Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 59)

7. Kết cấu đề tài

3.2.Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005

quy phạm áp dụng bắt buộc. Lưu ý khi áp dụng quy định này, cần phải có sự phân biệt giữa hai khái niệm “quy phạm áp dụng bắt buộc” và “buộc phải áp dụng bất kể thoả thuận của các bên”.

3.2. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005. 2005.

Về nguyên tắc luật do các bên lựa chọn. BLDS 2015 kế thừa quy định

của BLDS 2005 khi tiếp tục ghi nhận nguyên tắc luật do các bên lựa chọn để áp dụng điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc này một

56

cách trực tiếp như cách quy định của Quy tắc Rome I. Đây có thể xem là một sự tiến bộ của BLDS 2015 so với BLDS 2005 khi mà nó đưa nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng trở về đúng vị trí của nó, là nguyên tắc nền tảng trong các quan hệ dân sự. Bên cạnh đó, quy định của BLDS 2015 đã giải quyết được phần nào những bất cập mà BLDS 2005 vấp phải. BLDS 2015 đã quy định cụ thể về quyền thay đổi thỏa thuận chọn luật của các bên, cách quy định của BLDS 2015 khá tương đồng với Quy tắc Rome I tuy nhiên có phần cởi mở và hợp lý hơn, cụ thể các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý67. Sự cởi mở và hợp lý này thể hiện ở chỗ nếu như căn cứ theo quy định của Quy tắc Rome I thì khả năng từ chối sự thay đổi thỏa thuận chọn luật của các bên sẽ cao hơn khi mà chỉ cần sự thay đổi này ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba trong hợp đồng thì sẽ bị từ chối áp dụng, ý chí pháp luật được đề cao hơn so với ý chí của các bên. Trong khi với quy định của BLDS 2015 thì việc chấp nhận hay từ chối sự thay đổi thỏa thuận chọn luật của các bên sẽ phụ thuộc vào ý kiến của bên thứ ba trong hợp đồng, ở đây ý chí của các bên được đề cao hơn ý chí pháp luật. Theo quan điểm của tác giả, đây là một quy định rất hợp lý khi mà BLDS 2015 đã tôn trọng sự thỏa thuận, định đoạt của các bên thay vì áp đặt ý chí pháp luật lên một quan hệ mà cốt lõi của nó là sự thỏa thuận, định đoạt của các bên. Tuy nhiên, sự thay đổi của BLDS 2015 chưa thật sự triệt để khi mà còn khá nhiều vấn đề liên quan đến nguyên tắc luật do các bên lựa chọn như hình thức thỏa thuận chọn luật, quyền chọn luật điều chỉnh một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng…chưa được BLDS 2015 quy định. Như đã phân tích, đây là những vấn đề khá quan trọng trong quá trình áp dụng nguyên tắc luật do các bên lựa chọn. Do đó, đòi hỏi trong tương lai BLDS 2015 cần phải bổ sung thêm những quy định về vấn đề này.

Về phạm vi áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Phạm vi áp dụng

pháp luật điều chỉnh hợp đồng theo quy định của BLDS 2015 đã được mở rộng hơn

57

rất nhiều so với BLDS 2005, theo đó luật do các bên lựa chọn sẽ áp dụng điều chỉnh nội dung hợp đồng thay vì chỉ giới hạn là quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng như BLDS 2005. Nội dung hợp đồng theo quy định của BLDS 2015 cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm từ điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng như hậu quả của việc vi phạm điều kiện có hiệu lực đến việc thực hiện, chấm dứt hay giải thích hợp đồng. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới, qua đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các bên trong hợp đồng

