Khuyến nghị đối với hệ thống tài chính của các nước đang phát triển khu

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 158 - 160)

Cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích định lượng chỉ ra rằng sự phát triển hệ thống tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á có tác động tích cực đối với quá trình giảm nghèo. Đồng thời, bài học kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy sự phát triển hệ thống tài chính cũng là một bước đi, một tiền đề quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hội nhập tài chính, vì vậy các nước đang phát triển khu vực Châu Á cần đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính. Một số khuyến nghị đối với hệ thống tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á được đề xuất như sau:

5.2.2.1. Tăng cường cơ chế quản lý đối với hệ thống tài chính để ngăn ngừa khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ quốc gia, khu vực và toàn cầu hiệu quả để đảm bảo ổn định tài chính. Ở cấp quốc gia, các chính phủ cần có một khuôn khổ toàn diện trong việc phát triển tài chính lành mạnh, minh bạch và hiệu quả nhằm ngăn chặn khủng hoảng tài chính thông qua việc tích cực, chủ động áp dụng các chuẩn mực an toàn quốc tế và kế hoạch dự phòng cho sự thất bại của tổ chức tài chính, bao gồm các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là những người nghèo như bảo hiểm tiền gửi. Ở cấp khu vực, việc thiết lập các diễn đàn khu vực và tiểu vùng sẽ có giá trị gia tăng để hỗ trợ hợp tác kinh tế và tài chính khu vực, điều

phối chính sách và hỗ trợ khủng hoảng, đồng thời bổ sung và tăng cường vai trò của G20 và Ban ổn định tài chính đối với khu vực Châu Á bởi vì G20 hiện đang chiếm hơn 90% trong tổng quy mô của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Các nước đang phát triển khu vực Châu Á cũng cần tích cực tham gia vào việc cải cách kiến trúc tài chính quốc tế và thiết lập mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu để tăng cường ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng.

5.2.2.2. Xây dựng văn hóa kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn tín dụng và các dịch vụ tài chính

Việc đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Xu hướng hội nhập tài chính sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh của các các định chế trung gian trong nước và giữa các nước trong khu vực Châu Á và thế giới để từ đó có thể giảm thiểu chi phí sử dụng vốn tín dụng và các dịch vụ tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Để kết nối và cạnh tranh hiệu quả, việc đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và văn hóa kinh doanh là rất cần thiết. Từng các định chế trung gian cần xây dựng chiến lược phát triển, xác định thị trường mục tiêu, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối. Muốn vậy, song song với việc đầu tư và hiện đại hóa công công nghệ, việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cả về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức kinh doanh, ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp cần phải được ưu tiên hàng đầu. 5.2.2.3. Tăng cường độ “bao phủ” tài chính để người nghèo có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính

Chương trình tài chính toàn diện và việc tận dụng các NGOs để triển khai các chương trình cho vay xóa đói giảm nghèo giúp người nghèo của tham gia vào các hoạt động kinh doanh và kinh tế. Chính phủ của các nước đang phát triển khu vực Châu Á cần phải nỗ lực hơn nữa để tăng khả năng tiếp cận ngân hàng của công chúng, thúc đẩy hiểu biết về tài chính và bảo vệ những người nghèo, cung cấp tín dụng đầy đủ để thúc đẩy các cơ hội kinh doanh. Chính phủ cần có các cải cách lập pháp/quy định cần thiết để đảm bảo rằng các tổ chức tài chính và thị trường cung cấp các khoản tín dụng hợp lý, tài khoản tiết kiệm và bảo hiểm cơ bản cho các khu vực bị loại trừ tài chính do những rào cản pháp lý, cơ sở hạ tầng, văn hoá và tâm lý của những người có thu nhập thấp trong xã hội.

5.2.2.4. Thí điểm triền khai các sản phẩm fintech dành cho người nghèo

Việc tiếp cận các sản phẩm fintech của những người nghèo là một giải pháp của chiến lược tài chính toàn diện bởi sự tiện ích và chí phí thấp hơn của các dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng số. Việc triển khai các sản phẩm fintech dành cho người nghèo gặp những khó khăn nhất định. Trước tiên, người nghèo cần được trang bị các thiết bị điện tử thông minh và được hướng dẫn sử dụng các tính năng trên các thiết bị đó. Đồng thời, các tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ Fintech cũng nên chú trọng thiết kế trên phần mềm sao cho những người có thu nhập thấp dễ dàng có thể sử dụng. Vấn đề bảo mật thông tin trong quá trình giao dịch với ngân hàng, tránh những rủi ro trong quá trình sử dụng phần mềm công nghệ tài chính của người nghèo cũng nên được quan tâm xử lý. Người nghèo cần được trang bị kiến thức kỹ năng để tránh những vấn đề rủi ro như bị tấn công tài khoản, bị lấy trộm tiền. Do những hạn chế về nhận thức nên rủi ro về vấn đề này là rất lớn mặc dù số tiền của họ ở mức nhỏ.

5.2.3. Khuyến nghị đối với người nghèo của các nước đang phát triển khuvực Châu Á

Một phần của tài liệu Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á. (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w