trạng đói nghèo của các nước đang phát triển trên thế giới
Chile, Indonesia và Thái Lan là ba quốc gia đang phát triển được lựa chọn làm điển hình nghiên cứu để xây dựng một số bài học kinh nghiệm trong lộ trình, phạm vi hội nhập tài chính và quá trình giảm tình trạng đói nghèo. Ở Chile, để đảm bảo tính an toàn và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính trong nước, trong quá trình hội nhập tài chính, các cải cách về khu vực tài chính được thực hiện trước khi tự do hoá tài khoản vốn, trong khi đó cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan cho thấy quốc gia này đã quá “vội vàng” trong tiến trình hội nhập tài chính, cụ thể quá trình tự do hoá tài khoản vốn được thực hiện quá nhanh và không chú trọng đến việc thực hiện các cải cách quan trọng
một cách đồng bộ. Tương tự, Indonesia cũng đã có những sai lầm trong việc gỡ bỏ nhanh chóng các quy định tự do hoá dòng vốn trong quá trình hộp nhập tài chính khiến kinh tế tăng trưởng nóng vào những năm 1990-1991, để lại những hậu quả xấu về mặt kinh tế và xã hội. Từ kinh nghiệm về lộ trình và tốc độ của hội nhập tài chính và quá trình giảm tình trạng đói nghèo của Chile, Indonesia và Thái Lan, các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á có thể rút ra các bài học hữu ích để hội nhập tài chính ngày một sâu rộng và có thể tránh các rủi ro tiềm ẩn. Trình tự của các cải cách của Chile và Indonesia trong giai đoạn 1985-1996, và Thái Lan trong giai đoạn 1985-1997 đối với các giao dịch trong và ngoài nước, được tóm tắt và mô tả trong các Bảng A8, A9, A10 (Phụ lục)