Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 35 - 49)

7. Kết cấu đề tài

2.2. Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, căn cứ theo các quy định của Quy tắc Rome 1 có thể nhận thấy Quy tắc Rome 1 đã có sự phân định rõ ràng việc xác định luật áp dụng cho nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trong hai trường hợp cụ thể sau:

Trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật

Kế thừa Công ước Rome năm 1980, Quy tắc Rome I nhấn mạnh một cách rõ ràng về quyền tự do chọn luật áp dụng trong hợp đồng với tính chất là

32

nguyên tắc thống nhất được đảm bảo áp dụng trên toàn Cộng đồng. Sự tự do của các bên trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng phải là một trong những nền tảng hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột trong các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng. Quy tắc Rome I cũng không ngăn cản việc các bên tham khảo và đưa vào hợp đồng điều khoản lựa chọn cơ quan tài phán hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các quy định của pháp luật quốc tế31.

Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng được Quy tắc Rome I khẳng định một cách trực tiếp tại Điều 3 của Quy tắc, theo đó khoản 1 Điều 3 quy định như sau: “Hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của luật do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn này được thể hiện một cách rõ ràng hoặc có thể được chứng minh thông qua các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Các bên có thể lựa chọn pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng”. Đây được xem là một quy định mang tính thống nhất hóa rất cao khi mà trong các văn bản pháp luật về tư pháp quốc tế liên quan đến lĩnh vực hợp đồng ở các quốc gia là thành viên của Quy tắc Rome I như Liên bang Nga hay Thụy Sỹ cũng có những quy định tương tự32. Với quy định tại Điều 3 thì Quy tắc Rome I đã giải quyết được ba vấn đề lớn của nguyên tắc chọn luật. Cụ thể như sau:

Về hình thức chọn luật, quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I cho thấy

so với Công ước Rome 1980 thì hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên theo Quy tắc Rome I vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo hơn. Quy định của Quy tắc Rome I chặt chẽ hơn so với Công ước Rome 1980 ở chỗ nếu như Công ước Rome 1980 chỉ yêu cầu hình thức thỏa thuận chọn luật của các bên phải được thể hiện một cách hợp lý và chắc chắn thì theo quy định tại Điều 3 Quy tắc Rome I thì sự thỏa thuận này phải được thể hiện một cách rõ ràng. Sự rõ ràng này được hiểu là sự thỏa thuận của các bên phải được ghi nhận một cách cụ thể trong một điều khoản của hợp đồng. Điều này sẽ hạn chế được việc tòa án giải thích ý chí của các bên một cách mềm dẻo trong việc chọn luật áp dụng33. Tuy nhiên, Quy tắc Rome I lại quy định một cách

31 Xem thêm Đoạn 11, 12, 13 Lời mở đầu Quy tắc Rome I.

32

Xem thêm Điều 116 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ, Điều 1210 Bộ luật dân sự Liên bang Nga.

33

33

mềm dẻo hơn so với Công ước Rome 1980 trong vấn đề hình thức thỏa thuận chọn luật ở chỗ, Quy tắc Rome I thừa nhận hình thức thỏa thuận chọn luật “ngầm” của các bên. Theo đó, nguyên tắc để xác định có sự thỏa thuận ngầm của các bên trong việc chọn luật áp dụng là căn cứ vào điều khoản lựa chọn Tòa án có thẩm quyền, tham chiếu đến các công cụ pháp lý của một quốc gia cụ thể, sử dụng các hình thức ký hợp đồng tiêu biểu của hệ thống pháp luật quốc gia nhất định hay sử dụng từ ngữ điển hình của một hệ thống pháp luật quốc gia nhất định…34

.

Về luật do các bên lựa chọn, vấn đề này sẽ được phân tích trên hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến vấn đề nguồn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mà có các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn. Tương tự như Công ước Rome 1980, Quy tắc Rome I chỉ cho phép các bên lựa chọn pháp luật quốc gia mà loại trừ việc các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng. Thật ra, trong Dự thảo của Quy tắc Rome I đã có một đề xuất trong phạm vi Điều 3, cho phép các bên lựa chọn một phần của tập quán bao gồm Bộ nguyên tắc Unidroit, PECL và công cụ của Liên minh châu Âu trong tương lai làm luật điều chỉnh hợp đồng và loại trừ việc sử dụng tập quán nói chung không được thừa nhận đầy đủ bởi cộng đồng quốc tế. Nhưng những tập quán như Bộ nguyên tắc Unidroit hay PECL lại có những lỗ hổng là không giải quyết hết các vấn đề của hợp đồng bao quát trong Công ước Rome hay Dự thảo Quy tắc Rome I35. Do đó, đề nghị này không được cơ quan lập pháp châu Âu thông qua. Việc bỏ qua hệ thống pháp luật quốc tế này khiến Quy tắc Rome I bị chỉ trích là xa rời thực tiễn thương mại quốc tế, đi ngược với nguyên tắc tự do ý chí và không nhất quán với pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia. Trên thực tế, việc mở rộng phạm vi quyền tự do ý chí của các bên cũng như của trọng tài cho phép lựa chọn hệ thống pháp luật mang tính trung lập sẽ tạo ra sự tiến bộ hơn nữa cho Quy tắc Rome I36. Mặc dù không cho phép các bên lựa chọn Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để áp dụng điều chỉnh hợp đồng nhưng Quy tắc Rome I không loại trừ khả năng các bên vận

34 Ivan Kunda, Carlos Manuel Goncalves de Melo Marinho, tlđd số29, Page 6.

35 Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 56.

