Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 thán g

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 32)

7. Kết cấu đề tài

2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 thán g

là Quy tắc Rome I).

Trải qua hơn 30 năm áp dụng cùng với sự phát triển không ngừng của các quốc gia trong tiến trình hội nhập, Công ước số 80/934/EEC về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (Công ước Rome 1980) đã bộc lộ những hạn chế nhất định, một số quy định của Công ước không còn phù hợp với thực tiễn. Tháng 1/2003, Uỷ ban châu Âu đã đưa ra đề xuất sửa đổi Công ước Rome 1980 thành công cụ pháp lí hiệu quả và hiện đại hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Ngày 17/6/2008, Hội đồng và Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Quy tắc (EC) số 593/2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng (Quy tắc Rome I), thay thế Công ước Rome 1980. Đến ngày 17/12/2010, Quy tắc Rome I được áp dụng trực tiếp trong tất cả quốc gia thành viên EU, trừ Ðan Mạch27. Quy tắc Rome I được xem là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng với mục tiêu “Duy trì và phát triển một khu vực tự do, an toàn và công bằng. Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp hợp tác trong lĩnh vực dân sự xuyên biên giới nhằm điều tiết một cách thích hợp thị trường chung”28.

2.1.1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc Rome I.

Điều 1 của Quy tắc Rome I đã quy định một cách rõ ràng phạm vi áp dụng của Quy tắc, cụ thể khoản 1 Điều 1 quy định như sau “Quy tắc này được áp dụng trong trường hợp liên quan đến xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Nó không áp dụng trong các lĩnh vực tài

chính công, hải quan và các vấn đề về hành chính”. Như vậy, một sự kiện pháp lý

để có thể áp dụng Quy tắc Rome I phải đáp ứng ba điều kiện sau: (1) đó là những

27Bùi Thị Thu (2013), “Thống nhất hóa nguyên tắc chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng theo Quy tắc Rome I, hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 43.

28Ivan Shiu, Giles Hutt (2015), Jurisdiction and Governing law rules in the European Union, Hogan Lovell, Page 04

29

nghĩa vụ trong hợp đồng; (2) có xung đột pháp luật; (3) thuộc lĩnh vực dân sự hoặc thương mại. Điều này có nghĩa là Quy tắc Rome I chỉ áp dụng đối với quan hệ hợp đồng là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế và loại trừ khả năng áp dụng đối với các quan hệ mang tính chất công.

Bên cạnh đó, Điều 1 Quy tắc Rome I cũng chỉ ra những vấn đề không thuộc phạm vi áp dụng của Quy tắc. Những vấn đề này được liệt kê một cách chi tiết tại khoản 2 Điều 1 của Quy tắc. Đó là những vấn đề liên quan đến năng lực pháp lý của cá nhân; các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình; các nghĩa vụ phát sinh từ chế độ sở hữu về hôn nhân, chế độ sở hữu tài sản trong các mối quan hệ tương đương như hôn nhân, di chúc và thừa kế; các nghĩa vụ phát sinh từ hối phiếu, séc và các công cụ chuyển nhượng khác; các thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận lựa chọn tòa án; các vấn đề liên quan đến quỹ tín thác và mối quan hệ giữa người gửi tài sản, người được uỷ thác và người hưởng lợi; các nghĩa vụ phát sinh từ các thoả thuận trước khi kí kết hợp đồng; các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ… Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy tắc thì Quy tắc cũng không áp dụng đối với vấn đề liên quan đến chứng cứ và thủ tục tố tụng. Như vậy, có thể thấy Quy tắc Rome I chỉ áp dụng để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quan hệ nghĩa vụ hợp đồng thuần túy.

2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I.

Tương tự như các Quy tắc luật hay các Bộ luật khác, khi phân tích hiệu lực của Quy tắc Rome I cũng xuất phát từ ba phương diện sau:

Về mặt thời gian, theo quy định tại Điều 29 của Quy tắc Rome I thì

Quy tắc này sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày nó được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu. Như vậy, căn cứ theo quy định này thì về mặt thời gian, Quy tắc Rome I chính thức có hiệu lực vào ngày 24 tháng 7 năm 2008 và nó sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng ký kết sau ngày 17 tháng 12 năm 2009 ngoại trừ quy định tại Điều 26 của Quy tắc sẽ được áp dụng vào ngày 17 tháng 6 năm 2009. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là Công ước Rome 1980 có hiệu lực đối với Romania, Bulgaria và các nước thành viên khác vào ngày 15 tháng 1 năm

30

2008. Như vậy, các hợp đồng được ký kết trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 1 năm 2008 đến ngày 16 tháng 12 năm 2009 vẫn thuộc phạm vi áp dụng của Công ước Rome 198029. Tính đến ngày 17 tháng 12 năm 2010 thì Quy tắc Rome I được áp dụng trực tiếp đối với tất cả các thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch.

