Một số đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng đái tháo đường ở người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan (Trang 37)

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Về địa lý, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương, phía Nam giáp Thành phố Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên, phía Đông giáp huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 222,93 km2, dân số trung bình năm 2020 là 348.192 người với trên 9 dân tộc anh em sinh sống. Về hành chính, thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm 11 xã, 21 phường) [36] .

Trong những năm gần đây, kinh tế của thành phố Thái Nguyên có nhiều bước phát triển mới, kéo theo đời sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần. Đi cùng với đó là chế độ dinh dưỡng dư thừa, tăng cường hội họp, tăng cường rượu bia, thuốc lá. Lao động chân tay

được giải phóng cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng thu hút người dân dẫn đến ít hoạt động thể lực…Kết quả cuối cùng là gia tăng các bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó có ĐTĐ, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng người cao tuổi, một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ĐTĐ. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố hiện nay, những nghiên cứu về ĐTĐ chỉ chủ yếu thực hiện tại bệnh viện, số liệu chủ yếu là thống kê những bệnh nhân đến khám, được phát hiện bệnh và được điều trị; mà có rất ít nghiên cứu thực hiện tại cộng đồng, nơi mà có một số lượng người bệnh không đi khám và không biết mình bị bệnh.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên *Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) theo quy định của Luật Người cao tuổi [30]

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ

Những người đang điều trị các thuốc có thể gây tăng đường máu (corticosteroid, hormon tuyến giáp, các thuốc lợi tiểu, thuốc thư giãn cơ diazoxid …) [37] .

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Các phường, xã thuộc thành phố Thái Nguyên. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 07 xã/ phường trên tổng số 32 xã, phường để có sự đại diện về kinh tế, xã hội. Bao gồm các xã/phường: Hoàng Văn Thụ, Sơn Cẩm, Linh Sơn, Tân Thịnh, Quyết Thắng, Tích Lương, Phú Xá.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 09 năm 2021.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, với thiết kế cắt ngang.

2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

2.4.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính theo công thức sau [7] :

2 2 2 / 1 ) . ( . . p q p Z n     Trong đó:

p: Tỷ lệ ước lượng: chọn p = 0,17– Theo nghiên cứu của Vũ Đình Triển và Đặng Bích Thủy tại Thái Bình, tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở đối tượng người cao tuổi mắc là16,8 % [40] ;

q= 1-p

Z1 - α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy, Z1 - /2 = 1,96; với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%;

: ấn định = 0,19

Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 520.

2.4.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu (chọn mẫu nghiên cứu mô tả)

- Chọn xã/phường theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thành phố Thái Nguyên chia thành 4 khu vực: khu trung tâm, khu nam, khu tây và khu bắc. Mỗi khu vực chọn các xã như sau:

+ Khu vực trung tâm: Chọn ngẫu nhiên 1 xã/phường, kết quả chọn được phường Hoàng Văn Thụ.

+ Khu nam: chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã/phường, kết quả chọn được phường Phú Xá và xã Tích Lương.

+ Khu tây: chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã/phường, kết quả chọn được xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh.

+ Khu bắc: chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã/phường, kết quả chọn được xã Sơn Cẩm và xã Linh Sơn.

(Ta chọn như vậy vì địa bàn thành phố Thái Nguyên trải rộng với 32 xã/phường, mỗi khu vực lại có những đặc điểm kinh tế, văn hóa khác nhau).

Như vậy ta chọn được 7 xã/phường.

- Chọn tổ/xóm: theo phương pháp chọn mẫu chùm. Ở mỗi xã/phường đã chọn, các tổ/xóm chia thành 3 khu vực: khu vực trung tâm xã/phường, khu vực gần trung tâm và khu vực xa khu trung tâm. Tại mỗi khu vực này theo danh sách chọn ngẫu nhiên lấy 1 tổ/xóm. Như vậy với 7 xã/phường, mỗi xã/phường chọn 3 tổ/xóm thì ta chọn được 21 tổ/xóm.

