Mối liên quan giữa huyết áp với bệnh ĐTĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng đái tháo đường ở người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan (Trang 66 - 112)

Bệnh THA ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % Tiền sử THA Có 80 36,5 139 63,5 <0,001 Không 43 14,3 258 85,7

Thời gian THA

<1 năm 13 43,3 17 56,7

>0,05

1-3 năm 20 33,3 40 66,7

3-5 năm 22 43,1 29 56,9

>5 năm 25 32,1 53 67,9

Chỉ số HA đo được hiện tại

Cao 69 38,1 112 61,9 <0,001

Không cao 54 15,9 285 84,1

Nhận xét:

Đối tượng có tiền sử tăng huyết áp có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng không có tiền sử tăng huyết áp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đối tượng có chỉ số huyết áp đo được cao có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng có chỉ số huyết áp đo được không cao. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Không có mối liên quan giữa thời gian tăng huyết áp và ĐTĐ.

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu của ĐTNC với bệnh ĐTĐ (n=520) Bệnh RLLP ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % Tiền sử RLLP Có 46 39,3 71 60,7 <0,001 Không 77 19,1 326 80,9 Thời gian RLLP <1 năm 10 32,3 21 67,7 >0,05 1-3 năm 22 42,3 30 57,7 3-5 năm 8 57,1 6 42,9 >5 năm 6 30,0 14 70,0 Nhận xét:

Đối tượng có tiền sử rối loạn lipid máu có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng không có tiền sử rối loạn lipid máu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0.001. Không có mối liên quan giữa thời gian rối loạn lipid máu và bệnh ĐTĐ.

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các chỉ số BMI, vòng eo của đối tượng nghiên cứu với bệnh ĐTĐ(n=520)

Bệnh Đặc điểm ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % BMI <18,5 10 23,3 33 76,7 <0,001 18,5-22,9 55 17,8 254 82,2 ≥23,0 58 34,5 110 65,5 Vòng eo To 65 34,6 123 65,4 <0,001 Không to 58 17,5 274 82,5 Nhận xét:

Có mối liên quan giữa thừa cân/béo phì và vòng eo với bệnh ĐTĐ. Đối tượng thừa cân/béo phì (BMI ≥23,0) có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng không thừa cân/béo phì. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đối tượng có to vòng eo có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng không to vòng eo. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức dự phòng bênh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ (n=520) Bệnh Kiến thức ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL %

Biết về nguyên nhân ĐTĐ

Không đạt 95 22,0 336 78,0

>0,05

Đạt 28 31,5 61 68,5

Biết về các yếu tố nguy cơ

Không đạt 34 26,6 94 73,4 >0,05

Đạt 89 22,7 303 77,3

Biết về kiểm soát đường huyết

Không đạt 20 21,5 73 78,5 >0,05

Đạt 103 24,1 324 75,9

Nhận xét:

Không có mối liên quan giữa các kiến thức dự phòng bệnh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức dự phòng bênh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ mới phát hiện (n=460) Bệnh Kiến thức ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL %

Biết về nguyên nhân ĐTĐ

Không đạt 55 14,1 336 85,9

>0,05

Đạt 8 11,6 61 88,4

Biết về các yếu tố nguy cơ

Không đạt 28 23,0 94 77,0

<0,05

Đạt 35 10,4 303 89,6

Biết về kiểm soát đường huyết

Không đạt 14 16,1 73 83,9 >0,05

Đạt 49 13,1 324 86,9

(Chú thích: n=460 là loại bỏ ra 60 bệnh nhân đã được phát hiện từ trước, đã được tư vấn và điều trị ĐTĐ)

Nhận xét:

Có mối liên quan giữa biết các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ. Đối tượng không biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng biết. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thái độ dự phòng bênh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ mới phát hiện (n=520) Bệnh Thái độ ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % Thái độ chủ động phát hiện ĐTĐ Không đạt 30 23,8 96 76,2 >0,05 Đạt 93 23,6 301 76,4