Về nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mà các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn. So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã ghi nhận một cách trực tiếp quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài68 thay vì quy định một cách mơ hồ, không thống nhất như BLDS 2005. Đây là một sự thay đổi được đánh giá là hợp lý, bởi lẽ như đã phân tích việc cho phép các bên lựa chọn tập quán quốc tế là sự bổ sung kịp thời những lỗ hổng của pháp luật quốc gia khi mà luật quốc gia thường xuyên ít phù hợp với các quan hệ quốc tế. Hơn nữa, nếu cho phép các bên lựa chọn tập quán quốc tế sẽ thuận lợi cho họ có thể chọn một luật trung gian để điều chỉnh hợp đồng; và sẽ tạo được sự bình đẳng cho các bên vì thông thường, thỏa thuận chọn luật hay luật điều chỉnh trong trường hợp không có thỏa thuận chọn luật áp dụng là luật quốc gia của một trong các bên hợp đồng, và như vậy, một bên sẽ có lợi thế “sân nhà” hơn69. Bên cạnh đó, nó còn phù hợp với thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên về việc có cho phép các bên lựa chọn Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên để điều chỉnh hợp đồng hay không thì BLDS 2015 lại tiếp tục bỏ ngỏ vấn đề này. Theo quy định tại Điều 664 BLDS 2015 thì chỉ có các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được xác định để áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

68 Xem Điều 666, Điều 667 BLDS 2015.

58

Về việc xác định luật áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật. Nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng đã được ghi nhận trong BLDS 2015 theo đó, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng70. Tương tự như Quy tắc Rome I, BLDS 2015 cũng đưa ra một số loại hợp đồng thông dụng cùng với đó là luật được áp dụng tương ứng với hợp đồng trên cơ sở đánh giá mối quan hệ mật thiết với hợp đồng của hệ thống pháp luật đó. Những hệ thống pháp luật mà BLDS 2015 quy định cho từng loại hợp đồng là khá tương đồng với quy định của Quy tắc Rome I71. Theo quan điểm của tác giả, năm loại hợp đồng mà BLDS 2015 liệt kê tại khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 là rất hợp lý. Đây là năm loại hợp đồng thông dụng nhất ở Việt Nam hiện nay nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sự hợp lý này sẽ tạo ra được sự thống nhất trong việc thực thi quy định này trên thực tế, bên cạnh đó nó còn giúp cho công tác xác định luật áp dụng cho hợp đồng của cơ quan xét xử trở nên dễ dàng hơn, góp phần làm cho việc áp nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng đạt được hiệu quả cao, hướng đến mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng một cách tốt nhất.

Về việc hạn chế áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Tiếp thu quy

định của Quy tắc Rome I, Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó72. Như đã phân tích, khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 quy định về năm loại hợp đồng thông dụng và cách thức xác định luật áp dụng tương ứng với năm loại hợp đồng đó trên cơ sở đánh giá mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Quy định tại khoản 3 Điều 683 BLDS 2015 mang tính khắc phục hạn chế của quy định tại khoản 2 khi mà sự áp đặt những hệ thống pháp luật cho từng loại hợp đồng được liệt kê ở khoản 2 là hoàn toàn dựa trên sự đánh giá chủ quan của nhà làm luật trong việc xác

70

Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015

71 Khoản 2 Điều 683 BLDS 2015

59

định luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Do đó, nếu các bên trong hợp đồng chứng minh được có một hệ thống pháp luật khác gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật đó sẽ được áp dụng. Đây là một quy định rất hay, nó không mang tính áp đặt hoàn toàn mà vẫn tôn trọng ý kiến của các bên trong hợp đồng nếu họ chứng minh thuyết phục. Tuy nhiên, để có thể áp dụng quy định này một cách hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi nhà làm luật cần phải lập ra một danh sách những tiêu chí làm cơ sở để đánh giá mối quan hệ mật thiết với hợp đồng của các hệ thống pháp luật. Thông qua quy định này, còn một vấn đề mà theo quan điểm tác giả, BLDS 2015 quy định hợp lý hơn so với Quy tắc Rome I. Đó là việc hạn chế quy định tại khoản 3 Điều 683 BLDS 2015 chỉ áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật trong khi đó hạn chế này theo quy định của Quy tắc Rome I thì nó áp dụng cả trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật. Như vậy, có thể khẳng định BLDS 2015 cho phép các bên được quyền lựa chọn một hệ thống pháp luật không có mối liên hệ thực chất với hợp đồng. Đây là một quy định hết sức hợp lý, một mặt nó thể hiện sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Mặt khác, trên thực tế, đôi khi chính vì không có mối quan hệ gì với hợp đồng mà luật đó được lựa chọn như là một luật trung gian, qua đó tạo ra sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Singapore, các bên có ghi: “Trường hợp Trọng tài thương mại quốc tế Paris không có thẩm quyền thì hợp đồng được điều chỉnh theo luật Anh và tòa án Anh”73. Tuy nhiên, quy định tại khoản 3 Điều 683 BLDS 2015 lại tồn tại một bất cập khá lớn. Đó là việc quy định này chỉ áp dụng đối với năm loại hợp đồng tại khoản 2 Điều 683 BLDS 2015, trong khi đó trên thực tế còn rất nhiều loại hợp đồng khác mà pháp luật Việt Nam chưa quy định như hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng nhượng quyền… Do đó, trong tương lai đòi hỏi BLDS 2015 cần phải sửa đổi theo hướng trong trường hợp tất cả các yếu tố liên quan đến hợp đồng gắn với một quốc gia thì pháp luật quốc gia đó sẽ được áp dụng. Ngoài ra, BLDS 2015 cũng đã bổ sung những hạn chế áp dụng pháp