Về mặt không gian, Quy tắc Rome I có hiệu lực ràng buộc toàn bộ và

trực tiếp đối với tất cả các thành viên trong Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch. Đoạn 46 lời mở đầu của Quy tắc Rome I đã thể hiện việc Đan Mạch từ chối áp dụng các quy định của Quy tắc Rome I. Cụ thể, theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị định thư về vị trí của Đan Mạch, phụ lục của Hiệp ước châu Âu và Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, Đan Mạch sẽ không tham gia vào Quy tắc Rome I và không chịu sự điều chỉnh của việc áp dụng Quy tắc này. Như vậy, 26 quốc gia còn lại là thành viên của Quy tắc Rome I bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Cypurs, Cộng hoà Séc, Estonia, Phần Lan, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Hy Lạp, Hungarry, Ireland, Italia, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Vương quốc Anh. Một vấn đề cần lưu ý là đối với các quốc gia có nhiều đơn vị lãnh thổ riêng biệt thì khi áp dụng Quy tắc Rome I, mỗi đơn vị lãnh thổ riêng biệt đó được xem như một quốc gia khi xác định luật áp dụng theo Quy tắc này30.

Mối quan hệ với các Công ước khác, trước hết là mối quan hệ đối với

Công ước Rome 1980. Theo quy định tại Điều 24 của Quy tắc Rome I thì Quy tắc này sẽ thay thế Công ước Rome 1980. Tức khi Quy tắc Rome I có hiệu lực thì cũng đồng nghĩa với việc Công ước Rome 1980 sẽ hết hiệu lực, các vấn đề liên quan đến xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng từ thời điểm đó sẽ do Quy tắc Rome I điều chỉnh. Ngoại trừ, các trường hợp liên quan đến lãnh thổ của các quốc gia thành viên thuộc phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Rome 1980 thì Quy tắc Rome I sẽ không áp dụng điều chỉnh. Thêm vào đó, bất kỳ tài liệu tham khảo về Công ước

29 Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho (2010), Pratical Handbook on European Private International Law, Project financed by the EU under the civil justice progamme, Page 06.

30

31

Rome 1980 cũng sẽ chỉ được hiểu là tài liệu tham khảo đối với Quy tắc Rome I sau khi Quy tắc này có hiệu lực.

Trong mối quan hệ với các Công ước quốc tế khác, Quy tắc Rome I cũng quy định hết sức rõ ràng tại Điều 25 của Quy tắc theo đó, việc áp dụng Quy tắc này sẽ không làm phương hại đến việc áp dụng các Công ước quốc tế khác mà các quốc gia của Quy tắc này là thành viên khi Quy tắc này được phê chuẩn liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng. Điều này có nghĩa là các Công ước quốc tế khác sẽ được áp dụng trong trường hợp có quy định khác với quy định của Quy tắc này. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I sẽ được ưu tiên áp dụng so với các Công ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên trong trường hợp các Công ước đó liên quan đến vấn đề được điều chỉnh bởi Quy tắc này. Ngoại lệ của quy định này là trong một số ít trường hợp, các Công ước quốc tế khác sẽ được ưu tiên áp dụng so với Quy tắc Rome I mặc dù Công ước đó quy định về các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy tắc Rome I. Cụ thể đó là Công ước Hague năm 1955 về Luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế có sự tham gia của các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Phần Lan, Pháp, Ý và Thụy Điển; hay Công ước Hague năm 1978 về Luật áp dụng cho hoạt động đại lý có sự tham gia của các quốc gia như Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Như vậy, đối với các quốc gia này thì khi xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ ưu tiên áp dụng các quy định của hai Công ước Hague kể trên thay vì áp dụng Quy tắc Rome I.

2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.

Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, căn cứ theo các quy định của Quy tắc Rome 1 có thể nhận thấy Quy tắc Rome 1 đã có sự phân định rõ ràng việc xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trong hai trường hợp cụ thể sau:

Trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật

Kế thừa Công ước Rome năm 1980, Quy tắc Rome I nhấn mạnh một cách rõ ràng về quyền tự do chọn luật áp dụng trong hợp đồng với tính chất là

32

nguyên tắc thống nhất được đảm bảo áp dụng trên toàn Cộng đồng. Sự tự do của các bên trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng phải là một trong những nền tảng hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột trong các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng. Quy tắc Rome I cũng không ngăn cản việc các bên tham khảo và đưa vào hợp đồng điều khoản lựa chọn cơ quan tài phán hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các quy định của pháp luật quốc tế31.

Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng được Quy tắc Rome I khẳng định một cách trực tiếp tại Điều 3 của Quy tắc, theo đó khoản 1 Điều 3 quy định như sau: “Hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn này được thể hiện một cách rõ ràng hoặc có thể được chứng minh thông qua các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Các bên có thể lựa chọn pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng”. Đây được xem là một quy định mang tính thống nhất hóa rất cao khi mà trong các văn bản pháp luật về tư pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực hợp đồng ở các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Liên bang Nga hay Thụy Sỹ cũng có những quy định tương tự32. Với quy định tại Điều 3 thì Quy tắc Rome I đã giải quyết được ba vấn đề lớn của nguyên tắc chọn luật. Cụ thể như sau:

Về hình thức chọn luật, quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I cho thấy

so với Công ước Rome 1980 thì hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên theo Quy tắc Rome I vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo hơn. Quy định của Quy tắc Rome I chặt chẽ hơn so với Công ước Rome 1980 ở chỗ nếu như Công ước Rome 1980 chỉ yêu cầu hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên phải được thể hiện một cách hợp lý và chắc chắn thì theo quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I thì sự thỏa thuận này phải được thể hiện một cách rõ ràng. Sự rõ ràng này được hiểu là sự thỏa thuận của các bên phải được ghi nhận một cách cụ thể trong một điều khoản của hợp đồng. Điều này sẽ hạn chế được việc tòa án giải thích ý chí của các bên một cách mềm dẻo trong việc chọn luật áp dụng33. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I lại quy định một cách

31 Xem thêm Đoạn 11, 12, 13 Lời mở đầu Quy tắc Rome I.

32

Xem thêm Điều 116 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ, Điều 1210 Bộ luật dân sự Liên bang Nga.

33

33

mềm dẻo hơn so với Công ước Rome 1980 trong vấn đề hình thức thỏa thuận chọn luật ở chỗ, Quy tắc Rome I thừa nhận hình thức thỏa thuận chọn luật “ngầm” của các bên. Theo đó, nguyên tắc để xác định có sự thỏa thuận ngầm của các bên trong việc chọn luật áp dụng là căn cứ vào điều khoản lựa chọn Tòa án có thẩm quyền, tham chiếu đến các công cụ pháp lý của một quốc gia cụ thể, sử dụng các hình thức ký hợp đồng tiêu biểu của hệ thống pháp luật quốc gia nhất định hay sử dụng từ ngữ điển hình của một hệ thống pháp luật quốc gia nhất định…34

.

Về luật do các bên lựa chọn, vấn đề này sẽ được phân tích trên hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến vấn đề nguồn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mà có các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn. Tương tự như Công ước Rome 1980, Quy tắc Rome I chỉ cho phép các bên lựa chọn pháp luật quốc gia mà loại trừ việc các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng. Thật ra, trong Dự thảo của Quy tắc Rome I đã có một đề xuất trong phạm vi Điều 3, cho phép các bên lựa chọn một phần của tập quán bao gồm Bộ nguyên tắc Unidroit, PECL và công cụ của Liên minh châu Âu trong tương lai làm luật điều chỉnh hợp đồng và loại trừ việc sử dụng tập quán nói chung không được thừa nhận đầy đủ bởi cộng đồng quốc tế. Nhưng những tập quán như Bộ nguyên tắc Unidroit hay PECL lại có những lỗ hổng là không giải quyết hết các vấn đề của hợp đồng bao quát trong Công ước Rome hay Dự thảo Quy tắc Rome I35. Do đó, đề nghị này không được cơ quan lập pháp châu Âu thông qua. Việc bỏ qua hệ thống pháp luật quốc tế này khiến Quy tắc Rome I bị chỉ trích là xa rời thực tiễn thương mại quốc tế, đi ngược với nguyên tắc tự do ý chí và không nhất quán với pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia. Trên thực tế, việc mở rộng phạm vi quyền tự do ý chí của các bên cũng như của trọng tài cho phép lựa chọn hệ thống pháp luật mang tính trung lập sẽ tạo ra sự tiến bộ hơn nữa cho Quy tắc Rome I36. Mặc dù không cho phép các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng nhưng Quy tắc Rome I không loại trừ khả năng các bên vận

34 Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho, tlđd số29, Page 6.

35 Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 56.

36

34

dụng những tập quán và những Điều ước quốc tế vào những điều khoản của hợp đồng37. Một vấn đề khác cũng khá quan trọng liên quan đến việc chọn luật của các bên, theo quy định tại Điều 2 Quy tắc Rome I thì các bên có quyền thỏa thuận chọn luật của một quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu để áp dụng điều chỉnh hợp đồng, cụ thể như sau: “Bất cứ luật được chỉ định bởi Quy tắc này sẽ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)