- Chọn đối tượng người cao tuổi cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau [7] :

+ Bước 1: Lập danh sách tất cả những những người cao tuổi đạt đủ tiêu chuẩn. Ta được tất cả người cao tuổi như sau (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Số lượng người cao tuổi tại các xóm/tổ tham gia nghiên cứu

STT Xóm/Tổ Số lượng NCT STT Xóm/Tổ Số lượng NCT

Phường Hoàng Văn

Thụ 3.695 Xã Quyết Thắng 1.036

1 Tổ 1-HVT 113 13 Xóm Cây Xanh 116

2 Tổ 6-HVT 108 14 Xóm Gò Móc 104

3 Tổ 16-HVT 104 15 Xóm Nam Thành 98

Phường Tân Thịnh 2.075 Xã Linh Sơn 973

4 Tổ 5-Tân Thịnh 100 16 XómNam Sơn 86

5 Tổ 7- Tân Thịnh 112 17 XómNúi Hột 92 6 Tổ 12-Tân Thịnh 108 18 Xóm Làng Phan 125 Phường Phú Xá 1.171 Xã Sơn Cẩm 1.281 7 Tổ 2-Phú Xá 98 19 Xóm Sơn Cẩm 118 8 Tổ 8-Phú Xá 104 20 Xóm Giềng 105 9 Tổ 11-Phú Xá 113 21 Xóm 6 97 Phường Tích Lương 2.211 10 Tổ2-Tích Lương 105 11 Tổ6-Tích Lương 127 12 Tổ15-Tích Lương 113

+ Bước 2: Tìm khoảng cách mẫu k, lấy tổng số người cao tuổi trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (n = 520), ta được k=2246/ 520=4,32.

Nếu k tính được là số thập phân chỉ lấy phần nguyên, vậy lấy k=4. + Bước 3: chọn đối tượng nghiên cứu:

Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người cao tuổi nằm trong khoảng từ 01 đến khoảng cách chọn k, đó là đối tượng thứ nhất.

Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với khoảng cách chọn k = 4

Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với khoảng cách chọn (k). Làm như vậy đến khi chọn đủ 520 đối tượng. Trên thực tế, một số đối tượng trong danh sách không tới tham gia được, do đó chúng tôi đã chọn những người ở số liền kề để thay thế.

2.5. Chỉ số, biến số nghiên cứu

2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi: xác định từ lúc sinh đến thời điểm phỏng vấn, tính theo năm, tức là những người sinh từ năm 1960 trở về trước; trong xử lý số liệu, tuổi được chia làm 3 nhóm: 60 – 69; 70 – 79 và 80 trở lên.

- Giới tính: chia thành nam và nữ

- Dân tộc: là thuộc tính nhóm dân tộc của đối tượng được phỏng vấn, chia thành dân tộc kinh, tày và dân tộc khác.

- Trình độ học vấn: được chia thành: Tiểu học trở xuống (mù chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, đã tốt nghiệp tiểu học); THCS (đã tốt nghiệp THCS); THPT (đã tốt nghiệp THPT); Trên THPT (đã học xong đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp)

- Nghề nghiệp: Là công việc chính của đối tượng mang lại nguồn thu nhập nhiều nhất và làm trong thời gian dài nhất, được chia thành nông dân, cán bộ hưu, kinh doanh và nghề khác.

+ Nhẹ: Gồm các dạng lao động liên quan đến ngồi, đứng, đi lại, phần lớn các động tác làm bằng tay, ví dụ: bán hàng, làm thủ công , xem tivi, đọc sách báo.

+ Trung bình: Gồm các dạng lao động liên quan đến đứng, đi lại, dịch chuyển và gia công các chi tiết dưới 1kg ở tư thế đứng hoặc ngồi, mang vác vật nặng dưới 10kg, ví dụ: làm ruộng, đạp xe, đi bộ vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi lội, leo cầu thang.

+ Nặng: Gồm các dạng lao động và các thao tác thực hiện ở tư thế đứng hoặc đi lại nhiều, dịch chuyển và gia công các vật nặng trên 10 kg, ví dụ: đào đất, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, cưa xẻ, gánh đất, thể thao gắng sức, đạp xe ≥16km/giờ.

