Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 49 - 59)

7. Kết cấu đề tài

3.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp

pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn. Theo quy định của Điều 769 BLDS 2005, trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật do các bên thỏa thuận. Như vậy, tương tự như Quy tắc Rome I, BLDS 2005 cũng áp dụng nguyên tắc luật do các bên thỏa thuận để điều chỉnh nội dung hợp đồng. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, chẳng hạn khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư 2014 hay khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2015. Tuy nhiên, khác với Quy tắc Rome I ghi nhận nguyên tắc này một cách trực tiếp thì BLDS 2005 lại sử dụng cụm từ “nếu không có thỏa thuận khác”, chính cách quy định này đã gây ra khá nhiều tranh luận. Có quan điểm cho rằng, cách quy định của Điều 769 BLDS 2005 đã vô hình chung làm trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đó là sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận51 bởi lẽ họ cho rằng với cách quy định như vậy thì ý chí thỏa thuận của các bên là thứ yếu, sau ý chí pháp luật. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác cho rằng, nếu quy định như Quy tắc Rome I, chẳng hạn “Hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật do các bên các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận

thì áp dụng pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng”, thì lúc này ý chí tự do lại

được đặt ở một vị trí cao hơn ý chí pháp luật, điều này là không phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh của nước ta, một quốc gia theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, ý chí pháp luật phải được đặt lên vị trí hàng đầu52. Mỗi quan điểm đều có những lý lẽ thuyết phục riêng, tuy nhiên điều quan trọng nhất khi nhìn nhận cách quy định của Điều 769 BLDS 2005 so với Quy tắc Rome I, đó là việc mặc dù thừa

51 Xem thêm Điều 4 BLDS 2005.

52

Một số vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự Việt Nam, Thông tin Khoa học Pháp lý - Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, tr. 238.

46

nhận nguyên tắc luật do các bên lựa chọn tuy nhiên với cách quy định tại Điều 769 BLDS 2005 thì có thể thấy rằng sự thừa nhận này là hết sức dè dặt và bỏ ngỏ hay nói cách khác là nó chưa có những quy định cụ thể cho nguyên tắc này về hình thức và thời điểm thỏa thuận chọn luật, quyền thay đổi sự thỏa thuận chọn luật, quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng… Cụ thể như sau:

Về thời điểm và hình thức thỏa thuận chọn luật. Căn cứ theo quy định

của BLDS 2005 cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam chưa có bất kì quy định nào về vấn đề thời điểm và hình thức thỏa thuận chọn luật. Một số học giả cho rằng, không có điều khoản nào nêu rõ các bên phải chọn luật áp dụng vào thời điểm nào và bằng hình thức nào nên thiết nghĩ họ có thể chọn luật ở bất kỳ thời điểm nào, lúc giao kết hay sau đó trong quá trình tố tụng tại Tòa án53 và bằng bất cứ hình thức thỏa thuận nào, bằng văn bản hay có thể được lập bằng hành vi hoặc thậm chí là sự ngầm định. Ví dụ tranh chấp về hợp đồng giữa một công ty Singapore và một doanh nghiệp Việt Nam. Theo phán quyết của Trọng tài “Trong hợp đồng không có quy định gì về luật áp dụng cho hợp đồng. Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn đề xuất dùng luật Việt Nam để áp dụng cho hợp đồng. Trong bản giải trình, bị đơn thống nhất với nguyên đơn lấy luật Việt Nam làm luật điều chỉnh hợp đồng. Như vậy, ý chí chọn luật của hai bên đã thống nhất, Trọng tài tôn trọng sự lựa chọn này và quyết định lấy luật Việt Nam áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa hai bên54”.

Về quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Pháp

luật Việt Nam trong phạm vi của Điều 769 BLDS 2005 không quy định rõ về vấn đề này. Theo nguyên tắc suy luận thông thường trong lĩnh vực dân sự, không cấm tức là cho phép, nghĩa là pháp luật Việt Nam cho phép các bên chọn luật áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.

Dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu, có thể thấy Quy tắc Rome I lại quy định hết sức rõ ràng về vấn đề này. Theo đó, về hình thức

53 Nguyễn Thị Hồng Trinh, tlđd số 35, tr. 53 – 54.

54

Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu – Án lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 171.