Thái độ về hành vi ăn uống hợp lý dự phòng ĐTĐ

Không đạt 13 36,1 23 63,9 >0,05

Đạt 110 22,7 374 77,3

Thái độ về tuân thủ quản lý điều trị ĐTĐ

Không đạt 7 43,8 9 56,3 >0,05

Đạt 116 23,0 388 77,0

Nhận xét:

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ dự phòng bệnh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ mới phát hiện (n=460) Bệnh Thái độ ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % Thái độ chủ động phát hiện ĐTĐ Không đạt 22 18,6 96 81,4 >0,05 Đạt 41 12,0 301 88,0

Thái độ về hành vi ăn uống hợp lý dự phòng ĐTĐ

Không đạt 10 30,3 23 69,7 <0,05

Đạt 53 12,4 374 87,6

Thái độ về tuân thủ quản lý điều trị ĐTĐ

Không đạt 3 25,0 9 75,0 >0,05

Đạt 60 13,4 388 86,6

(Chú thích: n=460 là loại bỏ ra 60 bệnh nhân đã được phát hiện từ trước, đã được tư vấn và điều trị ĐTĐ)

Nhận xét:

Có mối liên quan giữa thái độ về hành vi ăn uống không hợp lý với bệnh ĐTĐ. Đối tượng có thái độ không đạt có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng có thái độ đạt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thực hành dự phòng ĐTĐ với bệnh ĐTĐ (n=520) Bệnh Hành vi ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % Hút thuốc lá Có 3 60,0 2 40,0 >0,05 Không 120 23,3 395 76,7 Ngủ đủ giấc Không 102 25,1 305 74,9 >0,05 Có 21 18,6 92 81,4 Vận động thể lực Không 84 24,0 266 76,0 >0,05 Có 39 22,9 131 77,1 Nhận xét:

Không có mối liên quan giữa các hành vi thực hành dự phòng bệnh ĐTĐ với bệnh ĐTĐ

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thực hành dự phòng ĐTĐ với bệnh ĐTĐ mới phát hiện (n=460) Bệnh Hành vi ĐTĐ Không ĐTĐ p SL % SL % Hút thuốc lá Có 2 50,0 2 50,0 >0,05 Không 61 13,4 395 86,6 Ngủ đủ giấc Không 51 14,3 305 85,7 >0,05 Có 12 11,5 92 88,5 Vận động thể lực Không 50 15,8 266 84,2 <0,05 Có 13 9,0 131 91,0

(Chú thích: n=460 là loại bỏ ra 60 bệnh nhân đã được phát hiện từ trước, đã được tư vấn và điều trị ĐTĐ)

Nhận xét:

Đối tượng không vận động thể lực có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng có vận động thể lực. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối tượng có uống rượu bia, có hút thuốc lá có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn đối tượng không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Chương 4

BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thu được tại Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,3%) và nhóm ≥80 chiếm tỷ lệ thấp nhất (26,2%) trong tổng số các đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế số người trên 80 tuổi thường chiếm tỷ lệ thấp trong cộng đồng hoặc vì lý do bệnh tật, đi lại khó khăn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phân bố giới tính của các đối tượng nghiên cứu không đồng đều, nữ giới cao hơn nam giới (nữ 63,3%; nam 36,7%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí đó là tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu cao hơn nam giới (tương ứng 66,5% và 33,5% ) [17] . Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành cũng cho kết quả tương tự, đó là tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu cao hơn nam giới (tương ứng 58,4% và 41,6%) [24] . Kết quả như vậy là hợp lý. Theo các tài liệu của WHO tỷ lệ người cao tuổi là nữ tại hầu hết các cộng đồng thường cao hơn nam giới. Hơn nữa người cao tuổi là nữ giới cũng mắc nhiều bệnh hơn nam giới.

