Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu đề tài

1.2.5.Một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp

hợp đồng.

Nguyên tắc luật của người ký kết hợp đồng lựa chọn. Nguyên tắc này

lần đầu được Rochus Curtius đưa ra vào đầu thế kỉ XV, nguyên tắc này trước hết xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận – một trong những nguyên tắc căn bản của pháp luật dân sự. Đây là một nguyên tắc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật. Ngày nay trong thực tiễn pháp luật của các nước đều ghi nhận nguyên tắc luật của người ký kết hợp đồng lựa chọn trong pháp luật nước mình. Nhưng với điều kiện luật được chọn phải ghi rõ trong hợp đồng và việc chọn luật phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định20. Trong trường hợp các bên lựa chọn một hệ thống pháp luật mà việc áp dụng nó dẫn đến vô hiệu hợp đồng một cách tuyệt đối (hoàn toàn trái với ý muốn của các bên) thì sự lựa chọn ấy sẽ không

20

Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 148.

24

được chấp nhận21

. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, cụ thể khoản 3 - Điều 759 BLDS 2005 quy định “Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Nguyên tắc

này bắt nguồn từ pháp luật Anh, đây là một nguyên tắc khá đặc thù và trừu tượng trong Tư pháp quốc tế, việc giải thích và áp dụng nguyên tắc này ở các nước cũng khá phức tạp. Trong trường hợp các bên một cách trực tiếp hay gián tiếp không lựa chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng thì Tòa án sẽ đưa ra cái gọi là ý chí giả định của các bên: trong những tình huống, hoàn cảnh tương tự, những người có lý trí sẽ lựa chọn luật của quốc gia nào để áp dụng điều chỉnh với hợp đồng này. Xuất phát từ tiêu chí công bằng, hợp lý các Thẩm phán Anh khi nghiên cứu các tình tiết của vụ việc đã xác định luật đặc trưng cho hợp đồng này tức là luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Khi xác định các thẩm phán sẽ không bị ràng buộc bởi các trói buộc xung đột cứng nhắc22. Dưới góc độ luật pháp quốc tế, nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng xuất hiện lần đầu trong Công ước Rome 198023. Theo quan điểm của tác giả, nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết là nguyên tắc hay nhất trong tất cả các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng khi mà nó khắc phục gần như hoàn toàn hạn chế của các nguyên tắc khác xuất phát từ việc nguyên tắc này không bị ràng buộc vào một yếu tố cụ thể mà lại phụ thuộc vào sự đánh giá của chủ thể áp dụng dựa trên những tiêu chí nhất định. Đồng thời, việc áp dụng nguyên tắc này sẽ bảo vệ được quyền lợi của các bên trong hợp đồng một cách công bằng và khách quan nhất trên cơ sở luật được áp dụng có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng nguyên tắc này một cách có hiệu quả đòi hỏi các nhà làm luật phải đưa ra được những tiêu

21Điều chỉnh pháp luật các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Thông tin Khoa học pháp lý – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, tr. 237

22 Nguyễn Văn Luyện, Lê Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 38, 39

23

25

chí cụ thể giúp đánh giá mối quan hệ mật thiết với hợp đồng. Tham khảo thực tiễn áp dụng Công ước Rome 1980, có thể nhận thấy tiêu chí đánh giá luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng là căn cứ vào nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng. Theo đó, luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng là luật nơi thường trú của bên thực hiện nghĩa vụ đặc trưng đó. Nguyên tắc này cũng lần đầu được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong BLDS 2015. Cụ thể khoản 1 – Điều 683 BLDS 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.

Nguyên tắc luật nơi thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện nghĩa vụ là mục đích chính, là yếu tố quan trọng nhất của quan hệ hợp đồng giữa các bên. Do đó về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì “nơi thực hiện nghĩa vụ” là tiêu chuẩn để chọn luật áp dụng cho hợp đồng, bởi vì nơi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng luôn là một nơi có thực, gắn liền với một hành vi, sự kiện. Do vậy, áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng là mang tính thực tế, được pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định24. Đồng tình với quan điểm này, năm 1938 ông Savigny đã chủ trương áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng vì theo ông đây chính là nơi tất cả các bên hướng tới, là nơi quy tụ một cách tự nhiên những quyền lợi của họ xuất phát từ hợp đồng, đồng thời cũng là nơi họ biết đến, kể cả trong trường hợp phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng25. Từ những phân tích trên cho thấy, luật nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là luật có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng, qua đó bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên một cách khách quan nhất. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng nguyên tắc này trên thực tiễn đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là việc trong một hợp đồng không chỉ có một nghĩa vụ mà có rất nhiều nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Chẳng hạn như trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì sẽ có nghĩa vụ của người bán, nghĩa vụ của người

24 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung), NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr. 140.

25

Chuyên đề một số vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự Việt Nam, Thông tin Khoa học pháp lý – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp , tr. 237

26

mua; nghĩa vụ của mỗi người lại bao gồm nhiều nghĩa vụ khác như nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu của người mua...26. Mỗi nghĩa vụ lại có thể được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Để khắc phục hạn chế cố hữu này đòi hỏi cần phải xác định một nghĩa vụ duy nhất được chọn để áp dụng pháp luật, theo đó trong thực tiễn ở hầu hết các nước đều lựa chọn nghĩa vụ chính của hợp đồng để áp dụng pháp luật và nơi thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng là nơi cư trú thường xuyên của người phải thực hiện nghĩa vụ chính đó.

Trên đây là một số nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết xung đột trong lĩnh vực hợp đồng, bên cạnh những nguyên tắc này trong pháp luật các nước còn có những nguyên tắc khác, tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ theo quy định của pháp luật quốc gia mà áp dụng các nguyên tắc cho phù hợp.

26

27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã đề cập và giải quyết được những vấn đề mang tính lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Cụ thể chương I đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:

Thứ nhất, đưa ra được khái niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thông qua việc phân tích khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc độ so sánh giữa quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng như các Điều ước quốc tế. Điểm nổi bật ở nội dung này, chính là việc tác giả đã có những phân tích, đánh giá điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về cách thức xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai, phân tích những vấn đề mang tính lý luận chung về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng ở các nội dung sau: Khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, nguyên nhân phát sinh, phương pháp giải quyết và nguồn luật điều chỉnh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích một số xung đột pháp luật thường xảy trong lĩnh vực hợp đồng như tư cách pháp lý, hình thức hợp đồng và nội dung hợp đồng cùng với đó là một số nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng như nguyên tắc luật do các bên lựa chọn, nguyên tắc luật nơi thực hiện nghĩa vụ và đặc biệt là nguyên tắc luật có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng – một nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ đối với pháp luật Việt Nam và lần đầu được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015.

Với những phân tích, đánh giá mang tính khoa học và logic, chương 1 đã phản ánh được bức tranh tổng quan về vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về vấn đề này trong những chương tiếp theo của đề tài.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU.

2.1. Khái quát về Quy tắc số 593/2008 của Hội đồng châu Âu ngày 17 tháng 6 năm 2008 về luật áp dụng cho nghĩa vụ theo hợp đồng (sau đây gọi tắt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu (Trang 27 - 32)