47

thỏa thuận, các bên có thể thỏa thuận chọn luật bằng bất cứ hình thức nào nhưng phải được thể hiện một cách rõ ràng hoặc được chứng minh thông qua các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh cụ thể của vụ việc55. Về thời điểm thỏa thuận, Quy tắc Rome I quy định các bên có thể thỏa thuận chọn luật vào bất cứ thời điểm nào trước, trong hoặc sau khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên thay đổi việc lựa chọn sau khi đã ký kết hợp đồng thì sự thay đổi này sẽ được chấp nhận nếu nó không làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hình thức hợp đồng cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba trong hợp đồng56. Chính sự quy định rõ ràng này sẽ là cơ sở pháp lý chặt chẽ để các chủ thể của hợp đồng cũng như cơ quan có thẩm quyền xét xử dễ dàng áp dụng nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Ngược lại với cách quy định không rõ ràng như Bộ luật Dân sự 2005 sẽ dẫn đến việc áp dụng quy định này trên thực tế là hết sức tùy nghi phụ thuộc vào quan điểm của từng cơ quan xét xử, có thể cùng một vấn đề nhưng mỗi cơ quan xét xử sẽ có quan điểm khác nhau, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Chẳng hạn, về thời điểm thỏa thuận chọn luật, pháp luật Việt Nam không có quy định, vì thế các bên có thể thỏa thuận chọn luật vào bất cứ thời điểm nào. Chính sự tùy nghi này sẽ tạo điều kiện cho các bên thực hiện những mục đích không tốt làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan đến hợp đồng. Ví dụ, vì muốn loại trừ quyền lợi của bên thứ ba trong hợp đồng, sau khi giao kết hợp đồng, hai bên đã thay đổi thỏa thuận chọn luật, với những quy định của luật mới do các bên thay đổi thì quyền lợi của bên thứ ba trong hợp đồng sẽ không được đảm bảo so với luật do các bên lựa chọn lúc giao kết hợp đồng, điều này đã làm phương hại đến quyền lợi của bên thứ ba trong hợp đồng. Do đó, để có thể áp dụng nguyên tắc luật do các bên lựa chọn một cách hiệu quả và thống nhất thì đòi hỏi Điều 769 BLDS 2005 cần phải bổ sung những quy định cụ thể về các vấn đề như đã phân tích liên quan đến nguyên tắc luật do các bên lựa chọn trên tinh thần tiếp thu những quy định của Quy tắc Rome I.

55

Khoản 1 Điều 3 Quy tắc Rome I.

56

48

Thứ hai, pháp luật Việt Nam quy định hết sức mơ hồ, không rõ ràng

về nguồn luật mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng. Căn

cứ theo quy định của BLDS 200557 thì các bên chỉ được quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia để điều chỉnh hợp đồng. Với tập quán quốc tế thì nó chỉ được áp dụng khi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được BLDS 2005, các văn bản pháp luật khác cũng như Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên điều chỉnh và hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam58. Xuất phát từ quy định này rất khó để có thể khẳng định pháp luật Việt Nam có cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn tập quán quốc tế hay không. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải, Luật Đầu tư hay Luật Thương mại cũng như căn cứ vào thực tiễn xét xử của Tòa án Việt Nam59 lại cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn tập quán quốc tế. Đối với Điều ước quốc tế, phân tích câu chữ của quy định tại Điều 759 BLDS 2005 thì dường như pháp luật Việt Nam chỉ cho phép áp dụng những Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, vậy câu hỏi đặt ra là liệu các bên có được quyền thỏa thuận lựa chọn những Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa thành viên để điều chỉnh hợp đồng hay không. Cả BLDS 2005 cũng những các văn bản pháp luật chuyên ngành không có quy định nào về vấn đề này. Do đó, việc các bên có được thỏa thuận lựa chọn Điều ước quốc tế để điều chỉnh hợp đồng hay không còn là một vấn đề bỏ ngỏ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Không giống như pháp luật Việt Nam, Quy tắc Rome I khẳng định các bên chỉ được quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia mà loại trừ khả năng lựa chọn Điều ước quốc tế cũng như tập quán quốc tế. Với lý do rằng, mục đích của Quy tắc Rome I là nhằm áp dụng thống nhất pháp luật đối với các nước thành viên trong khi việc áp dụng Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế lại không tạo ra sự thống nhất cần thiết, thêm vào đó hạn chế lớn nhất của các Điều ước quốc tế và tập

57

Khoản 3 Điều 759 BLDS 2005

58 Khoản 4 Điều 759 BLDS 2005

59

Bản án số: 22/KTST ngày 08/6/2000 về “V/v Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” của Tòa án nhân dân Hà Nội.