60

luật điều chỉnh đối với một số hợp đồng đặc thù, cụ thể là hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng, theo đó trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng74. Theo quan điểm của tác giả, so với quy định của Quy tắc Rome I thì quy định này của BLDS 2015 là hợp lý hơn. Bởi lẽ, vì mục đích bảo vệ quyền lợi của một bên yếu thế hơn trong hợp đồng mà loại trừ khả năng chọn luật của các bên để bắt buộc phải áp dụng một hệ thống pháp luật mà gần như lợi thế hoàn toàn nghiêng về một bên như Quy tắc Rome I là không thật sự công bằng và khách quan trong mối tương quan về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Không phải bất cứ lúc nào sự thỏa thuận chọn luật của các bên cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của bên yếu thế hơn trong hợp đồng, có chắc chắn rằng luật của nước nơi người lao động, người tiêu dùng thường trú sẽ bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn so với luật do các bên lựa chọn hay không. Do đó, pháp luật chỉ nên can thiệp khi sự thỏa thuận chọn luật của các bên rõ ràng là ảnh hưởng đến quyền lợi của bên yếu thế hơn so với pháp luật của nước nơi mà họ thường trú. BLDS 2015 đã khắc phục khá triệt để những vấn đề liên quan đến hạn chế thỏa thuận chọn luật, ngoài hai vấn đề vừa phân tích, BLDS 2015 cũng đã sửa đổi cách quy định đối với những hạn chế liên quan đến hợp đồng có đối tượng là bất động sản, cụ thể trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản75. Quy định này không còn mang tính áp đặt như quy định của BLDS 2005, mà nó mang tính khái quát hơn rất nhiều đúng với tính chất của một quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy quyền thỏa thuận chọn luật của các bên theo quy định của BLDS 2015 có phần cởi mở và khái quát hơn rất nhiều so với BLDS 2005.

74

Khoản 5 Điều 683 BLDS 2015.

61

3.3. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng.

a) Ban hành Nghị định hướng dẫn BLDS 2015 về một số vấn đề liên

quan đến nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh hợp đồng.

Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ so với BLDS 2005, tuy nhiên BLDS 2015 vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập, nhiều quy định của BLDS 2015 chưa thật sự rõ ràng. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng những quy định trên thực tế, do đó ngay khi BLDS 2015 có hiệu lực đòi hỏi Chính phủ phải ban hành Nghị định hướng dẫn BLDS 2015 về một số vấn đề sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, hướng dẫn việc áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 683 BLDS 2015.

Dưới góc độ quy định của pháp luật, khoản 3 Điều 683 BLDS 2015 quy định: Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó. Đây là một quy định chưa thật sự rõ ràng và còn nhiều thiếu sót ở chỗ: (i) nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết hợp đồng là nguyên tắc lần đầu được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên BLDS 2015 lại chưa đưa ra được những tiêu chí xác định luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng cũng như nghĩa vụ chứng minh luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng trong trường hợp này là thuộc về cơ quan xét xử hay các bên trong hợp đồng. (ii) khoản 2 Điều 683 BLDS 2015 chỉ liệt kê năm loại hợp đồng thông dụng ở Việt Nam là hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng trong khi đó trên thực tế nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện này bên cạnh năm loại hợp đồng này sẽ còn rất nhiều loại hợp đồng khác như hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng nhượng quyền thương mại… Đối với những loại hợp đồng này thì BLDS 2015 lại chưa ra đưa ra

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 59)