Theo số liệu thu được tại Bảng 3.2, các đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn tiểu học trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất (42,5%), chỉ có 10,8% đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn trên trung học phổ thông. Kết quả này tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành, đó là trong số đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng mù chữ/tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (84,9%), tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn trên THPT chiếm 1,9% [24] . Tuy nhiên ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối tượng mù chữ/tiểu học thấp hơn và tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn trên THPT cao hơn ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành, điều này giải thích do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một thành phố trung tâm của tỉnh và của khu vực, do đó trình độ học vấn của các đối tượng sẽ cao hơn ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành thực hiện trên người dân tộc Khmer tại Hậu Giang, nơi có trình độ văn hóa đương nhiên thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Bá Trí, đó là tỷ lệ đối tượng trình độ dưới tiểu học/tiểu học là 47,25%, tỷ lệ đối tượng có trình độ trên THPT là 22,75% [17] . Mặc dù nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí thực hiện tại huyện Sa Thầy, một huyện miền núi của Kon Tum nhưng đối tượng của nghiên cứu này từ 45-69 tuổi nên trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu có thể sẽ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Điều này gợi ý cho chúng tôi thấy việc can thiệp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cần phải lưu ý hơn do trình độ học vấn thấp.

Cũng theo kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được tại Bảng 3.2, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc kinh (85,8%). Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Lệ Thu tại thành phố Thái Nguyên, đó là tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là dân tộc kinh chiếm 92,8% [28] . Điều này cũng dễ giải thích vì chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên, mặc dù Thái Nguyên là tỉnh miền núi với 9 dân tộc sinh sống, nhưng dân số tập trung ở thành phố lại chủ yếu là dân tộc kinh.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Bảng 3.3, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân và cán bộ hưu trí, chiếm tỷ lệ tương đương nhau (nông dân 45,2%; hưu trí 43,8%). Kết quả này cũng dễ hiểu vì đối tượng của chúng tôi là người cao tuổi đã hết độ tuổi lao động. Tuy nhiên với đối tượng nông dân nhiều, thì việc chăm sóc sức khỏe cần phải lưu ý nhiều hơn vì ĐTĐ phụ thuộc nhiều vào thu nhập và học vấn. Để có một chế độ ăn phù hợp cho người bệnh, thì ngoài việc có kiến thức về phòng chống bệnh cũng cần phải có thu nhập ở mức tương đối khá.

Cũng theo kết quả nghiên cứu, tính chất công việc của các đối tượng chủ yếu là lao động nhẹ (66,3%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí, tỷ lệ đối tượng có tính chất công việc nhẹ là 25%, lao động nặng chiếm 18,75% [17] . Với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ lao động nhẹ cao là yếu tố liên quan cần lưu ý, vì lao động nhẹ tiêu tốn nặng lượng do hoạt động cơ ít sẽ tạo

ra nguy cơ tiêu thụ đường trong máu chậm, dễ dẫn đến mất cân bằng glucose huyết.

Theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp khá cao (34,8%). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Bế Thu Hà là tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị tăng huyết áp chiếm 39% [2] . Kết quả nghiên cứu của Đỗ Mạnh Kiên cũng cho tỷ lệ đối tượng tăng huyết áp chiếm 35,4% [8] . Theo môt nghiên cứu ở Botswana- Nam Phi, trong số 291 người tham gia nghiên cứu thì có tới 40,2% người bị tăng huyết áp [48] . Như vậy các kết quả trên đều tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Tăng huyết áp là một trong những hậu quả hoặc nguy cơ đối với ĐTĐ. Tỷ lệ cao là một nội dung quan trọng cần lưu ý trong nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phòng chống ĐTĐ. Một kết quả nghiên cứu tại Vĩnh Phúc, cho kết quả về tỷ lệ tăng huyết áp là 18,0 % [35] . Giải thích sự khác biệt này là do, nghiên cứu tại Vĩnh Phúc thực hiện trên tất cả các đối tượng từ 25 tuổi trở lên, trong khi nghiên cứu của chúng tôi lại chỉ thực hiện trên đối tượng người cao tuổi, do đó tỷ lệ mắc tăng huyết áp của chúng tôi và một số tác giả khác cao hơn là hợp lý.