2.5.2. Các biến số về thực trạng Đái tháo đường

- Tỷ lệ đối tượng mắc ĐTĐ: được chia thành 3 nhóm: Đái tháo đường, tiền đái tháo đường và bình thường

+ Đái tháo đường: chia thành 2 nhóm nhỏ

 Nhóm được xác định mắc ĐTĐ từ trước: căn cứ vào sổ theo dõi và điều trị ĐTĐ của bệnh nhân và danh sách quản lý bệnh nhân ĐTĐ của các Trạm y tế.

 Nhóm phát hiện mắc ĐTĐ bằng phương pháp test nhanh: tiến hành làm test nhanh đường máu mao mạch cho bệnh nhân và đánh giá theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Quyết định 5481/QĐ-BYT, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây [5] :

a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L)

b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

+ Tiền đái tháo đường: Căn cứ Quyết định 5904/QĐ-BYT, chẩn đoán tiền ĐTĐ dựa vào tiêu chí sau [4] :

 Rối loạn glucose máu lúc đói: Đường huyết tĩnh mạch lúc đói 5,6 đến 6,9mmol/L (100 đến 125 mg/dL) đường huyết tĩnh mạch 2 h trong nghiệm pháp dung nạp đường huyết < 7,8mmol/L (< 140mg/dL)

 Rối loạn dung nạp glucose: Đường huyết tĩnh mạch lúc đói (nếu đo) từ 5,6 - 6,9 mmol/L (hay 100- 125mg/dL) và đường huyết tĩnh mạch 2 h trong nghiệm pháp dung nạp đường huyết 7,8 đến 11,0 mmol/L (140 đến 199mg/dL)

+ Bình thường: là nhóm đối tượng còn lại không đạt các điều kiện trên. - Tỷ lệ mắc ĐTĐ theo phường, giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tính chất công việc.

2.5.3. Các chỉ số về yếu tố liên quan tới bệnh đái tháo đường

- Yếu tố liên quan về tiền sử gia đình với bệnh ĐTĐ, có các phương án: + Gia đình không có ai bị mắc bệnh đái tháo đường

+ Bố/ mẹ đẻ mắc đái tháo đường

+ Anh/ chị/ em ruột mắc đái tháo đường + Con mắc đái tháo đường.

- Yếu tố liên quan về khẩu phần ăn (trong 3 ngày gần đây) với đái tháo đường mới phát hiện

+ Chế độ ăn nhiều cơm

 Ăn nhiều cơm: ăn ≥ 3 bát cơm/ 1 bữa ăn

 Không ăn nhiều cơm: ăn < 3 bát cơm/ bữa ăn chính

+ Chế độ ăn rau

 Ăn đủ rau: thường xuyên ăn rau trong các bữa ăn chính

 Không ăn đủ rau: ăn một nửa hoặc ít hơn một nửa số bữa ăn chính

+ Ăn nhiều quả ngọt

 Ăn nhiều quả ngọt: ăn ≥ 3lần/ 3 ngày

+ Uống nhiều nước ngọt

 Uống nhiều nước ngọt: uống ≥ 3lần/ 3 ngày

 Uống ít nước ngọt: uống < 3 lần/3 ngày

+ Ăn nhiều thịt mỡ

 Ăn nhiều thịt mỡ: ăn ≥ 3lần/ 3 ngày

 Ăn ít thịt mỡ: ăn < 3 lần/ 3 ngày

+ Uống nhiều rượu

 Uống nhiều rượu: uống ≥ 3lần/ 3 ngày và ≥ 500 ml/lần

 Không uống nhiều rượu: uống < 3 lần/ 3 ngày, hoặc < 500 ml/lần

+ Uống nhiều bia

 Uống nhiều bia: uống uống ≥ 2lần/ 3 ngày và ≥ 330 ml/lần

 Không uống nhiều bia: uống < 2 lần/ 3 ngày hoặc< 330 ml/ lần

- Yếu tố liên quan về huyết áp với bệnh ĐTĐ

+ Tiền sử tăng huyết áp, có hai giá trị là có/không:

 Có tiền sử tăng huyết áp khi có một trong 2 tiêu chuẩn sau: Đang uống thuốc hạ huyết áp (đề nghị đối tượng xuất trình sổ theo dõi và điều trị huyết áp hoặc sổ khám bệnh có đơn thuốc của bác sỹ)/ Nằm trong danh sách quản lý bệnh nhân Tăng huyết áp của trạm y tế.