36

34

dụng những tập quán và những Điều ước quốc tế vào những điều khoản của hợp đồng37. Một vấn đề khác cũng khá quan trọng liên quan đến việc chọn luật của các bên, theo quy định tại Điều 2 Quy tắc Rome I thì các bên có quyền thỏa thuận chọn luật của một quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu để áp dụng điều chỉnh hợp đồng, cụ thể như sau: “Bất cứ luật được chỉ định bởi Quy tắc này sẽ

được áp dụng cho dù đó có phải là luật của nước thành viên hay không”. Đây là

một quy định mang tính kế thừa Công ước Rome 198038, tuy nhiên cách quy định của Quy tắc Rome I lại mang tính bao trùm hơn so với Công ước Rome 1980. Khía cạnh thứ hai liên quan đến vấn đề quyền chọn luật điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng của các bên. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy tắc Rome I có thể nhận thấy, Quy tắc Rome I cho phép các bên được lựa chọn pháp luật để điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Quy định này đồng nghĩa với việc Quy tắc Rome I phải chấp nhận trường hợp các bên sẽ chọn nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là mỗi phần của hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật hoặc toàn bộ hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật để phòng ngừa tình huống có những nội dung mà hệ thống pháp luật đó không điều chỉnh. Bởi ngay cả những hệ thống pháp luật lớn trên thế giới cũng có những khe hở hoặc những quy định không rõ ràng. Việc cho phép các bên được lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật để áp dụng điều chỉnh hợp đồng nhằm bảo vệ một cách tốt quyền và lợi ích của các bên. Vấn đề này nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các chuyên gia về Tư pháp quốc tế trên thế giới39.

Về thời điểm chọn luật, kế thừa quy định của Công ước Rome 1980,

Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên được tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng vào bất cứ thời điểm nào, cụ thể khoản 2 Điều 3 quy định “Bất cứ thời điểm nào, các bên cũng có thể lựa chọn luật khác với luật điều chỉnh hợp đồng trước đây. Bất kì sự thay đổi luật điều chỉnh hợp đồng sau khi kí kết không được làm phương hại đến hình thức của nó quy định tại Điều 11 hoặc làm ảnh hưởng đến

37 Xem Điều 13 Quy tắc Rome I.

38

Xem Điều 2 Công ước Rome 1980

39

35

quyền lợi của bên thứ ba”. Mặc dù cho phép các bên được tự do lựa chọn luật vào

bất cứ thời điểm nào có thể là trước, trong hoặc sau khi giao kết hợp đồng, tuy nhiên đối với trường hợp các bên thay đổi lựa chọn của mình sau khi hợp đồng đã được giao kết thì Quy tắc Rome I đòi hỏi sự thay đổi đó phải không làm phương hại đến hình thức hợp đồng quy định tại Điều 11 của Quy tắc hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba. Đây là một quy định rất hay của Quy tắc Rome I, góp phần bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích của các bên. Ví dụ, hai bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, vì một lý do nào đó chẳng hạn bên mua phát hiện có một nhà cung cấp hàng hóa khác với giá rẻ hơn bên bán cho nên bên mua không muốn thực hiện hợp đồng đã giao kết, vì vậy họ tìm cách thỏa thuận với bên bán để thay đổi luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng và bên bán không biết được rằng theo quy định của luật do các bên thay đổi thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức. Sự vô hiệu về hình thức hợp đồng có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu, qua đó bên mua sẽ đạt được mục đích không tốt của mình, thay vào đó có thể bên bán sẽ bị thiệt hại vì sự vô hiệu này.

Mặc dù thừa nhận nguyên tắc tự do áp dụng chọn luật, tuy nhiên Quy tắc Rome I cũng đặt ra những giới hạn nhất định trong việc chọn luật của các bên. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, luật do các bên lựa chọn phải có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Giới hạn này không được Quy tắc Rome I quy định một cách trực tiếp mà được quy định gián tiếp thông qua khoản 3 Điều 3 của Quy tắc. Theo đó, nếu tại thời điểm chọn luật, tất cả các yếu tố liên quan đến vụ việc nằm tại một quốc gia khác với quốc gia mà các bên chọn luật thì luật của quốc gia đó sẽ được áp dụng mặc dù các bên có thỏa thuận. Như vậy, nếu có căn cứ chứng minh được rằng luật của một quốc gia khác với luật mà các bên lựa chọn có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng thì luật của quốc gia đó sẽ được áp dụng bất kể việc các bên có thỏa thuận chọn luật. Quy định này một mặt góp phần hạn chế được tình trạng các bên cố tình lựa chọn một hệ thống pháp luật không liên quan gì đến hợp đồng để có thể lẩn tránh pháp luật, mặt khác nó cũng góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên một cách

36

khách quan, công bằng và hợp lý với tính mật thiết của hệ thống pháp luật đó với hợp đồng.