Cũng theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.4, số đối tượng nghiên cứu bị thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23,0) chiếm tỷ lệ khá cao (32,3%). Kết quả này tương ứng với kết quả của Đỗ Mạnh Kiên, đối tượng thừa cân/béo phì là 28,6% [8] . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Hà Thị Huyền (40,6%) [12] . Nghiên cứu của tác giả Hà Thị Huyền được thực hiện trên đối tượng là bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều trị bệnh ĐTĐ, thừa cân/béo phì là yếu tố nguy cơ tương đối rõ. Trong nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở cộng đồng, nên tỷ lệ thấp hơn là phù hợp.

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số vòng eo to là 36,2 %. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Mạnh Kiên (13,5%) [8] . Theo chúng tôi, nghiên cứu của Đỗ Mạnh Kiên thực hiện trên đối tượng người khỏe mạnh không mắc ĐTĐ, bao gồm cả những người trẻ tuổi đang trong tuổi lao động, địa bàn

nghiên cứu ở khu vực nông thôn, nơi đa số là lao động thể lực nên tỷ lệ thấp hơn là phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên cả đối tượng chưa mắc và đã mắc ĐTĐ, là nhóm người cao tuổi ở khu vực thành phố, vận động ít, lao động thể lực hạn chế nên tỷ lệ vòng eo to cao hơn là hợp lý.

4.2. Thực trạng đái tháo đường ở người cao tuổi thành phố Thái Nguyên

Đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở người cao tuổi khá cao.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Bảng 3.5, tỷ lệ mắc ĐTĐ của người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên là 23,6%; trong đó 11,5% là ĐTĐ đã được chẩn đoán từ trước và 12,1% là ĐTĐ mới được phát hiện bằng phương pháp test nhanh. Tỷ lệ đối tượng tiền ĐTĐ chiếm 19,5% trong đó 8,3% là rối loạn glucose máu lúc đói và 11,2% rối loạn dung nạp glucose. Theo nghiên cứu của Vũ Đình Triển ở Thái Bình cũng bằng phương pháp test nhanh cho kết quả tỷ lệ hiện mắc của ĐTĐ chiếm 6,5% trong đó riêng người cao tuổi 16,8% [40] . Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành ở đối tượng từ 55 tuổi trở lên chiếm 13,4% [24] . Theo nghiên cứu của Đỗ Mạnh Kiên ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, qua test nhanh đường máu mao mạch ở các đối tượng có nguy cơ cao, thu được kết quả tỷ lệ tăng đường huyết ở nhóm đối tượng trên 60 tuổi là 20,6% [8] .

Như vậy, tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi thành phố Thái Nguyên tương đối cao so với các nơi khác. Sự khác biệt này theo chúng tôi là vì các lý do sau. Thứ nhất đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn trên người cao tuổi- vốn đã là một nhóm đối tượng có nguy cơ cao, có tỷ lệ mắc cao nhất so với các nhóm tuổi khác, trong khi các nghiên cứu khác lấy cả đối tượng là người trẻ. Thứ hai, trong số đối tượng của chúng tôi có cả những người không biết mình mắc ĐTĐ, do đó sẽ có những đối tượng chưa được tư vấn, giáo dục về chế độ ăn dành cho bệnh nhân ĐTĐ, và chúng tôi chỉ hướng dẫn nhịn ăn trước xét

nghiệm 8 tiếng nên có thể những ngày trước đó họ đã ăn uống không được kiểm soát. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của chúng tôi.

Tuy nhiên, so với một số nghiên cứu ở nước ngoài thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại hoàn toàn phù hợp. Theo một nghiên cứu phạm vi toàn cầu trên người cao tuổi vào năm 2019 cho kết quả, có tới 19,3% người từ 65-99

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng đái tháo đường ở người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan (Trang 66 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)