chặt chẽ với Tổng Công ty, là mối quan hệ nội bộ, tham gia ký kết hợp đồng với khách hàng nhưng mọi chi phí và doanh thu đều tập hợp lên Tổng Công ty.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng tài chính - kế toán của công ty gồm 1 kế toán trưởng,1 phó phòng kế toán, 1 kế toán tổng hợp, 10 kế toán nghiệp vụ và 1 thủ quỹ.
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức tập trung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty và chi nhánh báo sổ được tập hợp và cập nhật tại phòng kế toán.Riêng các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập đến cuối quý phải tiến hành đối chiếu, nộp báo cáo lên cho công ty mẹ và phải được kế toán trưởng duyệt xong mới được quyết toán.
Những thông tin phòng tài chính- kế toán cung cấp sẽ là bộ phận thông tin thiết thực cho việc quyết định của Tổng giám đốc.Do đó nếu tổ chức tốt và hợp lý bộ máy kế toán sẽ tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển.
2.1.5.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
2.1.5.3. Chức năng, nhiệm của từng kế toán
Kế toán trưởng: Tham mưu cho Tổng Công ty các chỉ tiêu về tài chính,
chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tại Công ty; theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất tại chi nhánh, xí nghiệp. Cuối quý, kiểm tra đối chiếu và duyệt các sổ sách kế toán tại Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Kế toán trưởng KT TSCĐ KT vật tư KT tiền mặt, TGNH KT theo dõi các đơn vị trực thuộc KT thanh toán Thủ quỹ KT các xí nghiệp KT tổng hợp
Kế toán tổng hợp: Theo dõi tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên
các chứng từ ghi sổ và các sổ Cái tài khoản. Kiểm tra đối chiếu định kỳ hoặc cuối kỳ và duyệt các sổ sách kế toán tại công ty và các đơn vị trực thuộc.
Kế toán tài sản cố định: Theo dỏi tình hình biến động tài sản của Công ty. Kế toán vật tư: Theo dỏi tình hình nhập, xuất và tồn vật tư, công cụ dụng cụ tại Công ty, tính toán và phân bổ vật liệu và công cụ, dụng cụ.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, lương: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tính và trả lương, tính và trả lãi cho các đối tượng có liên quan, chi trả lương, BHXH,…. Cho cán bộ công nhân viên.
Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình doanh thu, cước vận chuyển, bốc xếp, các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng….. tại Công ty.
Kế toán công nợ nội bộ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế thu hộ, chi hộ của Công ty tại các chi nhánh, xí nghiệp và các khoản thu hộ, chi hộ chi nhánh tại Công