Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra vào đầu những năm 1980 vì quá trình hội nhập tài chính diễn ra một cách nhanh chóng, Chile đã theo đuổi hướng tiếp cận hội nhập tài chính một cách thận trọng bằng việc tiến hành tự do hoá tài khoản vốn sau quá trình dần cải cách nền kinh tế. Trong giai đoạn 1985-1989, các cải cách tập trung vào việc hoàn thành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, hình thành các biện pháp kiểm soát tiền tệ gián tiếp, cải cách thương mại, tăng phạm vi giao dịch của các ngân hàng, thiết lập quyền tự chủ của Ngân hàng Trung ương Chile (CBC), và tự do hóa dòng vốn đầu tư trực tiếp và dòng vốn danh mục đầu tư. Các giai đoạn cải cách sau đó tập trung vào phát triển thị trường tài chính, áp dụng các chính sách lãi suất và tỷ giá linh hoạt hơn và nới lỏng có chọn lọc các kiểm soát đối với dòng vốn vào và ra, kèm theo việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với một số dòng vốn vào nhất định vào năm 1991 và 1995.
Trong những năm 1990, giảm tình trạng đói nghèo là một trong những mục tiêu chính trong chiến lược phát triển ở Chile. Các chính sách xã hội nhằm hỗ trợ quá trình giảm đói nghèo được thực hiện trong bối cảnh hậu khủng hoảng hết sức khó khăn. Theo báo cáo WB (2004), năm 1982 và 1983, GDP của Chile đã giảm 16%. Sự suy yếu của lĩnh vực tài chính khiến người nộp thuế Chile thiệt hại từ 30 đến 40% GDP, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến 30%, khoảng 50% dân số giảm thu nhập xuống mức nghèo khổ. Nghèo đói cùng cực đã ảnh hưởng đến 30% dân số. Bắt đầu từ năm 1985, trọng tâm của các chính sách kinh tế tập trung vào khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế, đã thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo vẫn chưa được giảm đáng kể. Những người sống dưới mức nghèo khổ vẫn chiếm 45% dân số vào năm 1987. Ngoài ra, quyết định quan trọng của chính phủ đó là giảm thuế và chi tiêu của chính phủ vào năm 1988 đã có tác động tiêu cực hơn nữa đến các chính sách xã hội. Việc giảm chi tiêu xã hội tương đương
3% GDP, dẫn đến số lượng và chất lượng của các dịch vụ y tế công cộng bị giảm sút nghiêm trọng, lương người lao động và lương hưu cho người già thấp hơn (WB, 2004). Cùng với sự ưu tiên phục hồi hệ thống ngân hàng thương mại sau cuộc khủng hoảng ngân hàng trong giai đoạn 1985-1987, các hoạt động trên thị trường vốn được thúc đẩy ở tốc độ vừa phải, các quỹ hưu trí được phép đầu tư một phần tài sản vào các cổ phiếu được chọn lọc trong nước bắt đầu từ năm 1985. Năm 1989, luật thiết lập quyền tự chủ hợp pháp của ngân hàng trung ương được ban hành bởi chính phủ. Cùng với đó, năm 1990, chính phủ mới đưa mục tiêu chống đói nghèo lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Chiến lược phát triển mới của Chile được thực thi bởi các chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách hội nhập tài chính và các chính sách xã hội tích cực. Chiến lược này đã giúp nền kinh tế Chile tăng trưởng 6% mỗi năm trong suốt thập kỷ. Theo báo cáo WB (2004), sự kết hợp giữa tăng trưởng cao và các chính sách tái phân phối tích cực đã làm giảm khoảng cách thu nhập giữa người nghèo và người giàu trong xã hội.
Trong quá trình hội nhập tài chính, các biện pháp liên quan đến tự do hoá tài khoản vốn được chọn lọc và ban đầu tập trung vào việc tự do hóa vốn dòng vào. Năm 1985, các sửa đổi đối với Chương XIX của các quy định ngoại hối đã cho phép dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thông qua nghiệp vụ hoán đổi nợ/vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, vốn gốc từ các khoản đầu tư không được phép chuyển về chính quốc trong 10 năm và lợi nhuận không được phép chuyển về trong 4 năm. Cùng với đó, chính phủ thực hiện chuyển đổi các chương trình hỗ trợ thu nhập sang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thông qua việc tận dụng các nguồn lực từ quá trình hội nhập tài chính nhằm nâng cao trình độ giáo dục, kỹ năng và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế đã tác động tích cực đến giảm tỷ lệ đói nghèo.
Trong giai đoạn từ năm 1985-1996, tỷ lệ người nghèo và khoảng cách nghèo đói tại Chile đều có xu hướng giảm đáng kể. Trong đó, tỷ lệ người nghèo với thu nhập 3.2 USD/ngày giảm hơn 15% từ năm 1987 đến năm 1996, nguyên nhân có thể là do thực hiện tăng trưởng kinh tế tốt do thực hiện tốt lộ trình hội nhập tài chính và do các chính sách xã hội hợp lý (World Bank, 2004).
