Hiệu lực của Quy tắc Rome I

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu đề tài

2.1.2. Hiệu lực của Quy tắc Rome I

Tương tự như các Quy tắc luật hay các Bộ luật khác, khi phân tích hiệu lực của Quy tắc Rome I cũng xuất phát từ ba phương diện sau:

Về mặt thời gian, theo quy định tại Điều 29 của Quy tắc Rome I thì

Quy tắc này sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày nó được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu. Như vậy, căn cứ theo quy định này thì về mặt thời gian, Quy tắc Rome I chính thức có hiệu lực vào ngày 24 tháng 7 năm 2008 và nó sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng ký kết sau ngày 17 tháng 12 năm 2009 ngoại trừ quy định tại Điều 26 của Quy tắc sẽ được áp dụng vào ngày 17 tháng 6 năm 2009. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là Công ước Rome 1980 có hiệu lực đối với Romania, Bulgaria và các nước thành viên khác vào ngày 15 tháng 1 năm

30

2008. Như vậy, các hợp đồng được ký kết trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 1 năm 2008 đến ngày 16 tháng 12 năm 2009 vẫn thuộc phạm vi áp dụng của Công ước Rome 198029. Tính đến ngày 17 tháng 12 năm 2010 thì Quy tắc Rome I được áp dụng trực tiếp đối với tất cả các thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch.

Về mặt không gian, Quy tắc Rome I có hiệu lực ràng buộc toàn bộ và

trực tiếp đối với tất cả các thành viên trong Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch. Đoạn 46 lời mở đầu của Quy tắc Rome I đã thể hiện việc Đan Mạch từ chối áp dụng các quy định của Quy tắc Rome I. Cụ thể, theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị định thư về vị trí của Đan Mạch, phụ lục của Hiệp ước châu Âu và Hiệp định thành lập Liên minh châu Âu, Đan Mạch sẽ không tham gia vào Quy tắc Rome I và không chịu sự điều chỉnh của việc áp dụng Quy tắc này. Như vậy, 26 quốc gia còn lại là thành viên của Quy tắc Rome I bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Cypurs, Cộng hoà Séc, Estonia, Phần Lan, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Hy Lạp, Hungarry, Ireland, Italia, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Vương quốc Anh. Một vấn đề cần lưu ý là đối với các quốc gia có nhiều đơn vị lãnh thổ riêng biệt thì khi áp dụng Quy tắc Rome I, mỗi đơn vị lãnh thổ riêng biệt đó được xem như một quốc gia khi xác định luật áp dụng theo Quy tắc này30.

Mối quan hệ với các Công ước khác, trước hết là mối quan hệ đối với

Công ước Rome 1980. Theo quy định tại Điều 24 của Quy tắc Rome I thì Quy tắc này sẽ thay thế Công ước Rome 1980. Tức khi Quy tắc Rome I có hiệu lực thì cũng đồng nghĩa với việc Công ước Rome 1980 sẽ hết hiệu lực, các vấn đề liên quan đến xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng từ thời điểm đó sẽ do Quy tắc Rome I điều chỉnh. Ngoại trừ, các trường hợp liên quan đến lãnh thổ của các quốc gia thành viên thuộc phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Rome 1980 thì Quy tắc Rome I sẽ không áp dụng điều chỉnh. Thêm vào đó, bất kỳ tài liệu tham khảo về Công ước

29 Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho (2010), Pratical Handbook on European Private International Law, Project financed by the EU under the civil justice progamme, Page 06.

30

31

Rome 1980 cũng sẽ chỉ được hiểu là tài liệu tham khảo đối với Quy tắc Rome I sau khi Quy tắc này có hiệu lực.

Trong mối quan hệ với các Công ước quốc tế khác, Quy tắc Rome I cũng quy định hết sức rõ ràng tại Điều 25 của Quy tắc theo đó, việc áp dụng Quy tắc này sẽ không làm phương hại đến việc áp dụng các Công ước quốc tế khác mà các quốc gia của Quy tắc này là thành viên khi Quy tắc này được phê chuẩn liên quan đến vấn đề xung đột pháp luật về nghĩa vụ hợp đồng. Điều này có nghĩa là các Công ước quốc tế khác sẽ được áp dụng trong trường hợp có quy định khác với quy định của Quy tắc này. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I sẽ được ưu tiên áp dụng so với các Công ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên trong trường hợp các Công ước đó liên quan đến vấn đề được điều chỉnh bởi Quy tắc này. Ngoại lệ của quy định này là trong một số ít trường hợp, các Công ước quốc tế khác sẽ được ưu tiên áp dụng so với Quy tắc Rome I mặc dù Công ước đó quy định về các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy tắc Rome I. Cụ thể đó là Công ước Hague năm 1955 về Luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế có sự tham gia của các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Phần Lan, Pháp, Ý và Thụy Điển; hay Công ước Hague năm 1978 về Luật áp dụng cho hoạt động đại lý có sự tham gia của các quốc gia như Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Như vậy, đối với các quốc gia này thì khi xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ ưu tiên áp dụng các quy định của hai Công ước Hague kể trên thay vì áp dụng Quy tắc Rome I.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)