49

quán quốc tế là nó có nhiều lỗ hổng không thể bao quát hết các vấn đề liên quan đến hợp đồng và trên thực tế các bên cũng ít khi chọn luật không phải là luật quốc gia để điều chỉnh hợp đồng bởi lẽ việc tiếp cận với pháp luật quốc gia là dễ dàng hơn so với các Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế60. Chính quy định này của Quy tắc Rome I đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước thành viên, vì họ cho rằng việc bỏ qua nguồn luật này khiến Quy tắc Rome I xa rời thực tiễn thương mại quốc tế, đi ngược lại với nguyên tắc tự do ý chí và không nhất quán với pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia. Đồng tình với quan điểm này, thiết nghĩ những giải thích cho lý do loại trừ khả năng lựa chọn Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế của Quy tắc Rome I là hết sức chủ quan. Bởi lẽ, ngay cả những hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển trên thế giới cũng khó tránh khỏi những lổ hổng nhất định, thêm vào đó việc cho phép các bên được lựa chọn Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là một sự bổ sung kịp thời cho những lỗ hổng của pháp luật quốc gia đồng thời đảm bảo được nguyên tắc tự do thỏa thuận chọn của các bên. Từ những phân tích trên, đề xuất sửa đổi BLDS 2005 theo hướng cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Thứ ba, phạm vi áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng theo pháp

luật Việt Nam rất hẹp so với với pháp luật của các nước trên thế giới. Căn cứ theo

quy định của Điều 769 BLDS 2005 thì có thể hiểu pháp luật được xác định để điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Qua đó cho thấy phạm vi áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng theo BLDS 2005 là rất hẹp, vì còn khá nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng chưa được đề cập giải quyết. Việc giới hạn phạm vi áp dụng này sẽ không thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các bên trong hợp đồng; kéo theo đó là khó khăn trong việc xác định luật nào sẽ điều chỉnh các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng như giải thích hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…mà đây lại là những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp, nhất là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi mà

50

hầu hết các bên trong hợp đồng có quốc tịch khác nhau dẫn đến bất đồng ngôn ngữ và khó tránh khỏi việc trong hợp đồng có những điều khoản không rõ ràng xuất phát từ nguyên nhân này61. Tuy nhiên, trong Nghị định số 138/2006/NĐ – CP lại quy định rằng pháp luật được xác định để điều chỉnh hợp đồng sẽ áp dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng. Sự mâu thuẫn về thuật ngữ giữa hai văn bản có thể khiến cho việc áp dụng quy định này trên thực tế không có sự thống nhất với nhau giữa các cơ quan xét xử.

Trong khi đó theo quy định của pháp luật Liên minh châu Âu thì pháp luật được xác định để điều chỉnh hợp đồng sẽ áp dụng điều chỉnh các vấn đề cụ thể như giải thích hợp đồng, thực hiện hợp đồng, hậu quả của việc vi phạm hợp đồng, hợp đồng vô hiệu...62 Như vậy, phạm vi áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng theo pháp luật Liên minh châu Âu là rộng hơn so với pháp luật Việt Nam rất nhiều, nó không chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến hợp đồng, có thể nhận thấy những vấn đề mà Quy tắc Rome I điều chỉnh là những vấn đề rất dễ xảy ra tranh chấp trên thực tế, do đó nó sẽ bảo vệ được quyền lợi của các bên một cách rõ ràng và tốt nhất. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần phải sửa đổi theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng không chỉ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên mà cần phải điều chỉnh toàn bộ nội dung hợp đồng.

Thứ ba, các quy định về hạn chế quyền thỏa thuận chọn luật còn mang tính áp đặt, chưa rõ ràng và thiếu thuyết phục. Hạn chế quyền thỏa thuận chọn luật của các bên trong hợp đồng sẽ được xem xét dưới hai góc độ: (i) các hợp đồng mà các bên không có quyền chọn pháp luật áp dụng; (ii) các hợp đồng mà quyền chọn luật áp dụng của các bên bị hạn chế trong những hệ thống pháp luật được quy định sẵn trong quy phạm pháp luật xung đột63.

61Xem thêm 50 phán quyết trọng tài quốc tế có chọn lọc, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC, Hà Nội, 2002. (Phán quyết số 03, 06, 15)

62 Xem thêm Điều 12 Quy tắc Rome I.

63

Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hoài (2013),“Từ kinh nghiệm của pháp luật các nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (12), tr. 61.

51

Dưới góc độ thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 thì đối với hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam sẽ bắt buộc được áp dụng dù các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng hay không, cũng cần phải lưu ý hạn chế này chỉ được áp dụng khi hợp đồng được giao

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)