Thứ hai, trong trường hợp tại thời điểm chọn luật, tất cả các yếu tố liên quan đến vụ việc nằm ở một hoặc nhiều quốc gia thành viên thì bất kể các bên có chọn luật, luật tòa án sẽ được áp dụng40. Như vậy, trong trường hợp này, Quy tắc Rome I cũng loại trừ việc áp dụng luật do các bên lựa chọn. Với việc một hợp đồng có những đặc điểm pháp lý như nơi giao kết, nơi thực hiện, đối tượng của hợp đồng nằm ở các quốc gia khác nhau thì sẽ rất khó khăn để xác định được rằng luật của quốc gia nào có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng này nhưng nếu áp dụng luật do các bên lựa chọn thì lại không thỏa mãn được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quy tắc, do đó đối với những trường hợp này thì Quy tắc Rome I quy định luật tòa án sẽ được áp dụng. Điều này có nghĩa là luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của quốc gia nơi có tòa án xét xử khi các bên xảy ra tranh chấp. Thông thường, tòa án có thẩm quyền xét xử sẽ là toà án nơi cư trú của một trong các bên, do đó luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng cũng sẽ có mối quan hệ nhất định đối với hợp đồng.

Tóm lại, từ những phân tích trên có thể thấy rằng, nguyên tắc tự chọn luật đã được Quy tắc Rome I quy định hết sức cụ thể và chi tiết. Theo đó, mặc dù ngay từ lời mở đầu, Quy tắc Rome I đã khẳng định nguyên tắc tự do chọn luật sẽ là nền tảng trong pháp luật về hợp đồng của Liên minh châu Âu, tuy nhiên sự tự do này không phải là tuyệt đối mà nó luôn có những hạn chế nhất định.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật

Mặc dù Quy tắc Rome I cho phép các bên được tự do chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng, tuy nhiên không phải trong mọi hợp đồng các bên đều có thỏa thuận chọn luật hoặc nếu có thỏa thuận chọn luật nhưng sự thỏa thuận này là không rõ ràng dẫn đến tranh chấp về luật được áp dụng điều chỉnh hợp đồng hoặc không thể giải quyết được vấn đề pháp lý phát sinh hoặc sự thỏa thuận đó không được công nhận hiệu lực. Trong trường hợp này có thể coi là các bên không có thỏa thuận chọn luật. Để giải quyết vấn đề này, Điều 4 Quy tắc Rome I không đặt ra

40

37

những nguyên tắc chung nhất để xác định luật áp dụng mà chia thành ba trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, Quy tắc Rome I đưa ra nguyên tắc xác định hệ thống pháp luật được coi là gắn bó nhất với hợp đồng phụ thuộc vào từng loại hợp đồng. Theo đó, Quy tắc Rome I liệt kê ra tám loại hợp đồng cùng với đó là luật được áp dụng tương ứng với tám loại hợp đồng này. Cụ thể như sau: (i) đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì luật được áp dụng là luật của nước nơi người bán thường trú. (ii) đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ thì luật được áp dụng là luật của nước nơi người cung ứng dịch vụ thường trú. (iii) đối với hợp đồng liên quan đến quyền đối với bất động sản hoặc thuê nhà gắn với bất động sản thì luật được áp dụng là luật của nước nơi có tài sản. (iv) đối với hợp đồng thuê nhà gắn với bất động sản được ký kết vì mục đích sử dụng tạm thời của cá nhân trong một thời gian không quá sáu tháng liên tục thì luật được áp dụng là luật của nước nơi chủ nhà thường trú với điều kiện là người thuê nhà là cá nhân và nơi thường trú của người đó là trong cùng một quốc gia. (v) đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại thì luật được áp dụng là luật của nước nơi bên nhận quyền thường trú. (vi) đối với hợp đồng phân phối thì luật được áp dụng là luật của nước nơi mà nhà phân phối thường trú. (vii) đối với hợp đồng mua bán hàng hóa đấu giá thì luật được áp dụng luật của nước nơi tiến hành bán đấu giá nếu nơi đó có thể xác định được. (viii) đối với hợp đồng được kí kết theo hình thức đa phương (như thị trường tài chính hoặc thị trường chứng khoán), mà việc tạo điều kiện cho việc tham gia của nhiều bên thứ ba khác…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)