lượng (%) Nam Nữ ĐH CĐ TC SC ĐH A B C I.Lao động gián tiếp 29 13.1
1. Giám Đốc 1 0.4 1 1 1 3.Kế Toán 13 5.9 4 9 5 8 5 3 5 4.Phòng nhân sự 5 2.3 1 4 3 2 3 2 5.Phòng Sale&Marketing 10 4.5 3 7 6 4 8 1 1 II.Lao động trực tiếp 192 86.9 1.Tiền sảnh 27 12.2 10 17 17 8 2 17 2 8 2.Ẩm thực 58 26.2 37 21 15 7 13 23 18 7 23 10 4.Bảo vệ 14 6.3 14 3 4 7 7 3 4 5.Buồng 53 24 32 21 7 16 13 17 11 18 10 14 6. Giải trí 7 3.2 5 2 1 4 2 1 1 5 7.Kỹ thuật 20 9 20 8 6 3 3 6 9 5 8.Spa 13 6 6 7 2 4 7 2 3 4 4 Tổng 221 100 132 89 65 62 35 59 66 44 61 50
( Nguồn: Bộ phận nhân sự khách sạn Grand Tourane)
Về số lượng lao động:
Qua bảng số liệu trên ta thấy khách sạn hiện có 221 lao động, sự phân công lao động giữa các bộ phận là hợp lý, bộ phận chiếm số lượng lao động nhiều nhất đó là bộ phận ẩm thực với số lượng là 58 lao động chiếm 26.2% trong tổng số lao động của khách sạn, tiếp theo đó là bộ phận buồng với số lượng lao động là 53 lao động chiếm 24% trong tổng số lao động trong khách sạn, sau đó là bộ phận tiền sảnh với số lượng lao động là 27 lao động chiếm 12.2% trong tổng số lao động của khách sạn. Sự phân bố lao động của khách sạn như thế là do đặc điểm kinh doanh của khách sạn là kinh doanh lưu trú gồm 189 phòng và kinh doanh ăn uống là một loại hình dịch vụ chính của khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách do vậy lực lượng lao động trong hai bộ phận ẩm thực, bộ phận buồng chiếm số lượng lao động nhiều nhất để đảm bảo chất lượng phục vụ.
Nhìn chung, sự phân bố lao động như trên là hợp lý đảm bảo được công việc trong khách sạn được phối hợp nhịp nhàng, tạo sự gắn kết và năng suất lao động được nâng cao. Về Trình độ chuyên môn
Là một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, với hệ thống quản lý chuyên nghiệp của tập đoàn AGL của Singapore cùng với 100% lao động đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chính là những điểm thuận lợi trong việc quản lý nhân viên cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ tại khách sạn theo đúng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Theo bảng 2.3, số lượng nhân viên được đào tạo cấp bậc đại học là 65 nhân viên, chiếm 29.4% trên tổng số nhân viên. Số lượng nhân viên được đào tạo bậc cao đẳng là 62 nhân viên, chiếm 28% trên tổng số nhân viên. Số lượng nhân viên được đào tạo bậc trung cấp là 35 nhân viên, chiếm 15.8% trên tổng số nhân viên. Số lượng nhân viên được đào tạo bậc sơ cấp là 59 nhân viên, chiếm 26.7% trên tổng số nhân viên. Số lượng nhân viên được đào tạo bâc trung cấp và sơ cấp chủ yếu ở bộ phận ẩm thực và bộ phận buồng. Nhân viên tại hai bộ phận này thì không cần phải có trình độ cao, chỉ cần có tay nghề tốt và có tinh thần làm việc chăm chỉ, có thể phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, ngày nay với xu hướng ngày càng có nhiều khách sạn mới ra đời có mức chất lượng phục vụ khách ngày càng được nâng cao thì khách sạn cần phải chú ý bồi dưỡng nghiệp vụ thêm cho lao động cho nhân viên ở các bộ phận này vì chất lượng phục vụ của các bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của khách sạn, nếu chất lượng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của khách sạn. Do vậy việc thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ nhân viên là điều hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế của khách sạn năm sao.
Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp làm trong một môi trường tiếp xúc với một lượng lớn khách quốc tế lớn thì trình độ tiếng anh luôn đặt lên hàng đầu. Do vậy bên cạnh việc phân tích trình độ chuyên môn thì việc phân tích trình độ tiếng anh của lao động là điều vô cùng cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp nâng cao trình độ tiếng anh của nhân viên. Qua bảng trên, ta thấy tất cả lao động trong khách sạn đều được trang bị kỹ năng về tiếng anh, đây chính là một thế mạnh cũng là một điều kiện căn bản để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Mặc
dù vậy nhìn chung ngoài những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách, những bộ phận khác như lao động bộ phận buồng, kỹ thuật, bảo vệ.. còn thấp do vậy khách sạn cần phải chú trọng đến công tác đào tạo tiếng anh thường xuyên cho nhân viên bên cạnh đó đào tạo thêm ngoại ngữ khác ( tiếng Trung và tiếng Hàn) cho nhân viên các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của khách sạn.
2.1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 482 tỷ đồng
Trong đó, dành cho xây lắp trang thiết bị, cơ sở vật chất: 120 tỷ đồng Cơ cấu khách sạn gồm:
Bảng 2.4: Cơ cấu tầng của khách sạn Grand Tourane
Dịch vụ Tầng
Nhà hàng Bella Vista Tầng 3 (sức chứa 200 khách)
Spa Tầng 4
Pool Bar (Children and Adult) Tầng 1 – ngoàitrời
Lobby Lounge Tầng 1 (sức chứa 50 khách)
Sky Bar Tầng 21
Gym Tầng 1 – ngoài trời
Hội nghị Tầng 2& 3
Tennis court Tầng 1 – ngoài trời
Khu phòng cho khách Tầng 5 – tầng 20
( Nguồn: Bộ phận nhân sự khách sạn Grand Tourane)
Hệ thống phòng lưu trú tại khách sạn Grand Tourane:
Bảng 2.5: Số lượng phòng tại khách sanh Grand Tourane
( Nguồn: Bộ phận nhân sự khách sạn Grand Tourane)
Bảng 2.6: Danh sách cụ thể các