Hình 2.2. Mức độ chuẩn nghèo theo chỉ số khoảng cách nghèo đói và tỷ lệ người nghèo tại Chile
Nguồn: World Bank
Tiếp đến, tài khoản vốn của cán cân thanh toán cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt, ghi nhận thặng dư vào năm 1989 và đã phản ánh dòng vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh hơn nhiều. Năm 1989, chính sách tiền tệ được thắt chặt để bù đắp cho việc tăng tốc độ lạm phát và dòng vốn vào danh mục đầu tư tăng về cơ bản phản ánh sự khác biệt khoản lãi lớn. Trong bối cảnh này, các nhà chức trách đã từ bỏ chính sách trước đây về việc giảm giá thực tế của tỷ giá và mở rộng biên độ biến động tỷ giá.
Bắt đầu từ năm 1990, các nhà chức trách đã tập trung vào sự phát triển của thị trường tài chính trong nước. Một số biện pháp đã được thực hiện để mở rộng và nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của thị trường chứng khoán gồm: giao dịch hợp đồng tương lai được đưa vào vào năm 1990, quỹ hưu trí có thể đầu tư nhiều hơn tài sản vào vốn cổ phần, và các hệ thống giao dịch và thanh toán dựa trên màn hình điện tử bắt đầu hoạt động trong 1993. Trong năm tiếp theo, thị trường chứng khoán bắt đầu đưa vào giao dịch quyền chọn, và trong giai đoạn 1995-1996, các hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí trên thị trường chứng khoán địa phương đã được tăng mức độ tự do hoá.
Để đáp ứng với dòng vốn vào lớn trong năm 1990, các nhà chức trách bắt đầu tự do hóa dòng vốn ra. Năm 1991, lần đầu tiên người cư trú được phép sử dụng ngoại hối thu được trên thị trường không chính thức để đầu tư ra nước ngoài, và trong giai đoạn đầu tư tiếp theo, vốn đầu tư mà những người không cư trú có thể chuyển về chính quốc được rút ngắn xuống còn 3 năm. Năm 1992, các quỹ hưu trí được phép tự do nhưng có giới hạn về đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận và vốn thu được từ các khoản đầu % 30 25 20 15 10 5 0 1987 1990 1992 1994 1996
Khoảng cách nghèo đói (1.9 USD/ngày)
Tỷ lệ người nghèo (3.2 USD/ngày)
Khoảng cách nghèo đói (3.2 USD/ngày)
tư nước ngoài theo các điều kiện nhất định. Dòng vốn ròng vào năm 1991 đã giảm nhẹ do lãi suất giảm, nhưng phục hồi mạnh mẽ vào năm 1992.
Quá trình hội nhập tài chính trong giai đoạn 1993-1996 đã chứng kiến sự gia tăng của tốc độ tự do hóa tài khoản vốn, đặc biệt với dòng vốn ra, một số hạn chế nhất định đối với dòng vốn đầu tư vào cũng được tăng cường. Năm 1993, thời hạn tối thiểu mà vốn phải duy trì trong nước đã giảm từ ba đến một năm, và thời hạn chuyển lợi nhuận về Chile đã bị loại bỏ. Năm 1994, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài được khuyến khích bằng cách cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí, ngân hàng và quỹ tương hỗ đầu tư danh mục ra nước ngoài với số phần trăm lớn hơn thông qua thị trường chính thức, cho phép các ngân hàng trong nước đầu tư vào các tổ chức tài chính ở nước ngoài, và cho phép các cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối chính thức với một số lượng giao dịch vốn được giới hạn. Dòng vốn ra đã được tự do hóa nhiều hơn trong giai đoạn 1995- 1996 bằng cách mở rộng tài sản cho phép và tăng hạn chế đầu tư nước ngoài.
Tài khoản vốn tổng thể của Chile được cải thiện với tổng số dòng vốn dịch chuyển lớn. Theo báo cáo WB (2004), dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng lên 1,1 tỷ USD vào năm 1996, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước tăng lên 4,1 tỷ USD.
Quá trình hội nhập tài chính của Chile được đánh giá là tuân theo một trình tự riêng biệt, với sự tập trung ban đầu vào việc hoàn thành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, cải cách thương mại, tự do hóa hệ thống tỷ giá và tự do hóa có chọn lọc dòng vốn vào. Sau đó, trọng tâm chuyển sang phát triển thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu trong nước. Tiến trình hội nhập tài chính cũng được kết hợp với sự phát triển các chính sách và công cụ của kinh tế vĩ mô đó là: các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp được tăng cường, chính sách tỷ giá được sửa đổi để cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. Dòng vốn ra đã được tự do hóa để đáp ứng với việc tăng trưởng cán cân thanh toán. Đồng thời, để tự do hóa dòng vốn ra và dòng vốn vào dài hạn, Chile đưa ra các biện pháp kiểm soát có chọn lọc đối với dòng vốn vào; tuy nhiên, các kiểm soát như vậy đã được nới lỏng dần.