 Không có tiền sử tăng huyết áp là không có một trong 2 tiêu chuẩn trên + Thời gian tăng huyết áp: chia thành các khoảng dưới 1 năm, 1-3 năm, 3-5 năm và trên 5 năm.

+ Chỉ số huyết áp đo được: chia thành có tăng huyết áp và không tăng huyết áp

 Có tăng huyết áp: huyết áp đo được đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là tăng huyết áp theo hướng dẫn của Bộ y tế đó là huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên [4] .

 Không tăng huyết áp: huyết áp đo được thấp hơn giá trị trên

+ Tiền sử rối loạn lipid máu: đã được chẩn đoán từ trong quá khứ tới thời điểm hiện tại, chia thành có hoặc không.

+ Thời gian rối loạn lipid máu: chia thành các khoảng dưới 1 năm, 1-3 năm,3-5 năm và trên 5 năm.

- Yếu tố liên quan về các chỉ số nhân trắc với bệnh ĐTĐ

+ Vòng eo: Phân thành 2 loại là to vòng eo và không to vòng eo. Sử dụng tiêu chuẩn vòng bụng áp dụng cho người Châu Á [25] .

 To vòng eo: Vòng bụng  90 cm (nam) hoặc  80 cm (nữ)

 Không to vòng eo: Vòng bụng < 90cm (nam) hoặc < 80 cm (nữ)

+ Chỉ số khối cơ thể (BMI): Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá BMI dành cho người Châu Á (APG) [25] . Công thức tính: BMI = P/h2 . Trong đó P là cân nặng (kg); h là chiều cao (m). Chia thành 3 giá trị:

 Thừa cân/béo phì khi BMI từ 23 kg/m2 trở lên

 Bình thường khi BMI từ 18,5 kg/m2 đến dưới 23 kg/m2

 Gầy khi BMI dưới 18,5 kg/m2 .

- Yếu tố liên quan về kiến thức dự phòng bệnh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ + Biết về nguyên nhân của bệnh ĐTĐ: bao gồm đạt và không đạt

 Đạt: trả lời được đúng ít nhất 2/3 nguyên nhân của ĐTĐ

 Không đạt: không biết hoặc trả lời đúng ít hơn 2/3 nguyên nhân của ĐTĐ

+ Biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ: bao gồm đạt và không đạt

 Đạt: trả lời được đúng 2/3 câu về yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ

 Không đạt: không biết hoặc trả lời đúng ít hơn số câu hỏi trên

+ Biết về kiểm soát đường huyết: bao gồm đạt và không đạt:

 Đạt: trả lời đúng 3/5 câu hỏi về kiểm soát đường huyết và hỗ trợ kiểm soát đường huyết

 Không đạt: không biết hoặc trả lời đúng ít hơn số câu hỏi trên

- Yếu tố liên quan về thái độ dự phòng bệnh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ + Thái độ chủ động phát hiện ĐTĐ: bao gồm

 Đạt: là có thái độ đúng về hành vi đi khám sức khỏe và kiểm tra đường huyết định kỳ

 Không đạt: là có thái độ không đúng về hành vi đi khám sức khỏe và kiểm tra đường huyết định kỳ

+ Thái độ về hành vi ăn uống hợp lý dự phòng ĐTĐ: bao gồm

 Đạt: là có thái độ đúng về chế độ ăn hợp lý với dự phòng bệnh ĐTĐ

 Không đạt là có thái độ không đúng về chế độ ăn hợp lý với dự phòng bệnh ĐTĐ

+ Thái độ về tuân thủ quản lý điều trị bệnh ĐTĐ:bao gồm

 Đạt: là có thái độ đúng về tuân thủ quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ

 Không đạt: là có thái độ không đúng về tuân thủ quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng đái tháo đường ở người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)