Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu đề tài

1.2.4. Nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

đồng.

Trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng, sự tự do thỏa thuận của các bên luôn được đặt lên vị trí hàng đầu đặc biệt là trong vấn đề chọn pháp luật để áp dụng điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Chính điều này dẫn đến việc sẽ có nhiều nguồn luật có thể được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế... Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Điều ước quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, các quốc gia đã tiến hành thỏa thuận và ký kết nhiều Điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh một cách thống nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng; đó có thể là các quy phạm thực chất thống nhất hoặc cũng có thể là các quy

17 Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.112

18

Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 114 – 116.

22

phạm xung đột thống nhất. Chẳng hạn như Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Với tư cách là thành viên của Công ước này, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và các thành viên khác của Công ước sẽ luôn phải chịu sự điều chỉnh trực tiếp từ các quy định của Công ước và Công ước này sẽ được ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc “Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó”19. Bên cạnh các quy phạm thực chất thống nhất trực tiếp điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, trong các Điều ước quốc tế cũng tồn tại các quy phạm xung đột thống nhất. Chẳng hạn, Điều 38 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, lao động, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút có quy định: “Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi giao kết hợp đồng, nếu

các bên tham gia hợp đồng không lựa chọn pháp luật áp dụng”.

Thứ hai, pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia là một trong những nguồn cơ bản, chủ yếu để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Xuất phát từ việc quan hệ hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh phát sinh giữa các chủ thể là công dân, pháp nhân của quốc gia đó. Trong pháp luật quốc gia để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng chủ yếu là các quy phạm xung đột. Hiện nay, để điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, pháp luật Việt Nam đã xây dựng khá nhiều các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật khác nhau có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng. Chẳng hạn, Điều 770 BLDS 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp

đồng…” hay khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Đối với

tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài

quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.

19

23

Thứ ba, tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế là những tập quán được

áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thể hiện qua việc tập quán đó được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục và các quốc gia khi áp dụng tập quán đó tin chắc là mình xử sự như vậy là đúng. Do đó, bên cạnh các Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, trong một số trường hợp các bên của hợp đồng cũng có thể thỏa thuận lựa chọn tập quán quốc tế để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng. Ví dụ: Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Thực tiễn xét xử ở Việt Nam gần đây cho thấy

các tập quán thương mại quốc tế thường xuyên được các bên lựa chọn để áp dụng điều chỉnh cho các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Incoterm 2010 hay UCP 500, tập quán dung sai…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)